Da ngón tay bị thâm đen là bệnh gì, có nguy hiểm không? – Sữa non Alssafaa Life dành cho mẹ bầu

Đột nhiên da ngón tay bị thâm đen không rõ nguyên nhân. Các đầu ngón tay bị thâm sì lại, hoặc các khớp ngón và kẽ ngón tay bị sạm đen. Đó có phải là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị bệnh không? Tình trạng đen sạm da tay có nguy hiểm không và làm thế nào để cải thiện?

Bạn đang xem: Da ngón tay bị thâm đen là bệnh gì, có nguy hiểm không?

1. Da ngón tay bị thâm đen là bệnh gì?

Da ngón tay bị thâm đen là bệnh gì, có nguy hiểm không? - Sữa non Alssafaa Life dành cho mẹ bầu
Các bệnh lý khiến cho ngón tay bị đen sạm

Nhiều người bẩm sinh đã có làn da ngăm nên các vùng da có nếp gấp như khớp ngón tay, kẽ ngón tay bị thâm đen do tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc bị dày sừng da. Đó cũng là biểu hiện của các bệnh da liễu như chàm, viêm da ánh nắng, và đôi khi là dày sừng sau khi bị ghẻ.

Với các trường hợp vùng da đầu ngón tay đột nhiên bị thâm đen lại, kèm theo cảm giác tê, ngứa râm ran và đau, người bệnh có lẽ đã mắc hội chứng Raynaud. Đây là hiện tượng các mạch máu dưới da bị co thắt, lưu lượng máu lưu thông từ đó giảm sút và khiến cho đầu ngón tay bị thâm đen lại. Tình trạng này sẽ trở nên nặng nề hơn vào thời tiết lạnh. Một số nguyên nhân cơ bản khiến cho người bệnh mắc chứng Raynaud là bệnh xơ cứng bì, bệnh tuyến giáp, lupus và rối loạn máu.

2. Các căn bệnh khiến cho da ngón tay bị thâm đen có nguy hiểm không?

Da ngón tay bị thâm đen là bệnh gì, có nguy hiểm không? - Sữa non Alssafaa Life dành cho mẹ bầu
Các bệnh lý có thể gây ra biến chứng nguy hiểm

Các bệnh da liễu khiến cho ngón tay bị thâm kể trên không phải là bệnh lý nguy hiểm. Chàm, viêm da, dày sừng hay ghẻ đều có thể điều trị khỏi được nếu người bệnh tìm gặp bác sĩ từ sớm. Sử dụng thuốc chỉ định và chăm sóc da an toàn theo hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp làn da mau chóng hồi phục. Tuy nhiên, khi người bệnh chủ quan không chữa ngay, để cho bệnh kéo dài dai dẳng thì về sau càng khó chữa. Bệnh da liễu cũng sẽ tái phát nhiều lần, rất khó kiểm soát triệu chứng.

Riêng về hội chứng Raynaud, cần có biện pháp điều trị an toàn theo tư vấn của bác sĩ. Bởi căn bệnh này có thể gây ra rối loạn cảm giác, thậm chí là loét và hoại tử nếu không được điều trị gấp. Không những thế, các triệu chứng của bệnh lý nền kích hoạt hội chứng Raynaud cũng sẽ xuất hiện dồn dập, khiến cho người bệnh kiệt sức.

3. Bệnh có lây truyền không?

Các chứng bệnh khiến cho da ngón tay bị đen, thâm kể trên đều không lây nhiễm vì không bắt nguồn từ vi khuẩn, virus hay nấm gây bệnh. Vì thế, người bệnh không cần lo lắng về việc cách ly hay tránh tiếp xúc với những người xung quanh. Khi vùng da ngón tay có những dấu hiệu bất thường, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám ngay. Tránh để bệnh ủ lâu không chữa, có thể dẫn đến những biến chứng tai hại.

