Sau động từ là gì? Tổng hợp các từ loại và cấu trúc cần ghi nhớ

Ở bài viết này, Nhà Xinh Plaza đã tổng hợp danh sách rất hay về Sau động từ là loại từ gì hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi, đừng quên chia sẻ bài viết này nhé

Chúng ta có thể thường xuyên bắt gặp những câu có động từ đi kèm với các từ loại khác phía sau trong văn bản, giao tiếp hoặc các bài kiểm tra trên lớp. Vậy làm thế nào để nắm rõ động từ có thể được theo sau bởi từ loại nào, cấu trúc của chúng ra sao? Tất cả sẽ được FLYER giới thiệu thông qua bài viết này.

1. Khái niệm về động từ

1.1. Định nghĩa

  • Động từ là những từ chỉ hành động hoặc trạng thái của chủ ngữ.
  • Động từ cùng với chủ ngữ là hai thành phần chính yếu trong câu hoặc cụm từ.

Xem thêm:: Điểm qua 10+ cách nấu canh gà nấm hay nhất bạn cần biết

Ví dụ:

  • He reads a book.
  • He agrees with her point of view.

1.2. Phân loại động từ

Có nhiều cách phân loại động từ khác nhau và được chia ra thành các nhóm:

1.2.1. Nhóm động từ phân loại theo chức năng

  • Động từ chỉ thể chất (physical verbs): là những từ dùng để miêu tả một hành động cụ thể của một người hoặc vật. (Ví dụ: build, breath, chase, climb, hear, jump, run, sit, vote…)
  • Động từ chỉ trạng thái (stative verbs): là những động từ trong tiếng Anh được dùng để miêu tả những hành động không thuộc về thể chất. (Ví dụ: appreciate, believe, belong, consist, doubt, exist, want …)
  • Động từ chỉ hoạt động nhận thức (mental verbs): thường được dùng để miêu tả các hoạt hoạt động tinh thần và các khái niệm như khám phá, suy nghĩ, hiểu biết hoặc lập kế hoạch. (Ví dụ: expect, feel, hope, imagine, know, learn, notice, perceive, recognize, understand, wish …)
  • Động từ hành động (action verbs): dùng để diễn tả một hành động bao gồm cả thể chất (physical) hoặc tinh thần (mental). (Ví dụ: agree, ask, arrive, bring, buy, dance, do, give, kick, leave, lift, listen, slide, smile, stand, think…)

1.2.2. Nhóm động từ phân loại theo đặc điểm

  • Ngoại động từ (transitive verbs): dùng để diễn tả một hành động có sự tác động đến một người hoặc một vật nào khác. (Ví dụ: address, bring, borrow, carry, catch, convey, discuss, give, love, maintain, punch, respect, sell, tolerate…)
  • Nội động từ (intransitive verbs): đứng sau chủ ngữ và thể hiện hành động của chủ ngữ một cách trọn vẹn trong câu. (Ví dụ: arrive, cough, deteriorate, eat, laugh, play, sneeze, travel, walk…)

1.2.3. Nhóm động từ đặc biệt

  • Trợ động từ (auxiliary verbs): đi cùng để bổ sung ý nghĩa cho một động từ chính. Trợ động từ có thể bổ sung về hình thái, tính chất, khả năng, mức độ…của hành động. (Ví dụ: can, dare, do, have, may, must, need, shall, will… Trong đó có 9 động từ được xếp vào động từ khuyết thiếu (modal verbs): can, may, must, shall, need, ought (to), dare, used (to), will.)
  • Động từ liên kết (linking verbs): có tác dụng chỉ ra mối quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ trong câu chứ không thể hiện hành động. (Ví dụ: be, become, feel, look, seem, sound…)

Như các bạn thấy, trong tiếng Anh có rất nhiều loại động từ, và những động từ khác nhau sẽ có những cấu trúc khác nhau. Vậy những từ loại gì sẽ theo sau động từ, và theo những cấu trúc nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sau đây.

2. Các từ loại theo sau động từ

2.1. Cấu trúc động từ + tính từ (verb + adjective)

Chúng ta sẽ dùng tính từ sau động từ to be và các động từ liên kết (appear, become, feel, get, look, remain, seem, sound…) và một số động từ chỉ cảm giác (appear, smell, taste…).

