Chọn môn võ tự vệ nào để phù hợp với từng độ tuổi trẻ nhỏ?

Nên cho trẻ học võ gì hot nhất hiện nay được quan tâm nhiều nhất, đừng quên chia sẻ kiến thức rất hay qua bài viết này nhé!

Để các bé học võ không chỉ giúp rèn luyện thể chất, thư giãn sau những giờ học căng thẳng mà nó còn giúp trẻ có thể tự vệ trước những tình huống xấu. Nhưng chọn môn võ nào để thích hợp với độ tuổi và tâm sinh lý của con trẻ?

Trẻ 4-6 tuổi: Tập Judo, Jiu Jitsu

Ở độ tuổi này, cơ thể của trẻ vẫn còn chưa đủ cứng cáp, nên tuyệt đối không nên để trẻ tham gia các môn võ đối kháng chú trọng vào việc ra đòn (full contact) như Muay Thái, Boxing.

Đây là những môn võ có mục tiêu triệt hạ đối thủ nên không thiếu các đòn đấm – đá vào vùng đầu, mà những chấn thương như thế này rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ và có thể để lại di chứng về sau.

Thay vào đó, những môn võ không dùng sức, chú trọng vào việc “lấy nhu thắng cương” là lựa chọn thích hợp cho trẻ vào thời điểm này.

Chọn môn võ tự vệ nào để phù hợp với từng độ tuổi trẻ nhỏ?
Judo là lựa chọn tốt cho các bé bắt đầu học võ

Xem thêm:: Top 15 đổi từ mm sang m hot nhất bạn cần biết

So với tập luyện các môn “đánh đứng”, những môn địa chiến như Judo, Jiu-jitsu tạo ít áp lực lên hệ cơ xương của trẻ hơn. Hơn nữa do đặc thù của bộ môn là lôi, kéo, siết chứ không phải tung đòn với tốc độ nhanh, HLV dễ dàng can thiệp khi trẻ có các động tác gây nguy hiểm đến bạn tập.

“Nên tập cho con trẻ làm quen với võ thuật từ nhỏ sẽ giúp các cháu có thể lực, phản xạ tốt hơn, tự tin và kỷ luật hơn,” HLV tuyển trẻ Judo Hà Nội Nguyễn Vinh Quang chia sẻ.

Chọn môn võ tự vệ nào để phù hợp với từng độ tuổi trẻ nhỏ?

“Những môn lấy nhu thắng cương như thế này các cháu có thể tập từ rất sớm. Ví dụ bé gái 4 tuổi, bé trai 4 tuổi rưỡi đã có thể tập Judo rồi.”

“Một bé gái 12 tuổi mà đã được tập từ năm lên 4 thì hoàn toàn có khả năng tự vệ được với bất cứ người đàn ông nào nếu như kẻ tấn công không biết về võ thuật, ít rèn luyện thể thao, sức khỏe bình thường. Về lâu về dài là rất có lợi cho các cháu.”

Trẻ 6-12 tuổi: Tập Vovinam, Taekwondo, Karate, Thiếu Lâm

Trẻ ở độ tuổi thiếu niên từ 8-12 tuổi đã cứng cáp và hiếu động hơn rất nhiều so với trẻ nhỏ. Dù vậy đây vẫn là thời điểm xương của trẻ còn tương đối mềm, nên hạn chế những bài tập nặng tính đối kháng, va chạm dễ gây chấn thương.

Xem thêm:: Khám phá 10+ cách đánh dấu đầu dòng hay nhất đừng bỏ lỡ

Do đó các môn võ chú trọng vào việc đi quyền như Vovinam, Karate, Taekwondo, Thiếu Lâm… là những môn võ thích hợp nhất cho trẻ vào giai đoạn này.

taekwondo đồng tháp
Các em nhỏ học Taekwondo tại Đồng Tháp

Không chỉ có tác dụng rèn tác phong kỷ luật cho trẻ, luyện tập các động tác đi quyền dứt khoát, vung tay, vung chân, có tác dụng rất tốt đến sự phát triển chiều cao và hệ cơ xương cho các em.

Học tập Vovinam, Taekwondo, Karatedo, Thiếu Lâm vào thời điểm này còn một cái lợi nữa, đó là đã học đi quyền cơ sở về sau sẽ rất thuận lợi cho trẻ học lên đối kháng cùng hệ thống.

Trẻ 12 tuổi trở lên: Tập Muay Thái, Boxing, Kyokushin Karate, Tán thủ

Đến độ tuổi thiếu niên, hệ cơ xương của các em đã tương đối cứng cáp, có thể trải nghiệm những môn võ có tính ứng dụng thực chiến cao nhất: Muay Thái, Boxing, Kyokushin Karate, Tán thủ.

Xem thêm:: Tìm hiểu chi tiết size 160 cho bé bao nhiêu kg

Đặc điểm của những môn võ này là: Nhanh, Mạnh, Chuẩn, Hiểm. Nhiều bậc phụ huynh lo ngại rằng tập luyện những môn võ cương mãnh như thế sẽ khiến con em táo bạo, hiếu thắng.

Nhưng những lợi ích mà Muay, Boxing, hay Tán thủ mang lại là nhiều hơn thế. Chưa kể, việc rèn luyện các bài tập đối kháng, thực chiến, sẽ giúp ích cho trẻ khi đối mặt rủi ro va chạm kẻ xấu.

boxing trẻ em
Những em nhỏ có năng khiếu có thể bắt đầu tiếp xúc với Quyền Anh – Muay Thái từ độ tuổi 8-9 tuổi

Ngoài ra, cái mà các em học được là khả năng quan sát. Các em có cảm giác tốt hơn, có tính cảnh giác cao hơn về những mối nguy hiểm từ môi trường xung quanh.

Không chỉ vậy, thiếu niên là độ tuổi “bùng nổ cảm xúc”, trong đó bao gồm cả những cảm xúc tiêu cực. Một buổi tập đấm bao cát sẽ giúp trẻ kiểm soát được cảm xúc của mình và “xả giận” một cách hữu hiệu nhất.

Tuy nhiên không thể phủ nhận các môn có nhiều va chạm này vẫn tương đối nguy hiểm đối với độ tuổi thiếu niên. Do đó, việc sử dụng đầy đủ dụng cụ bảo hộ như găng, miếng bảo vệ răng (mouthguard), đôi khi cần thêm cả mũ bảo hiểm hay giáp chân (shinguard) là điều cần thiết. Việc đấu tập sparring cũng cần được theo dõi sát sao bởi HLV.

Video tư vấn kỹ năng tự vệ cho trẻ nhỏ, bằng các động tác học được ở môn Judo