Môi trường giáo dục là gì? Khái niệm và các yếu tố cấu thành?

Môi trường giáo dục là gì hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi, đừng quên chia sẻ bài viết này nhé

Môi trường giáo dục rất đa dạng, có thể phân chia một cách tương đối thành môi trường xã hội (gồm môi trường gia đình, môi trường nhà trường…) và môi trường tự nhiên. Đối với lứa tuổi nhỏ, môi trường gia đình và môi trường nhà trường có tác động trực tiếp trong quá trình hình thành nhân cách. Các môi trường này tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, do đó cần được tổ chức theo một cơ chế chặt chẽ, hợp lí nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp tác động đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ. Vậy môi trường giáo dục là gì?

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Môi trường giáo dục là gì?

Thuật ngữ ‘môi trường’ được sử dụng rộng rãi và có nhiều định nghĩa, ý nghĩa và cách giải thích. Thuật ngữ ‘môi trường’ có nghĩa là gì? Trong cách sử dụng phổ biến, đối với một số người, thuật ngữ ‘môi trường’ có nghĩa đơn giản là ‘thiên nhiên’: nói cách khác, cảnh quan thiên nhiên cùng với tất cả các tính năng, đặc điểm và quá trình phi con người của nó. Đối với những người này, môi trường thường liên quan mật thiết đến các khái niệm về vùng hoang dã và các cảnh quan nguyên sơ chưa bị ảnh hưởng – hoặc ít nhất, đã bị ảnh hưởng không thể nhận thấy – bởi các hoạt động của con người. Tuy nhiên, đối với những người khác, thuật ngữ ‘môi trường’ bao gồm các yếu tố con người ở một mức độ nào đó.

Ảnh hưởng của môi trường đến sự phát triển nhân cách con người được các nhà Giáo dục học quan tâm từ lâu. Nhà Tâm lí học Mỹ Kenloc (1923) đã nuôi trong cùng môi trường một con khỉ 10 tháng tuổi và cậu con trai 8 tháng tuổi của mình để so sánh ảnh hưởng của môi trường đến con khỉ và con người. Đã có nhiều ví dụ để chúng ta hiểu về vai trò của môi trường sống đối với con vật hoặc con người đều rất quan trọng, nhưng tác động của môi trường sống của con người không thể làm thay đổi bản chất dã thú của con vật Ngược lại, môi trường của loài vật có thể tác động mạnh vào bản chất người của con người.

Môi trường giáo dục còn là toàn bộ cơ sở vật chất, tinh thần mà trong đó con người được giáo dục đang sống, lao động và học tập được sử dụng nhằm tác động đến sự hình thành nhân cách của họ phù hợp với mục đích giáo dục đã định.

Xem thêm:: Thành phần và công dụng của Nutrilite Protein

Một trong những điều kiện và phương thức để cá nhân hoạt động và lĩnh hội các giá trị vật chất và tinh thần, các phương thức hoạt động sống trên cơ sở đó nhân cách được hình thành và phát triển đó chính là môi trường giáo dục. Môi trường giáo dục có mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào lập trường, tư duy, quan điểm

Môi trường giáo dục là phương tiện, điều kiện để cá nhân hoạt động, lĩnh hội các phương thức hoạt động sống, các giá trị vật chất và tinh thần trên cơ sở đó nhân cách được hình thành và phát triển, thái độ tiếp nhận tiếp thu của mỗi cá nhân là khác nhau.

Như đã nêu ra ở trên thì tất cả cả yếu tố về cơ sở vật chất, kỹ thuật, quan hệ xã hội và văn hóa của con người với hệ giá trị được xác lập trong cộng đồng thì được xác định là môi trường giáo dục. Môi trường này có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến đời sống học tập và rèn luyện của học sinh. Đối với một môi trường giáo dục thực sự hoàn chỉnh thì 3 lĩnh vực gia đình, nhà trường và xã hội là những vấn đề được nhà giáo dục khi xây dụng môi trừng giáo dục này đặc biệt cân nhắc và quan tâm đến.

Trên thực tế thì những cá nhân mà được nuoi dưỡng, được sống, được tiếp xúc trong môi trường giáo dục lành mạnh văn minh thì ít nhiều sẽ tác động và tạo nên những thói quen tốt cho chủ thể, còn đối với những chủ thể sống và tiếp xúc với môi trường không lành mạnh thì những hành vi cảm xúc của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những thói xấu đó.

Xem thêm: Giáo dục môi trường là gì? Mục đích và nội dung giáo dục môi trường?

Chính vì biết được mối quan hệ giữ môi trường sống, hành vi, thói quen và nhân cách nên việc phát huy mọi năng lực của học sinh trong quan hệ, dân chủ, công bằng, cởi mở và thân tình xây dựng môi trường giáo dục an toàn, tự chủ, thân thiện giúp tạo ra sự an tâm, tin tưởng là rất cần thiết. Một môi trường giáo dục tốt sẽ tạo ra một học sinh tốt còn một môi trường giáo dục bất công, thiếu dân chủ, không công bằng, bạo lực học đường phát triển, không an toàn sẽ tạo ra những học sinh có khuynh hướng bạo lực và có thể xấu hơn là sẽ phạm tội.

Môi trường gáo dục có tên trong tiếng Anh là: “Education environment”.

Xem thêm:: Note ngay 15 thời trang cho người mập lùn hay nhất bạn nên biết

Tham khảo thêm: Môi trường là gì?

2. Các yếu tố cấu thành môi trường giáo dục:

Một môi trường giáo dục được xem là lành mạnh văn minh dân chủ, công bằng, cởi mở và thân tình xây dựng môi trường giáo dục an toàn, tự chủ, thân thiện giúp tạo ra sự an tâm, tin tưởng thì cần phải đáp ứng các tiêu chí về: cơ sở vật chất, kỹ thuật khang trang, tiện ích và an toàn; đội ngũ sư phạm, cơ chế hoạt động; sự kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội . Từng yếu tố cấu thành môi trường vừa đucợ nêu sẽ có nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất, một môi trường giáo dục đủ tiêu chuẩn thì sẽ bảo đảm học sinh có cơ sở vật chất, kỹ thuật khang trang, tiện ích và an toàn. Đối với cơ sở vật chất của một môi trường giáo dục thẩm mỹ, vệ sinh và khoa học, đucợ sắp xếp ngăn nắp, trật tự sẽ là một trong những cơ sở để học sịnh dựa vào những quy định ngăn nắp gọn gàng đó để học theo và từ đó ứng dụng vào trong cuộc sống của mỗi cá nhân. Sự ngăn nắp, trật tự vệ sinh và khoa học lâu dần sẽ trở thành một thói quen từ đó cá nhân đó sẽ có ý thức về việc gọn gàng và ngăn nắp của mình trong bất kỳ một môi trường và một hoàn cảnh nào.

Thứ hai, nói đến môi trường giáo dục thì chắc hẳn không thể nào thiếu được những chủ thể là giáo viên người thực hiện việc tryền các kiến thức và kỹ năng trong quá trình học và làm cũng như trong những cuộc sống hàng ngày. Đạo đức của một học sinh có tốt hay không cũng một phần là do sự dậy dỗ và giáo dục của nhà giáo ở môi trường giáo dục. Do đó mà những giao viên cần phải có trình độ, có nhận thức đầy đủ về môi trường giáo dục mà mình đang tham gia làm việc và giảng dạy thì đối tượng mình giảng dạy nhận thức tới đâu, tính cách của những học sinh đó như thế nào? hiểu được những vấn đề này là rất cần thiết. Giáo dục tập thể sư phạm có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao trách nhiệm bản thân, đóng góp tích cực vào công cuộc giáo dục chung của nhà trường, của xã hội.

Thứ ba, đối với một môi trường giáo dục ngay từ đầu cần xác dịnhđucợ đối tượng giáo dục là ai và từ đó đưa ra đucợ cơ chế hoạt động rõ ràn và cụ thể để có thể phù hợp với sự phát triển và học tập của học sinh. Cơ chế hoạt động của môi trường giáo dục sẽ bao gồm:

+ Tiêu chí;

+ Chuẩn mực;

Xem thêm:: Gợi ý 10+ các hàm sum trong excel tốt nhất bạn nên biết

+ Hệ thống giá trị của nhà trường;

+ Chế độ khen chê làm hành lang pháp lý khen thưởng;

+ Các chế tài động viên thúc đẩy mọi thành viên nhà trường ra sức xây dựng.

Trong hoạt động giáo dục của mỗi giáo viên thì sức mạnh tiềm ẩn của môi trường giáo dục là rất quan trọng. Bên cạnh đó một môi trường giáo dục để có thể phát triển toàn diện thì cần phải có các chế độ sinh hoạt hội họp được xác lập để giúp đỡ, duy trì và không ngừng hoàn thiện môi trường giáo dục của nhà trường

Bên cạnh sự nỗ lực và cố gắng của các nhà làm giáo dục thì việc các bậc phụ huynh cũng cần quan tâm giáo dục con em mình cũng là một phần trong việc phát triển môi trường giáo dục. Việc cha mẹ quan tâm tới con cái và tạo mọi điều kiện tốt nhất để giáo dục và rèn luyện học sinh là vô cùng cần thiết. Một môi trường giáo dục hoàn chỉnh đó chính là việc giáo dục của sự phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội chứ trách nhiệm không thể chỉ riêng nhà trường.

Từ những yếu tố nêu ra ở trên thì có thể thấy rằng môi trường giáo dục có một ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi con người sống và hoạt động trong môi trường giáo dục đó. Đồng thời thì đây cũng được xem là những tác động nhân cách, nhận thức, tình cảm, cảm xúc và hành vi hoạt động của mỗi chủ thể thông qua môi trường giáo dục, bởi vì, một chủ thế sẽ bộc lộ những nhân cách tốt và hạn chế, loại bỏ dần nhân cách xấu đi khi được sống trong một môi trường lành mạnh văn minh. Và ngược lại những nhân cách xấu của một chủ thể dễ bộc lộ ra bên ngoài nếu chủ thể đó sống trong một môi trường giáo dục bạo lực vô nhân tính.

Một môi trường để thể hiện bản thân, trải nhiệm và rèn luyện các thói quen, đạo đức hành vi của bản thân đó không phải là môi trường nào khác đó chính là giáo dục. Một nơi được xem là định hướng tổ chức, điều khiển hành vi và nhận thức theo hướng tích cực hay tiêu cực cho học sinh đó chính là một môi trường giáo dục. Tư duy và nhân cách của học sinh có tốt đều phụ thuộc phần lớn vào môi trường giáo dục họ từ bé đến lớn.