  • Ví dụ 1: Sau động từ liên kết
    • Peter seems tired now.
  • Ví dụ 2: Sau động từ to be
    • It can be difficult to balance time to study and work responsibilities.
  • Ví dụ 3: Sau động từ chỉ cảm giác
    • The roses smell awesome!

Những tính từ tired, difficult, smell, long đứng sau các động từ seem, be, smell để bổ nghĩa cho những động từ này.

2.2. Cấu trúc động từ + trạng từ (verb + adverb)

Trạng từ chỉ thể cách (adverb of manner) thường đứng sau động từ thường, nếu động từ có tân ngữ thì đứng sau tân ngữ:

Xem thêm:: Điểm qua 10+ cách nấu canh gà nấm hay nhất bạn cần biết

Ví dụ:

  • He drives carefully.
  • He drives his car carefully.

2.3. Cấu trúc động từ + tân ngữ (verb + object)

  • Ngoại động từ + tân ngữ (transitive + object):

Did you enjoy the concert?

I can’t find his name on the list.

Lưu ý: Nội động từ không cần có tân ngữ theo sau vì chỉ mình nó là đủ nghĩa.

Bài viết tham khảo: Nội động từ và ngoại động từ trong tiếng Anh: Tổng hợp ĐẦY ĐỦ NHẤT định nghĩa, phân loại và cách dùng trong câu

  • Một số động từ có thể có hoặc không có tân ngữ theo sau (những động từ có thể là ngoại động từ hoặc nội động từ tùy thuộc vị trí của chúng trong câu). Thường thì chúng có nghĩa tương đồng, nhưng một số động từ sẽ có nghĩa khác nhau.

Xem thêm:: Điểm qua 10+ cách nấu canh gà nấm hay nhất bạn cần biết

Ví dụ:

  • She closed the door. (ngoại động từ)
  • The door closed. (nội động từ, không có tân ngữ theo sau)

Động từ close (đóng lại) trong 2 câu này về ý nghĩa không có gì khác nhau.

  • Một số động từ có cấu trúc:

Động từ + tân ngữ + to (verb + object + to)

Ví dụ:

  • Can you remind me to phone Bill tomorrow?
  • We expected to be late.

2.4. Cấu trúc động từ + 2 tân ngữ (verb + 2 objects)

Một số động từ được theo sau bởi 2 tân ngữ, thường thì tân ngữ đầu tiên là một người hay nhóm người (tân ngữ gián tiếp), tân ngữ thứ hai là một vật (tân ngữ trực tiếp):

Động từ + tân ngữ gián tiếp + tân ngữ trực tiếp (verb + indirect object + direct object)

Xem thêm:: Điểm qua 10+ cách nấu canh gà nấm hay nhất bạn cần biết

Ví dụ:

  • Can you bring me some coffee?
  • He made himself a cup of tea.
  • She cooked all of her family a delicious meal.

2.5. Cấu trúc động từ + tân ngữ + bổ ngữ (verb + object + complement)

Xem thêm:: Tìm m để hàm số đồng biến trên khoảng nghịch biến trên khoảng

Một số ngoại động từ có thể có một tân ngữ và theo sau là một cụm từ bổ nghĩa cho tân ngữ đó:

Ví dụ: They elected him their leader.

Cụm từ bổ nghĩa này có thể là cụm giới từ (prepositional phrase):

Ví dụ: I always associate pizza with Italy.

Cụm từ bổ nghĩa có thể là cụm tính từ (adjective phrase):

Lewis pronounced himself fit for the match.

  • Một số động từ thường được theo sau bởi một tân ngữ và cụm giới từ:

attribute…to, base…on, equate…with, inflict…on, mistake…for, regard…as/with, remind…of.

  • Một số động từ thường được theo sau bởi một tân ngữ và cụm tính từ:

assume, believe, consider, declare, find, judge, prove, report, think…

2.6. Cấu trúc động từ + tân ngữ + động từ (verb + object + verb)

2.6.1. Cấu trúc 1

Động từ + tân ngữ + động từ nguyên thể có to (verb + object + to infinitive)

Xem thêm:: Điểm qua 10+ cách nấu canh gà nấm hay nhất bạn cần biết

Ví dụ:

  • We expected him to meet us at the airport.
  • We asked her to find a place to stay.

