Sức Đề Kháng Là Gì, Cách Tăng Cường Đề Kháng Hiệu Quả

Đối với mỗi người, việc nâng cao sức đề kháng là vô cùng cần thiết, nó giúp phòng ngừa tối đa nguy cơ mắc bệnh. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu được khái niệm và tác động ảnh hưởng của sức đề kháng với cơ thể. Cùng tìm hiểu để làm rõ thêm về vấn đề này và một số cách tăng đề kháng hiệu quả cao.

Thế nào là sức đề kháng và cách nâng cao đề kháng hiệu quả nhất?
Thế nào là sức đề kháng và cách nâng cao đề kháng hiệu quả nhất?

Lý giải sức đề kháng là gì?

Sức đề kháng chính là thuật ngữ chỉ khả năng kháng cự lại đối với những tác nhân gây hại xâm nhập vào bên trong cơ thể. Sức đề kháng tiếng Anh là gì? Sức đề kháng tiếng Anh được gọi là resistance. Nó được gọi với nghĩa là sức đề kháng khi được nhắc đến trong y học, còn đối với những bối cảnh khác, từ resistance có rất nhiều nghĩa.

Sức đề kháng còn được gọi là hệ miễn dịch, đóng vai trò quan trọng giúp tạo thành một “tấm khiên chắn” để bảo vệ cơ thể gọi sự xâm nhập của virus, vi khuẩn có hại. Khi cơ thể bị suy giảm đề kháng sẽ khiến cho “tấm khiên chắn” phát huy hiệu quả kém hơn, dễ dàng mắc các bệnh truyền nhiễm. Có thể phân ra làm 2 loại sức đề kháng như sau:

  • Sức đề kháng tự nhiên

Hệ miễn dịch tự nhiên xuất hiện ngay từ khi còn là thai nhi ở trong bụng mẹ, nó lập thành hàng rào để bảo vệ ngay tức thì. Hàng rào bảo vệ này bao gồm các yếu tố bên ngoài và bên trong của cơ thể như da, dịch nhầy, mồ hôi, niêm mạc, các tế bào giúp bảo vệ một cách tự nhiên…

Ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ, thai nhi đã được mẹ truyền cho đề kháng để chống lại sự tác động tiêu cực do vi khuẩn, virus có hại gây ra. Hiệu quả của sức đề kháng càng nhận thấy rõ rệt hơn ở những giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Hệ miễn dịch tự nhiên này giúp trẻ có thể tự bảo vệ bản thân khi ra môi trường bên ngoài, tránh được ảnh hưởng của khói, bụi, tia UV, thuốc kháng sinh…

  • Sức đề kháng thu được

Hệ miễn dịch xuất hiện do có sự tác động được gọi là sức đề kháng thu được. Nó dựa vào sự phản kháng lại của cơ thể khi bị nhiễm virus, vi khuẩn hoặc được tiêm vacxin phòng bệnh.

Tuy nhiên, loại đề kháng này chỉ có hiệu quả trong một thời gian nhất định và có sự hạn chế trong phòng ngừa bệnh tật. Bên cạnh đó, loại đề kháng thu được chỉ phát huy hiệu quả phòng ngừa hoặc bảo vệ cơ thể trước một số loại bệnh chuyên biệt. Mặc dù vậy, con người vẫn cần tiếp nhận loại đề kháng này để phòng ngừa khi hệ miễn dịch tự nhiên của bản thân bị giảm sút.

Tiêm chủng vacxin phòng virus giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể
Tiêm chủng vacxin phòng virus giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể

Vai trò của hệ miễn dịch đối với cơ thể

Hệ thống miễn dịch của cơ thể phân bố ở khắp nơi như: Amidan cổ họng, xương tủy, ở da, hạch bạch huyết, hệ tiêu hóa, lá lách, các niêm mạc ở mũi, họng và bộ phận sinh dục… Nó đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật cho con người. Các vai trò phải kể đến của sức đề kháng như:

  • Phòng bệnh cho cơ thể

“Thủ phạm” gây ra các bệnh cho con người bao gồm vi khuẩn, virus gây hại. Theo đó, hệ miễn dịch sẽ là hàng rào giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của những tác nhân độc hại gây bệnh. Chúng ta có thể bắt gặp những tác nhân độc hại ở khắp mọi nơi trong môi trường sống hằng ngày.

Cơ chế miễn dịch sẽ được vận hành như sau: Sức đề kháng sẽ ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, virus gây bệnh. Nếu chúng vượt qua được hàng rào bảo vệ này thì cơ thể tiếp tục sản sinh ra tế bào bạch cầu và các nhân tố khác giúp tấn công lại vi khuẩn, virus.

Hệ miễn dịch sẽ phát huy tối đa hiệu quả giúp phòng thủ và tấn công lại sức ảnh hưởng của những tác nhân độc hại để chúng không gây ra bệnh cho cơ thể.

