Sưng nướu răng răng khôn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Nếu một ngày, bạn cảm thấy đau nhức ở vị trí răng khôn thì khả năng cao là bạn đã bị sưng nướu răng khôn. Đây là hiện tượng mà hầu hết mọi người đều mắc phải ở tuổi vị thành niên hoặc tuổi đôi mươi.

Nguyên nhân gây sưng nướu răng khôn

Sưng nướu răng khôn là tình trạng viêm của mô bao quanh răng khôn (răng hàm thứ ba). Nó thường xảy ra nhất khi răng khôn chỉ mọc một phần (xuyên qua nướu). Khi đó, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập khu vực xung quanh răng và gây nhiễm trùng.

Ngoài ra, thức ăn và mảng bám còn tích tụ quanh chân răng, gây kích ứng nướu, lâu ngày dẫn đến sưng nướu răng khôn. Nếu tình trạng này kéo dài mà không được điều trị đúng cách, nó sẽ gây sưng và nhiễm trùng lan ra ngoài hàm đến má và cổ.

Xem thêm: Răng khôn mọc lệch và những biến chứng

Triệu chứng của sưng nướu răng khôn

Các triệu chứng của sưng nướu răng khôn ở mỗi người không giống nhau, tùy thuộc tình trạng cấp tính hoặc mãn tính.

Sưng nướu răng khôn cấp tính:

  • Đau dữ dội gần răng cửa
  • Sưng mô nướu
  • Đau khi nhai và nuốt
  • Tiết dịch mủ ở khu vực quanh răng
  • Sốt nhẹ

Sưng nướu răng khôn mãn tính:

  • Hơi thở có mùi hôi
  • Cơn đau nhẹ hoặc âm ỉ, kéo dài từ 1-2 ngày
  • Khó mở miệng

Biến chứng của sưng nướu răng khôn

  • Đau và sưng quanh răng khôn.
  • Khó khăn khi cắn, nhai thức ăn, thậm chí khi nuốt nước bọt. Trong một số trường hợp, nhiễm trùng có thể lây lan từ chiếc răng khôn bị viêm đến các khu vực khác trong khoang miệng.
  • “Đau thắt ngực Ludwig” – một dạng nhiễm khuẩn xảy ra do tổn thương miệng hoặc nhiễm trùng, như áp xe răng.
  • Nhiễm trùng máu – một biến chứng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm, gây ra do tình trạng nhiễm trùng lây lan vào đầu và cổ, đồng thời lan vào máu.

Điều trị sưng nướu răng khôn

Tùy mức độ nặng nhẹ mà nha sĩ sẽ chỉ định cách trị sưng nướu răng khôn phù hợp.

1. Kiểm soát cơn đau

Nếu sưng nướu răng khôn còn ở mức độ nhẹ, bạn không cần phải nhổ răng khôn. Nha sĩ sẽ làm sạch các mô nướu xung quanh răng để ngăn ngừa sự tích tụ của thức ăn và mảng bám.

Nếu nướu răng bị viêm nhiễm thì cần tiến hành lấy cao răng, hút túi mủ. Nha sĩ có thể sử dụng phương pháp gây tê tại chỗ để giúp giảm đau trong quá trình này. Song song đó, bạn cũng sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh như penicillin hoặc erythromycin (Erythrocin Stearate).

2. Tách nướu

Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng nhưng chưa nhú hoặc mới nhú một phần, nha sĩ sẽ tách nướu để răng trồi lên.

3. Loại bỏ mô nướu

Phần nướu bị sưng hoặc viêm nhiễm sẽ được phẫu thuật tách bỏ để tránh lây lan ra xung quanh. Tuy nhiên, có khi mô nướu bị sưng viêm dù đã được cắt bỏ nhưng vẫn phát triển trở lại. Lúc này, nha sĩ sẽ cân nhắc việc tiếp tục tách bỏ nướu hay nhổ răng.

4. Nhổ răng

Chỉ định này được đưa ra khi nha sĩ nhận thấy khó lòng cải thiện tình trạng sưng nướu răng khôn của bạn. Hoặc chiếc răng khôn của bạn mọc lệch, buộc phải nhổ để hạn chế biến chứng răng mọc ngang.

Xem thêm: Nhổ răng khôn có đau không?

5. Điều trị tại nhà

Mặc dù khi bị sưng nướu răng khôn, điều quan trọng là phải gặp nha sĩ để được điều trị đúng cách, song nha sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện phương pháp điều trị tại nhà. Tất nhiên, chúng không thể thay thế cách điều trị chuyên nghiệp nhưng sẽ phần nào làm giảm các triệu chứng khó chịu.

Các biện pháp khắc phục tại nhà bao gồm:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng khoang miệng: Khi bị sưng nướu răng khôn, bạn cần làm sạch khoang miệng 2-3 lần/ ngày bằng cách súc miệng với nước muối sinh lý hoặc nước muối pha loãng. Đừng quên chải răng và dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn.
  • Dùng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau.
  • Dùng các nguyên liệu tự nhiên như túi trà, hành tây, túi chườm đá… đặt trực tiếp vào chỗ đau.

Bị sưng nướu răng khôn nên và không nên ăn gì?

Nên

  • Ăn các thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp… giúp cơ nhai không phải làm việc quá nhiều. Để không bị thiếu hụt dinh dưỡng, bạn nên cho thêm thịt/ tôm băm nhuyễn, cá xé nhỏ, trứng, rau… vào thức ăn.
  • Uống nhiều sữa, sinh tố, nước ép trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Xem thêm: 16 thực phẩm nên ăn sau khi nhổ răng khôn

Không nên

  • Ăn các loại thực phẩm làm trầm trọng thêm tình trạng sưng nướu như đồ nếp (xôi, bánh chưng…), thịt gà, rau muống…
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng như ớt, tiêu, tỏi…
  • Ăn đồ ăn quá chua khiến răng thêm đau nhức.
  • Thức uống có cồn, có ga, caffeine cũng góp phần làm nướu răng sưng, nhức hơn bình thường.

Triển vọng của sưng nướu răng khôn

Một khi chiếc răng khôn đã được loại bỏ, tình trạng sưng nướu răng khôn hiếm khi quay trở lại. Bạn sẽ hồi phục sau đó khoảng 2 tuần. Để ngăn ngừa tình trạng này đe dọa những chiếc răng khôn khác, bạn cần đến nha sĩ theo dõi và làm sạch khoang miệng thường xuyên.