Tính năng mới

Ngón chân bị sưng bầm tím hay nhất được tổng hợp bởi Nhà Xinh Plaza, đừng quên chia sẻ bài viết thú vị này nhé!

Thông thường, chấn thương ở ngón tay – ngón chân chỉ gây ra vết bầm tím hoặc sưng ở các phần mô mềm và vùng xương nằm ẩn bên dưới (như khi bị vật nặng rơi trúng ngón chân hoặc khi bàn tay bị đập vào tường). Tuy nhiên, nếu ngón trỏ hoặc ngón tay cái bị va chạm (thường là va chạm với một quả bóng), lực tác động sẽ dồn lên bề mặt các khớp xương và có thể xảy ra trật khớp ngón tay. Đối với trường hợp này, bạn cần kiểm tra kỹ xem đầu ngón tay có thể duỗi thẳng hoàn toàn hay không. Trong trường hợp vết thương do bị đè ép (xảy ra khi đóng cửa xe hay cửa ra vào), thường thì đốt ngón tay cuối cùng sẽ tổn thương. Đôi khi móng tay bị dập, nhưng hiếm có trường hợp gãy xương bên trong.

Dấu hiệu và triệu chứng khi bạn bị chấn thương ngón tay/ngón chân là gì?

  • Xuất hiện vết đứt, vết xước và vết bầm tím là các vết thương thường gặp nhất;
  • Trật khớp ngón tay hoặc ngón chân: nếu phần đầu ngón tay trỏ hoặc ngón tay cái bị va chạm (thường là va chạm với quả bóng), lực sẽ dồn lên bề mặt các khớp xương, và gây ra chấn thương. Đối với trật khớp ngón tay, luôn kiểm tra kỹ xem đầu ngón tay có thể duỗi thẳng hoàn toàn hay không;
  • Ngón tay, ngón chân bị đè ép hay va đập (như do bị kẹp vào cửa xe hoặc khe cửa ra vào): thông thường các đầu ngón tay sẽ có vết đứt hoặc rớm máu. Đôi khi móng tay bị dập, trường hợp gãy xương thường hiếm khi gặp;
  • Móng tay bị tổn thương: nếu móng tay tuột ra khỏi ngón, bạn cần đến cơ sở y tế khâu lại ngay để tránh trường hợp móng tay bị biến dạng vĩnh viễn. Điều này không quá quan trọng nếu bị thương ở móng chân;
  • Máu bầm dưới móng tay: thường do chấn thương khi bị cánh cửa kẹp hoặc một vật nặng rơi trúng ngón tay, nhiều trường hợp chỉ thấy hơi đau;
  • Một số chấn thương gây đau nhói nghiêm trọng: Trong những trường hợp này hãy bảo vệ móng tay để giảm đau;
  • Gãy xương hoặc trật khớp.

Chăm sóc tại nhà khi bị chấn thương ngón tay/ngón chân

Hãy tìm hiểu chi tiết loại chấn thương mà bạn hoặc trẻ mắc phải để có thể tìm cách sơ cứu phù hợp:

Ngón tay, ngón chân bị bầm tím: ngâm trong nước lạnh khoảng 20 phút. Bạn có thể uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau. Nếu sau 3 ngày hoặc sau một tuần mà bạn không thể cử động ngón tay hoặc ngón chân bình thường, hãy đi khám bác sĩ.

Trật khớp ngón tay: ngâm tay trong nước lạnh khoảng 20 phút. Sau đó, uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau. Các ngón tay sẽ khá nhạy cảm trong vài tuần sau đó, do đó hãy bảo vệ ngón tay bị thương bằng băng dán. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn không bớt đau sau 3 ngày hoặc sau 1 tuần mà không thể cử động ngón tay hoặc ngón chân bình thường. Nếu thường xuyên bị thương bị trật khớp ngón vì chơi thể thao, bạn hãy băng ngón tay bị thương với các ngón lân cận (như vậy các khớp xương bị thương không bị chịu quá nhiều lực) trước khi chơi thể thao 3 hoặc 4 tuần. Để đề phòng bị trật khớp sau này, bạn nên luyện cơ ngón tay bằng các bài tập mỗi ngày.