Vì sao sỏi thận dễ tái phát? | Vinmec

  • Từ thói quen ăn uống hàng ngày

Thói quen trong chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của cơ thể bạn. Cung cấp quá ít canxi sẽ khiến cơ thể hấp thu nhiều oxalat hơn ở ruột và dẫn đến tăng lượng oxalat ở niệu quản hình thành sỏi. Khi cơ thể thu nạp nhiều loại thực phẩm chứa oxalat điển hình như trà, soda, đạm động vật, hay củ dền, xà lách,…cũng là một trong các tác nhân gây nên sỏi thận. Đạm động vật là những protein chứa nhiều nhân purin. Những chất này sau quá trình chuyển hóa sẽ tạo ra chất thải là ure, thải qua nước tiểu, khi bị lắng đọng tại thận sẽ hình thành sỏi. Loại đạm này có nhiều trong tôm cua, thịt có màu đỏ.

Ngoài ra, đa phần các ca sỏi thận được hình thành vì cơ thể đang không được hấp thụ đủ nước: uống ít nước trong ngày, luyện tập quá sức các môn thể thao… hay dư thừa khoáng chất tinh thể từ nước tiểu. Các khoáng chất có thể kể đến như: Oxalat, canxi, natri, axit uric, cystine, phốt pho… Chúng kết hợp thành khối rắn được gọi là sỏi tiết niệu.

  • Không uống đủ nước

Uống không đủ nước khiến các chất cặn bã lắng đọng tại thận, nguy cơ hình thành sỏi tái phát. Với người bình thường, lượng nước cần uống mỗi ngày là 2 lít. Với những bệnh nhân có tiền sử sỏi thận, lượng nước này phải tăng lên, từ 2,5 đến 3,5 lít mỗi ngày.

Hơn nữa, nhiều người thường nhịn ăn sáng mà không hiểu rằng khi đó mật sẽ không có thức ăn để tiêu hóa, dịch mật sẽ ở trong túi mật lâu hơn, thời gian dài như thế, dịch mật sẽ tích tụ trong túi mật và đường ruột, cholesterol từ trong mật tiết ra sẽ dễ hình thành nên sỏi thận.

  • Từ thói quen sinh hoạt hàng ngày

Hoạt động luyện tập thể thao, thể chất kém cũng dễ dẫn đến việc tạo sỏi trong thận. Chăm chỉ luyện tập thể dục, thể thao có thể khiến giảm hơn 30% nguy cơ tạo sỏi trong thận. Những người đã từng mắc sỏi thận, lại lười hoạt động thể chất thì nguy cơ tái phát bệnh cao gấp đôi so với bình thường.

  • Hấp thu và đào thải kém

Dạ dày có khả năng hấp thu và tiêu hóa thức ăn bởi các dịch vị ở thành dạ dày tiết ra. Sau khi miệng có chức năng là giúp nghiền nát thức ăn, thì dạ dày có nhiệm vụ làm mền các thức ăn đó và đưa xuống ruột non, ruột non sẽ cùng với các dịch vị tiêu hóa thêm một lượng thức ăn để chuyển thành các chất dinh dưỡng để hấp thu và thẩm thấu qua thành ruột non đi vào máu để cung cấp dưỡng chất cho cơ thể.

  • Hấp thu kém

Nếu trong trường hợp cơ thể hấp thụ kém các dưỡng chất dư thừa trong đó có canxi, photpho, magie,… và một số loại muối khoáng khác sẽ được đẩy ra ngoài cơ thể bằng đường nước tiểu hoặc đường đại tiện.

  • Đào thải kém

Những cơ quan đào thải bao gồm thận qua đường tiểu, đại tiện qua đường hậu môn và các tuyến mồ hôi qua lỗ chân lông. Một trong những cơ quan này nếu hoạt động không bình thường sẽ gây ra việc tích tụ các chất cặn bã tạo thành sỏi.

  • Bổ sung canxi không theo chỉ định

Theo chuyên gia y tế, việc dùng thuốc bổ sung canxi có thể làm tái phát, cũng như khiến bệnh sỏi thận trở nên trầm trọng hơn. Người bị sỏi thận không nên lạm dụng thuốc bổ sung canxi mà hãy dùng các thực phẩm tự nhiên an toàn với sức khỏe. Cần có chế độ ăn vừa phải canxi. Vì khi ăn nhiều thực phẩm chứa canxi sẽ gây ra sỏi canxi oxalat tại thận. Còn nếu chế độ ăn quá nghèo canxi lại dẫn đến cơ thể hấp thu oxalat từ ruột nhiều hơn và là nguyên nhân hình thành sỏi.

  • Cấu tạo niệu quản

Đường tiết niệu tắc nghẽn là một yếu tố rất thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và phát triển gây viêm niệu quản, dẫn đến tình trạng phù nề và lở loét ở niêm mạc của đài bể thận, dễ dẫn tới xơ hoá chức năng thận, khiến ống thận và mạch máu bị chèn ép. Sau khi bị viêm, xác của bạch cầu cùng xác của vi khuẩn lẫn các biểu mô tế bào tại đài bể thận sẽ gắn kết lại tạo nhân sỏi tại thận.

Vì vậy, khi bạn gặp bất cứ vấn đề gì với đường niệu quản, khó khăn trong việc thông tiểu thì nên nhớ rằng, thời điểm này nguy cơ cao bạn dễ mắc sỏi thận.

  • Bệnh lý nền

Theo chuyên gia y tế, các khối u tuyến giáp có thể ảnh hưởng đến chức năng của tuyến cận giáp. Tuyến cận giáp có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết chuyển hóa lượng canxi trong cơ thể. Khi ở tuyến giáp có xuất hiện những khối u ác, chúng có thể gây ảnh hưởng tới các hổmn thuộc tuyến cận giáp, và dẫn đến tình trạng lắng đọng lượng canxi tại vùng thận, nguy cơ sỏi thận sẽ tăng cao.