Nuốt răng Thật – Giả vào bụng có sao không? Phải xử lý thế nào?

Các tin tức thủng ruột do nuốt răng giả, mất mạng vì nuốt răng vào bụng không còn hiếm gặp nữa mà tương đối phổ biến. Vậy thực chất nuốt răng vào bụng có sao không? Làm sao để phòng ngừa và khắc phục tình trạng này để bảo vệ sức khỏe. Tìm hiểu ngay!

1. Xác định nguyên nhân nuốt răng vào bụng

Nuốt răng vào bụng là điều không ai mong muốn và thường xuất phát từ tình huống ngẫu nhiên, không đoán trước được. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả răng thật, răng giả và ở cả người lớn lẫn trẻ em.

Đối với răng thật:

– Thông thường là răng thật bị lung lay ở người lớn hoặc răng sữa gần đến độ tuổi thay ở trẻ nhỏ, qua quá trình ăn nhai vô tình bị găm vào thực phẩm rớt ra ngoài rồi cuốn theo thức ăn vào bụng.

Đối với răng giả:

-Do nhai, nuốt đồ dẻo dính khiến răng bị lôi ra ngoài cuốn đi mất.

– Do quá trình vệ sinh răng miệng hoặc trước khi ngủ không tháo răng giả khiến răng bị tuột cuốn vào trong họng.

– Hàm răng giả sau một thời gian sử dụng bị nong rộng, hàm dễ rơi ra ngoài khiến cho người dùng nuốt phải trong lúc ăn.

– Ngoài ra, nếu làm răng giả tại phòng khám kém uy tín, dẫn đến chất lượng hàm giả không đảm bảo, không bám chặt vào hàm khi đeo, hàm dễ rơi ra ngoài và nuốt phải khi ăn uống.

Ảnh X-quang bệnh nhân nuốt phải 1 hàm răng giả tháo lắp

2. Nuốt răng vào bụng có sao không?

Hiện trên công cụ tìm kiếm google, các câu hỏi thường gặp như “nuốt răng sữa vào bụng có sao không, nuốt răng sứ vào bụng có sao không?”

Câu trả lời chính xác là “Có”, bởi mới đây đã có trường hợp bệnh nhân tên Đ. (61 tuổi, Tây Ninh) vô tình nuốt răng giả gây thủng đại tràng sigma hay trường hợp bệnh nhân T. (63 tuổi, TP.HCM) nuốt phải 3 chiếc răng giả gây đau bụng,…May mắn thay, các trường hợp này đều được điều trị kịp thời và không ảnh hưởng đến tính mạng.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí quốc gia và phẫu thuật Mỹ, có tới 8% răng khi nuốt vào bụng dẫn rơi và phổi của bạn hoặc gây hại cho dạ dày. Chính vì vậy, khi nuốt răng vào bụng có thể được coi là một trường hợp khẩn cấp y tế khi có các triệu chứng sau:

– Khó nuốt

– Đau cổ hoặc đau ngực

– Nôn nhiều lần

– Có máu trong bãi nôn hoặc phân

– Đau bụng

– Sốt hoặc chảy nước dãi

Như vậy nuốt răng vào bụng có sao không có lời giải đáp chính xác là “có”. Vậy cách phòng ngừa và khắc phục như thế nào? Tìm hiểu ngay tại phần 3.

Đăng ký chuyên gia tư vấn ngay hôm nay

3. Cách phòng ngừa và khắc phục nuốt răng vào bụng

Không phải lúc nào cũng có thể ngăn chặn việc nuốt một chiếc răng thật hay giả vào bụng nhưng phòng bệnh còn hơn chữa bệnh. Dưới đây là một số cách phòng ngừa bạn có thể thực hiện để hạn chế tối đa tình trạng nuốt răng vào bụng. Đồng thời, có biện pháp khắc phục hiệu quả.

3.1. Phòng ngừa

Đối với trẻ em:

– Hướng dẫn con bạn bạn biết về chiếc răng sữa sắp bị bong, lúc này con sẽ cùng bạn hỗ trợ để loại bỏ chúng ra ngoài một cách an toàn.

– Trong bữa ăn hoặc khi ăn vặt, hãy nhắc nhở con bạn cẩn thận khi cắn với một chiếc răng bị lung lay, để trẻ có thể tránh nuốt chiếc răng với thức ăn.

Đối với người lớn:

– Hạn chế ăn thức ăn dẻo, dính, cứng,…

– Ăn chậm, nhai kỹ rồi mới nuốt

– Tháo hàm giả ra ngoài khi ngủ

– Thay hàm giả mới khi có dấu hiệu hàm nong rộng

– Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng để phục hình

– Khắc phục răng mất bằng biện pháp trồng implant đảm bảo không nuốt răng vào bụng so với hàm giả tháo lắp.

3.2. Khắc phục

Khi bạn chẳng may nuốt răng vào bụng đừng quá lo lắng, lúc này hãy bình tĩnh và thực hiện những các hành động sau:

-Quan sát phân của bạn: Răng dễ dàng đi qua đường tiêu hóa cùng thức ăn nên hãy quan sát xem liệu trong phân của bạn có vật thể này không.

– Gặp bác sĩ: Nếu như từ 12 – 14 tiếng bạn chưa thấy răng đi ra ngoài bằng đường phân, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành chụp x-quang để xác định vị trí của răng giả từ đó đưa ra cách điều trị tốt nhất.