  • Tạo ra kháng thể giúp tránh các bệnh cũ tái phát lại

Thông thường, hệ miễn dịch của con người sẽ được cải thiện theo thời gian. Khi cơ thể của trẻ bị nhiễm bệnh vặt thường xuyên như cảm mạo, viêm họng, viêm mũi… sẽ tự sản sinh ra kháng thể để điều trị bệnh. Đương nhiên, khi các bệnh này bị tái phát lại, trẻ sẽ có một “ngân hàng” kháng thể giúp chúng có thể tăng cường sức đề kháng, chống lại bệnh cũ một cách hiệu quả.

Sức đề kháng sẽ phát huy hiệu quả cao nhất khi cơ thể chúng ta khỏe mạnh, còn trẻ và có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng, tập luyện hợp lý. Nó cũng sẽ yếu dần khi ở độ tuổi lớn hơn, nhất là ở những người già. Sức đề kháng suy giảm khiến họ dễ mắc các bệnh như ung thư, viêm khớp, tai biến…

Tác động nào ảnh hưởng tới sức đề kháng của cơ thể?

Vai trò của sức đề kháng đối với cơ thể là vô cùng cần thiết. Nó như một hàng rào giúp bảo vệ con người tránh khỏi những tác động tiêu cực từ môi trường hoặc từ vi khuẩn, virus gây hại. Sức đề kháng tốt sẽ giúp phòng ngừa bệnh tật tối đa cho cơ thể khỏe mạnh. Vậy, những tác nhân nào khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm? Cùng tìm hiểu để biết cách phòng tránh tốt nhất.

  • Ô nhiễm môi trường

Trước sự phát triển nhanh quá mức của nền công nghiệp kéo theo hệ lụy là môi trường ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Bên cạnh việc môi trường đang ngày bị phá hủy là sự suy giảm của hệ miễn dịch.

Các, khí độc, hóa chất, khói bụi… bị thải ra ngoài môi trường một cách bừa bãi khiến cho cuộc sống ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này làm sản sinh ra khí carbon gây suy giảm hệ hô hấp, cản trở sự hình thành và kích thích hệ thống phòng ngự của các tế bào. Ngoài ra, khi ăn quá nhiều rau, củ, quả hoặc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, chứa thuốc bảo vệ thực vật… sẽ gây ra tình trạng phá hủy các tế bào, suy giảm miễn dịch.

Việc ô nhiễm môi trường cũng gây ra tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu, ảnh hưởng đến hệ sinh thái bình thường của thiên nhiên. Từ đó, các hiện tượng thay đổi thời tiết cực đoan xuất hiện càng nhiều, ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, người già và những người đang mắc bệnh…

Môi trường ô nhiễm khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm
Môi trường ô nhiễm khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm
  • Thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh

Đối với mỗi người, ngủ đủ giấc là vô cùng quan trọng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, khi cơ thể được đáp ứng đủ nhu cầu nghỉ ngơi sẽ tự động sản sinh ra hệ miễn dịch giúp cơ thể phòng chống bệnh tật tốt hơn. Tuy nhiên, rất nhiều người lại có thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi thiếu lành mạnh.

Thường xuyên thức khuya, mất ngủ kéo dài sẽ giảm lượng melanin sản sinh trong lúc ngủ khiến số lượng bạch cầu suy giảm, gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch. Ngủ ít, sinh hoạt không điều độ cũng là “thủ phạm” gây ra các bệnh liên quan đến dạ dày, dư thừa axit…

  • Áp lực, căng thẳng thường xuyên

Hiện nay, cuộc sống bận rộn cũng kéo theo nhiều áp lực và căng thẳng. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu được xác định gây ra các bệnh về dạ dày, thần kinh… Một trong những lý do khiến các bệnh lý xuất hiện ngày càng nhiều là do hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm đáng kể. Đặc biệt, đối với những người bị căng thẳng thường xuyên, stress kéo dài rất dễ mắc bệnh do suy giảm sức đề kháng.

  • Ăn uống không khoa học

Một chế độ ăn uống thiếu dinh dưỡng, không khoa học cũng khiến cho hệ miễn dịch yếu dần đi. Đối với những người có chế độ ăn nghèo dưỡng chất, ít rau xanh có nguy cơ phải đối mặt với nhiều loại bệnh tật khác nhau, trong đó có ung thư.

Do vậy, việc cải thiện chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống đủ nước mỗi ngày không những giúp tăng đề kháng mà còn giúp thải độc, thanh lọc cơ thể. Chỉ khi cơ thể đào thải được hết độc tố ra bên ngoài mới giúp hệ miễn dịch được nâng cao.

Cách tăng đề kháng hiệu quả cho cơ thể phát triển khỏe mạnh

Mặc dù hiểu rõ về vai trò và sức ảnh hưởng của môi trường đối với hệ miễn dịch của cơ thể nhưng không phải ai cũng biết bảo vệ bản thân đúng cách. Dưới đây là một số giải pháp được các chuyên gia khuyên dùng để nhằm tăng cường đề kháng tốt nhất.

