Bị sưng tay phải làm sao? Nguyên nhân và cách khắc phục • Hello Bacsi

  • Thở hụt hơi
  • Nhịp tim không đều
  • Đi tiểu ít hơn bình thường
  • Sưng phù lan rộng sang cánh tay hoặc chân.

Các bệnh về thận

Chân tay phù là bệnh gì? Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về thận. Thận có chức năng lọc máu và các chất cặn bã, giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể. Do đó, khi hoạt động của thận bị ảnh hưởng, chất lỏng có thể tích tụ bên trong các mô, dẫn đến hiện tượng sưng phù tay chân. Bên cạnh đó, các bệnh về thận còn gây ra các vấn đề như cholesterol cao, huyết áp cao, tiểu ra máu.

Sưng tay do viêm khớp

Viêm khớp có thể ảnh hưởng đến nhiều vị trí trên cơ thể, bao gồm ngón tay và cổ tay. Khi bị viêm khớp, đầu ngón tay bị sưng phù và cổ tay cũng sẽ đỏ lên, sưng nóng và tê cứng. Các triệu chứng của viêm khớp thường có xu hướng nghiêm trọng hơn vào buổi sáng. Do đó, người bệnh có thể dễ dàng nhận biết căn bệnh này thông qua các biểu hiện sau:

  • Cảm giác tê cứng khớp ở bàn tay trong một vài giờ sau khi thức dậy vào buổi sáng
  • Sưng tay kéo dài trên 3 ngày
  • Tình trạng sưng xảy ra thường xuyên, từ 3 lần/tháng trở lên

Sưng tay do phù mạch mề đay

Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng histamine và các hóa chất khác vào máu. Điều này có thể gây ra hiện tượng sưng phù dưới da (còn gọi là phù mạch mề đay). Các triệu chứng có thể xuất hiện một cách đột ngột và ảnh hưởng đến nhiều vị trí trên cơ thể, từ tay, chân, mắt, môi đến cổ họng.

Sưng tay do phù mạch

Các triệu chứng phổ biến của phù mạch mề đay bao gồm:

  • Xuất hiện các điểm sưng trên cơ thể
  • Da có vẻ bình thường, không bị phát ban đỏ
  • Có cảm giác đau hoặc nóng ở vùng da bị ảnh hưởng
  • Phù nề quanh mắt và miệng

Sưng tay do phù mạch mề đay thường tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp sưng phù nặng, đặc biệt là ở cổ họng, lưỡi gây khó thở, bạn cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay lập tức.

Sưng tay do phù mạch bạch huyết

Phù mạch bạch huyết là tình trạng tích tụ dịch bất thường trong mô mềm do hệ bạch huyết bị tắc nghẽn, tổn thương hoặc phát triển không bình thường. Khi mạch bạch huyết bị phù nề, ngón tay, ngón chân, cánh tay và chân cũng có thể bị sưng theo.

Phù bạch huyết xuất hiện phổ biến ở những người từng làm phẫu thuật hoặc xạ trị ung thư vú. Tình trạng này được gọi là phù bạch huyết thứ cấp. Ngoài ra, một số ít người sinh ra đã có hệ bạch huyết bất thường, gây ra tình trạng phù bạch huyết nguyên phát.

Ngoài gây sưng bàn tay, phù bạch huyết còn có các triệu chứng sau:

  • Cảm giác đau ở cánh tay hoặc bàn tay
  • Khó vận động tay
  • Tê nhức cánh tay hoặc bàn tay
  • Da cánh tay có hiện tượng căng bóng và phù nề

Hiện nay, y học vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh phù bạch huyết. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được cải thiện nhờ phương pháp xoa bóp.

Các biện pháp khắc phục tại nhà

Bị sưng tay phải làm sao? Trong trường hợp nhẹ, bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng các biện pháp đơn giản sau đây:

  • Ngâm tay trong nước ấm hoặc nước mát. Nước ấm sẽ giúp thư giãn các cơ và tăng lưu thông máu. Trong khi đó, nước mát sẽ giúp điều hòa thân nhiệt và giảm sưng trong thời tiết nóng.
  • Giảm lượng muối trong chế độ ăn uống hàng ngày về mức phù hợp
  • Hạn chế ăn thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, tăng cường tiêu thụ trái cây, rau quả tươi

Hạn chế thức ăn nhanh

  • Vận động thường xuyên, không ngồi hay nằm một chỗ trong thời gian quá lâu
  • Luyện tập các bài tập vận động đơn giản dành cho tay
  • Uống nhiều nước
  • Điều trị các vấn đề sức khoẻ gây sưng, phù nề tay, chẳng hạn như bệnh thận, viêm khớp, phù mạch, phù bạch huyết, ung thư…

Sưng tay không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt mà còn khiến người bệnh khó chịu và lo lắng. Trong trường hợp các biện pháp khắc phục tại nhà không mang lại hiệu quả, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị.