Mổ tim bẩm sinh bao nhiêu tiền? Khi nào thì cần phải mổ? • Hello Bacsi

Bài này Nhà Xinh Plaza sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Mổ tim bao nhiêu tiền hot nhất hiện nay được quan tâm nhiều nhất, đừng quên chia sẻ kiến thức rất hay qua bài viết này nhé!

Phẫu thuật tim bẩm sinh được chỉ định khi nào?

Không phải bất kỳ ai mắc bệnh tim bẩm sinh cũng cần được thực hiện phẫu thuật. Việc mổ tim bẩm sinh sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh và độ tuổi của bệnh nhân. Thông thường, chưa cần chỉ định mổ tim mà chỉ theo dõi sự tiến triển ở một số ít trường hợp bệnh nhẹ và có khả năng tự cải thiện. Ngược lại, đối với bệnh nặng, không thể tự khỏi hoặc có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống của trẻ, thì cần được can thiệp sớm bằng phương pháp phẫu thuật.

Cụ thể, có thể chia các bệnh nhân mắc bệnh tim bẩm sinh thành 3 nhóm chủ yếu: chưa cần phẫu thuật, cần phẫu thuật, không thể phẫu thuật.

  • Chưa cần phẫu thuật: Nhóm này chỉ bao gồm 1 vài bệnh tim bẩm sinh ở giai đoạn sớm hoặc ở mức độ nhẹ như thông liên thất lỗ nhỏ, thông liên nhĩ lỗ nhỏ, hẹp hoặc hở nhẹ van tim chưa có biến chứng,… Tuy vậy, người bệnh vẫn nên đi tái khám định kỳ 6 tháng/lần để bác sĩ có thể theo dõi tiến triển của bệnh.
  • Cần phẫu thuật: Bao gồm chủ yếu các trường hợp bệnh tim bẩm sinh hoặc khi bệnh đã đến giai đoạn mức độ vừa và nặng, hoặc có chỉ định mổ tim bẩm sinh của bác sĩ ngay từ đầu. Một số bệnh cần được mổ tim bẩm sinh như: hẹp nặng van động mạch chủ, tăng áp lực động mạch phổi, hở van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ nặng, hội chứng thiểu sản tim trái, thân chung động mạch, hoán vị đại động mạch, APSI, APSO, bất thường tĩnh mạch phổi toàn phần tắc nghẽn,..
  • Nhóm không thể phẫu thuật: Là các trường hợp người mắc bệnh tim bẩm sinh, tuy nhiên lại được phát hiện ở giai đoạn quá muộn, tình hình diễn biến rất nặng và có những tổn thương quá phức tạp vượt quá khả năng chữa trị.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị, các bác sĩ vẫn sẽ xem xét thêm nhiều khía cạnh trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu chi tiết về các loại bệnh thường được chỉ định mổ tim bẩm sinh:

Còn ống động mạch (PDA)

Còn ống động mạch là một cấu trúc liên kết giữa động mạch chủ và động mạch phổi, nhằm hỗ trợ tuần hoàn cho bào thai. Ống động mạch sẽ đóng chức năng trong vòng 10-15 giờ sau khi trẻ chào đời và đóng về mặt giải phẫu khi trẻ được 2-3 tuần tuổi, chậm nhất là trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi. Khi có bất thường khiến ống động mạch không đóng lại được sau khoảng thời gian trên, sẽ gây ra dị tật còn ống động mạch.

Bệnh nhân PDA sẽ được chỉ định phẫu thuật tim để cắt ống động mạch trong trường hợp các phương pháp điều trị khác như dùng thuốc, đặt ống thông tim không mang lại hiệu quả hoặc không thể thực hiện.

Hẹp eo động mạch chủ

phẫu thuật tim bẩm sinh