Tăng sức đề kháng bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Dinh dưỡng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng đề kháng và giúp cơ thể phát triển toàn diện, khỏe mạnh. Một số nhóm thực phẩm cung cấp hàm lượng lớn Vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như:

  • Nhóm rau, củ, quả tươi: Giúp tăng cường đề kháng bằng cách sản sinh kháng thể chống lại virus và tế bào bạch cầu. Ví dụ như cải kale, cần tây, súp lơ xanh, cà rốt, củ cải, bưởi, cam, dâu tây, kiwi, việt quất, ớt chuông, khoai lang…
  • Nhóm quả mọng nước: Một số loại quả như việt quất, mâm xôi… có chứa chất chống oxy hóa cao, phòng ngừa bệnh tật và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả.
  • Nhóm tỏi, gừng: Tỏi có chứa allicin là chất kháng sinh tự nhiên giúp chống lại sự suy giảm các chức năng miễn dịch của cơ thể. Tỏi và gừng là nhóm thực phẩm có khả năng kháng viêm, giảm đau hiệu quả. Tác dụng cao hơn nếu sử dụng tỏi đen mỗi ngày.
  • Nhóm thực phẩm từ động vật: Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh, thực phẩm giàu kẽm và khoáng chất giúp tăng cường đề kháng cực kỳ hữu hiệu. Các món ăn giàu kẽm như lòng đỏ trứng gà, sò, cá hồi, thịt nạc heo, thịt cừu, thịt bò…
Sử dụng nhiều thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất
Sử dụng nhiều thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất

Bên cạnh việc bổ sung những thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho hệ miễn dịch thì việc hạn chế nạp vào cơ thể những chất độc hại, ô nhiễm là rất cần thiết. Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất kích thích và các thực phẩm đóng hộp, đồ cay, nóng, chiên, rán chứa quá nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo… Đồng thời, không nên ăn quá thường xuyên những thực phẩm chứa hàm lượng lớn chất đạm, chất béo bão hòa khiến cơ thể không thể hấp thụ được.

Tăng cường rèn luyện thể chất, vận động thường xuyên

Tập luyện thể dục, thể thao và có một chế độ vận động hợp lý, phù hợp với bản thân là cực kỳ quan trọng. Vận động thường xuyên giúp tăng sức đề kháng đường hô hấp, hỗ trợ lưu thông khí huyết, giải phóng năng lượng, ngăn tích tụ mỡ thừa…

Một số môn vận động nhẹ nhàng, duy trì thể lực tốt và cải thiện tim mạch, huyết áp, điều chỉnh cân nặng hiệu quả là rất cần thiết. Ví dụ như: bơi lội, đạp xe, đi bộ, gym, yoga, cầu lông, bóng bàn…

Tăng cường vận động để tăng cường sức đề kháng
Tăng cường vận động để tăng cường sức đề kháng

Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng

Dù công việc có bận rộn đến mấy thì thời gian nghỉ ngơi và thư giãn đầu óc là hoàn toàn cần thiết, nhất là đối với những người thường xuyên phải chịu áp lực. Xây dựng thói quen sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, giải tỏa căng thẳng và tìm những trò giải trí vui nhộn để quên đi stress sẽ góp phần nâng cao đề kháng cho cơ thể.

Sử dụng nước ion điện giải để bảo vệ sức khỏe

Một trong những biện pháp giúp tăng đề kháng và bảo vệ cơ thể khỏe mạnh được các chuyên gia khuyên áp dụng là uống nước ion điện giải. Khác với các loại nước thông thường, nước ion điện giải được tạo ra bởi máy lọc nước ion điện giải dựa trên công nghệ điện phân độc quyền của Nhật Bản. Nguồn nước vô cùng có lợi cho sức khỏe người sử dụng bởi nó sở hữu những đặc tính quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bao gồm:

  • Khả năng chống oxy hóa hiệu quả, ức chế sự tăng sinh của các gốc tự do gây bệnh.
  • Giàu tính kiềm giúp phòng ngừa các bệnh về dư thừa axit, cân bằng độ pH trong cơ thể. Tính kiềm ở nước tương tự như tính kiềm trong rau xanh nhưng lại có khả năng chuyển hóa nhanh hơn rau xanh gấp nhiều lần.
  • Giàu khoáng chất tự nhiên nhờ bộ lọc Nano hiện đại giúp loại sạch vi khuẩn và virus gây bệnh nhưng vẫn giữ lại khoáng chất có lợi cho cơ thể. Nhờ vậy, cải thiện tốt hệ miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật và giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh, toàn diện.
  • Khả năng thẩm thấu dễ dàng với phân tử nước có kích thước siêu nhỏ. Hỗ trợ thanh lọc cơ thể và thải độc tốt hơn, hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
Nước ion điện giải cực kỳ tốt cho sức khỏe và giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể
Nước ion điện giải cực kỳ tốt cho sức khỏe và giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể

Để tăng cường sức đề kháng, mỗi người cần tự biết cách bảo vệ bản thân tránh khỏi những tác động tiêu cực và áp dụng những biện pháp nâng cao hệ miễn dịch. Cơ thể khỏe mạnh không chỉ giúp cuộc sống trở nên hạnh phúc mà còn không gây ra những hệ lụy đối với gia đình và những người xung quanh.