Ngồi xuống đứng dậy bị đau lưng là bệnh gì, khi nào cần khám? | ACC

Ngồi xuống đứng dậy bị đau lưng, đặc biệt khi ngồi lâu đứng lên càng đau thì có sao không là câu hỏi của khá nhiều người đến thăm khám tại ACC. Trong bài viết sau, bác sĩ Ryan J. Means – Phòng khám ACC sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này.

1. Nguyên nhân khiến ngồi lâu đứng dậy bị đau lưng

Bác sĩ Ryan J. Means chia sẻ, tình trạng ngồi xuống đứng dậy bị đau lưng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, sẽ nguy hiểm nếu đây là triệu chứng của các bệnh lý như:

1.1. Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng

Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa các đốt sống, có tác dụng chịu lực và tạo sự linh hoạt cho cột sống. Tuy nhiên, do nhiều tác nhân tăng áp lực đĩa đệm như làm việc quá sức, khuân vác nặng, thường xuyên ngồi lâu trước máy tính, chấn thương… khiến nhân nhầy bên trong đĩa đệm cột sống thoát ra ngoài, chèn ép vào rễ dây thần kinh gây tê bì, đau nhức vùng thắt lưng, thậm chí dẫn đến biến chứng yếu liệt cơ.

Thoát vị đĩa đệm cần được điều trị sớm, nếu không sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đau lưng khi đứng lên ngồi xuống
Đau lưng khi đứng lên ngồi xuống có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh thoát vị đĩa đệm.

1.2. Đau thần kinh tọa

Đau thần kinh tọa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngồi lâu đứng dậy bị đau lưng. Theo đó, người bị đau thần kinh tọa thường có cảm giác đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa, đau bắt đầu từ cột sống thắt lưng và lan ra các vị trí khác như mặt ngoài đùi, mặt trước cẳng chân, mắt cá ngoài đến tận các ngón chân. Cơn đau có thể ở mức độ nhẹ như bị điện giật nhưng đôi khi đau nhói dữ dội khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nếu ngồi lâu thì triệu chứng đau có thể càng thêm tồi tệ hơn.

Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng trở nặng khiến dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng như thường xuyên bị tê, yếu và teo cơ. Nguy hiểm hơn, đau thần kinh tọa có thể gây tổn thương dây thần kinh suốt đời, từ đó dẫn đến mất cảm giác hoàn toàn ở chân.

1.3. Thoái hóa cột sống lưng

Ngồi xuống đứng dậy bị đau lưng còn có thể là triệu chứng của bệnh thoái hóa cột sống lưng. Đây là một căn bệnh mãn tính, xảy ra khi đĩa đệm và khớp bị thoái hóa hay viêm, khiến người bệnh đau nhức cột sống, cứng cơ lưng, yếu hoặc tê bì tay chân…

Trước đây, thoái hóa cột sống lưng thường gặp nhất ở người trung niên. Tuy nhiên, ngày nay, người trẻ tuổi cũng có thể mắc phải, đặc biệt là những người thừa cân, béo phì; người có tiền sử chấn thương hoặc viêm xương khớp; dân văn phòng; người hoạt động thể lực mạnh.

1.4. Viêm cột sống dính khớp

Viêm cột sống dính khớp là tình trạng viêm mạn tính, nếu không điều trị sớm thì có thể gây dính khớp (đốt sống dính lại với nhau), dẫn đến sưng, đau nhức vùng lưng và hạn chế khả năng cử động của cột sống.

Viêm cột sống dính khớp có thể xảy ra ở cả nam giới và nữ giới, kể cả người trẻ tuổi. Bệnh để lại nhiều di chứng, có thể làm biến dạng cột sống và khớp, gây tàn phế, khiến người bệnh phụ thuộc vào sự chăm sóc của gia đình.

1.5. Cứng cơ

Trong nhiều trường hợp, ngồi lâu đứng lên bị đau lưng là do các cơ bị căng hoặc co cứng đột ngột. Tình trạng này thường xảy ra khi sử dụng cơ quá mức, mất nước hoặc do ngồi lâu một tư thế trong thời gian dài.

Ngoài ra, tình trạng ngồi lâu đứng dậy bị đau lưng còn có thể do ngồi sai tư thế, ngồi một chỗ trong thời gian dài… Điều này có thể khiến cột sống phải chịu một áp lực lớn do cân nặng nửa trên cơ thể đè nén, từ đó gây ra đau lưng, đau mỏi cơ và cột sống.

Để biết được nguyên nhân chính xác, người bệnh cần thăm khám với bác sĩ chuyên khoa cơ xương khớp. Một số trường hợp nên đến gặp bác sĩ ngay:

  • Cơn đau kéo dài dai dẳng và dường như không thuyên giảm.
  • Đau nhức đi kèm ngứa ran hoặc tê bì chân tay.
  • Yếu cơ bất thường.
Nên thăm khám sớm nếu cơn đau dai dẳng, không có dấu hiệu thuyên giảm dù đã áp dụng các biện pháp giảm đau tại nhà và nghỉ ngơi.

2. Chẩn đoán triệu chứng đau lưng khi đứng lên ngồi xuống

Để chẩn đoán tình trạng ngồi xuống đứng dậy bị đau lưng do đâu, bác sĩ sẽ tìm hiểu các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải, khám lâm sàng và chỉ định một số xét nghiệm.

2.1. Khám lâm sàng

Bác sĩ tiến hành kiểm tra tầm vận động của lưng và cột sống ở các hướng khác nhau, có thể dùng tay ấn nhẹ để xác định vị trí đau.

2.2. Chẩn đoán hình ảnh

Phương pháp chẩn đoán này thường bao gồm:

  • Chụp X-quang: Cho thấy sự liên kết của xương, giúp phát hiện người bệnh có bị gãy hoặc viêm xương không. Xét nghiệm này không cho thấy được các vấn đề bất thường ở tủy sống, dây thần kinh hoặc đĩa đệm.
  • Chụp CT hoặc MRI cột sống: Qua kết quả hình ảnh, bác sĩ có thể phát hiện các vấn đề về xương, cơ, mô, gân, dây thần kinh, dây chằng, mạch máu, các đĩa đệm bị thoát vị.

2.3. Xét nghiệm

Tùy vào một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm nếu cần thiết như xét nghiệm máu, quét xương, điện cơ (EMG)…

3. Cách khắc phục tình trạng ngồi xuống đứng dậy bị đau lưng

Các cách khắc phục cơn đau lưng được áp dụng hiện nay bao gồm:

Thay đổi tư thế ngồi, chọn ghế ngồi phù hợp: Duy trì tư thế ngồi đúng, đồng thời chọn ghế ngồi có kích thước và chiều cao phù hợp, có tựa nâng đỡ lưng để giúp ngồi làm việc thoải mái.

Chườm nóng, massage, nghỉ ngơi: Khi ngồi lâu đứng dậy bị đau lưng, bạn có thể thực hiện chườm nóng, massage hoặc nghỉ ngơi. Trong đó, chườm nóng có tác dụng giãn cơ và dây chằng, tăng cường lưu thông máu. Nằm nghỉ ngơi tại chỗ hỗ trợ giảm cường đ