Những động từ thường dùng dùng theo cấu trúc này:

allow, advise, ask, beg, challenge, convince, encourage, force, invite, need, order, require, remind, recommend, teach, tell…

2.6.2. Cấu trúc 2

Động từ + tân ngữ + động từ nguyên thể không to (verb + object + bare infinitive)

Xem thêm:: Điểm qua 10+ cách nấu canh gà nấm hay nhất bạn cần biết

Ví dụ:

  • I saw him smash the bottle.
  • He helped me paint the house.

Những động từ thường dùng dùng theo cấu trúc này:

feel, hear, help, let, make, notice, see, watch…

2.6.3. Cấu trúc 3

Động từ + tân ngữ + động từ đuôi ing (verb + object + Ving)

Xem thêm:: Điểm qua 10+ cách nấu canh gà nấm hay nhất bạn cần biết

Ví dụ:

  • Doris recalled him buying the book.
  • I observed them painting the house.

2.7. Cấu trúc động từ + tân ngữ + mệnh đề (verb + object + clause)

2.7.1. Cấu trúc 1

Động từ + tân ngữ + mệnh đề “that” (verb + object + clause with “that”)

Xem thêm:: Hướng dẫn cách pha sữa Meiji thanh số 0, 9 cho trẻ em cực chuẩn

Ví dụ:

He informed the CEO that he was going to resign.

2.7.2. Cấu trúc 2

Động từ + tân ngữ + mệnh đề “wh-” (verb + object + clause with “wh-”)

Xem thêm:: Điểm qua 10+ cách nấu canh gà nấm hay nhất bạn cần biết

Ví dụ:

She told him why she had done it.

2.7.3. Cấu trúc 3

Động từ + tân ngữ + quá khứ phân từ (verb + object + past participle)

Xem thêm:: Điểm qua 10+ cách nấu canh gà nấm hay nhất bạn cần biết

Ví dụ:

They want the report finished immediately.

2.8. Cấu trúc động từ + tân ngữ + tính từ/cụm tính từ (verb + object + adjective/ adjective phrase)

Xem thêm:: Điểm qua 10+ cách nấu canh gà nấm hay nhất bạn cần biết

Ví dụ:

  • Sitting in traffic drives me crazy.
  • The fire has made the room much warmer.

2.9. Cấu trúc động từ + giới từ (verb + preposition)

2.9.1. Một số giới từ có thể đi ngay sau động từ

Xem thêm:: Điểm qua 10+ cách nấu canh gà nấm hay nhất bạn cần biết

Ví dụ:

  • I live in New York.
  • He swims across the river.

2.9.2. Một số động từ có cấu trúc

Động từ + giới từ + tân ngữ (verb + preposition + object)

Ví dụ: We talked about the problem.

Lưu ý: Nếu tân ngữ là một động từ, động từ đó sẽ có đuôi là -ing (Ving)

Xem thêm:: Điểm qua 10+ cách nấu canh gà nấm hay nhất bạn cần biết

Ví dụ:

  • Do you feel like going out tonight?
  • Have you succeeded in finding a job yet?

2.9.3. Một số động từ có cấu trúc

Động từ + tân ngữ + giới từ + động từ -ing (verb + object + preposition + Ving)

Ví dụ:

  • Excuse me for being so late.
  • Dad accused us of telling lies.

2.10. Cấu trúc động từ + động từ (verb + verb)

2.10.1. Cấu trúc 1

trợ động từ + động từ (auxiliary verb + verb)

Trợ động từlà những động từ hỗ trợ các động từ khác để hình thành các thể nghi vấn, phủ định, một số thì hay cách nào đó, hoặc để nhấn mạnh ý nghĩa của động từ chính trong câu. Có 12 trợ động từ trong tiếng Anh : be, can, dare, do, have, may, must, need, ought (to), shall, used(to), will.

Ví dụ:

  • Do you want some coffee?
  • The workers must obey our rules.
  • They would not help us.
  • I am driving to the beach.
  • I had seen this movie.
  • Một số động từ có những động từ thường khác theo sau. Động từ thứ nhất thường diễn tả thái độ, động từ thứ hai chỉ hành động.

Xem thêm:: Điểm qua 10+ cách nấu canh gà nấm hay nhất bạn cần biết

Ví dụ:

I saw that baby was crying.

I hope to see you soon.

2.10.2. Cấu trúc 2

động từ + động từ nguyên thể có to (verb + to- infinitive)

Xem thêm:: Điểm qua 10+ cách nấu canh gà nấm hay nhất bạn cần biết

Ví dụ:

  • I waited to begin dinner.
  • She wanted to come to the party.
  • We decided to leave early.

Những động từ thường theo sau bởi động từ nguyên thể có to:

afford, agree, ask, begin, choose, demand, fall, forget, hate, hope, like, manage, need, offer, promise, refuse, try…

2.10.3. Cấu trúc 3

động từ + động từ nguyên thể không to (verb + bare infinitive)

Xem thêm:: Điểm qua 10+ cách nấu canh gà nấm hay nhất bạn cần biết

Ví dụ:

  • Does your boss let you leave early when you don’t feel well?
  • My mother always makes me go home before 10:00 pm.

Những động từ theo sau bởi động từ nguyên thể không to:

feel, hear, help, let, make, notice, see, watch…

2.11. Cấu trúc động từ + danh động từ (verb + gerund)

Danh động từ được hình thành bằng cách thêm “-ing” vào sau động từ. Trong tiếng Anh có một số động từ được quy ước là phải theo sau với một danh động từ nếu ta muốn kết nối nó với một động từ khác.

Ví dụ:

  • I practice reading every day.
  • Summer means not going to school.
  • They finish writing the text.

Một số động từ theo sau là danh động từ:

anticipate, appreciate, avoid, defer, delay, doubt, escape, finish, imagine, involve, keep, mean, mind, practice, report, resist, suffer…

2.12. Cấu trúc động từ + chủ ngữ (verb + subject)

Chủ ngữ thường đứng trước động từ trong đa số tình huống, tuy nhiên chủ ngữ sẽ theo sau động từ trong những trường hợp sau:

  • Trong câu hỏi:
    • Where is my cheese on the table?
  • Khi chủ ngữ ở vị trí tân ngữ:
    • The girl is singing a song.
  • Trong câu đảo ngữ:
    • Winding through the valley is a river.
    • Directly in front of them stood a great castle.
  • Trong câu tường thuật, chủ ngữ thường đứng sau các động từ tường thuật như said, asked, suggested…
    • “What do you mean?” asked Henry.
    • “I love you” whispered Helen.
  • Trong câu bắt đầu với Here hoặc There:
    • Here goes our president.
    • There is a fly on your forehead.

3. Bài tập

4. Tổng kết

Qua bài viết này, FLYER hy vọng các bạn đã nắm được một số kiến thức căn bản về những từ loại đi sau động từ. Động từ trong tiếng Anh thì rất nhiều, và với mỗi động từ lại có những cấu trúc và cách sử dụng khác nhau. Do đó để sử dụng một cách nhuần nhuyễn, chúng ta chỉ có cách phải luyện tập hàng ngày và nhất là nên áp dụng thật thường xuyên nhé.

FLYER sẽ hỗ trợ các bạn để quá trình rèn luyện tiếng Anh trở nên dễ dàng và thú vị hơn. Đến với FLYER để trải nghiệm hình thức học tập “chưa từng thấy”, vô cùng hấp dẫn, vô cùng hiệu quả! Còn chờ gì nữa mà không tham gia ngay tại Phòng luyện thi ảo FLYER.

>>>Xem thêm

  • Động từ khuyết thiếu (modal verbs) là gì? Cách dùng và các trường hợp thường gặp bạn không thể không nắm vững
  • Cấu trúc “This is the first time …”: Cách kể về những “lần đầu tiên” bằng tiếng Anh
  • Động từ hai âm tiết trong tiếng Anh: Mẹo nhấn trọng âm DỄ NHỚ NHẤT