Liên quan:

Sỏi tiết niệu ở trẻ em – những điều cần biếtMang thai theo từng tuần từ 1 – 12 tuần, mẹ nên làm gì?Làm đẹp sau sinh mổCon gái có má lúm đồng tiền thì saoCách xử trí khi trẻ bị đau bụng đi ngoài liên tục

4. Cách chữa các bệnh khiến cho da ngón tay bị đen thâm

4.1. Cách cải thiện tình trạng da ngón tay thâm vì bệnh da liễu

Da ngón tay bị thâm đen là bệnh gì, có nguy hiểm không? - Sữa non Alssafaa Life dành cho mẹ bầu
Chữa da ngón tay bị thâm đen do bệnh da liễu

Các căn bệnh da liễu như viêm da, chàm, dày sừng,… có thể được điều trị nhanh chóng bằng thuốc chỉ định của bác sĩ. Kèm theo các phương pháp chăm sóc da an toàn, tình trạng da sẽ sớm được cải thiện.

Article post on: suanoncolosence.com

  • Sử dụng thuốc điều trị: Hãy tìm gặp bác sĩ da liễu để được kê đơn thuốc bôi trị viêm, chàm.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Thường xuyên thoa kem dưỡng ẩm để phòng ngừa các vết nứt nẻ, khô tróc. Đồng thời, lớp tế bào bị thâm sạm cũng sớm được làm mềm và bong ra hơn.
  • Tẩy tế bào chết định kỳ: Tối thiểu 1 lần/tuần, người bệnh cần sử dụng các sản phẩm tẩy tế bào chết để thoa lên vùng da tay. Đây là cách nhanh chóng để loại bỏ lớp tế bào thâm sạm, khô tróc bên ngoài, trả lại làn da trắng mềm, khỏe mạnh.

>> Xem thêm: Cách trị khô da tay chân do thiếu chất, bệnh da liễu hoặc thời tiết

4.2. Cách chữa da ngón tay bị thâm đen do Raynaud

Da ngón tay bị thâm đen là bệnh gì, có nguy hiểm không? - Sữa non Alssafaa Life dành cho mẹ bầu
Điều trị theo phác đồ mà bác sĩ tư vấn

Riêng với hội chứng này, cần phải điều trị đúng cách theo phác đồ mà bác sĩ tư vấn. Bởi bệnh có nguy cơ dẫn đến hoại tử, loét da và suy giảm chức năng rất cao nên cần được điều trị ngay khi mới nghi ngờ có triệu chứng.

  • Sử dụng thuốc cải thiện tuần hoàn máu: Các loại thuốc chẹn kênh canxi, thuốc giãn mạch, thuốc ức chế alpha được dùng để trị bệnh Raynaud.
  • Bảo vệ bàn tay khỏi không khí lạnh: Luôn đeo găng tay vào mùa đông, thường xuyên sưởi ấm bàn tay bằng đèn hồng ngoại hoặc máy sưởi. Khi tắm nhất định phải dùng nước ấm.
  • Loại bỏ chất kích thích: Thuốc lá và caffeine là hai nguyên nhân hàng đầu kích thích hội chứng Raynaud bùng phát. Bởi vậy, cần loại bỏ chúng khỏi thói quen sống hàng ngày.

5. Biện pháp phòng ngừa thâm đen đầu ngón tay

Cùng với quá trình điều trị các bệnh lý kể trên, người bệnh cần áp dụng các biện pháp chăm sóc cơ thể để phòng ngừa triệu chứng bệnh tái phát. Dưới đây là một số lưu ý:

  • Luôn bảo vệ bàn tay khỏi những chấn thương không đáng có
  • Luôn giữ ấm bàn tay, tránh thời tiết khắc nghiệt
  • Luôn giữ cho bàn tay khô ráo, sạch sẽ
  • Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu vitamin và khoáng chất
  • Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích
  • Không tự ý sử dụng bất cứ thuốc điều trị nào khi chưa được bác sĩ da liễu cho phép
  • Khi sử dụng thuốc điều trị, cần tuân thủ đúng liều lượng, tần suất như bác sĩ đã chỉ định

Da ngón tay bị thâm đen có thể là dấu hiệu của một số bệnh da liễu thường gặp, hoặc do mắc hội chứng Raynaud có liên quan đến tuần hoàn máu. Để xác định được đúng nguyên nhân và có biện pháp khắc phục an toàn, hiệu quả, người bệnh nên tìm đến các cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán càng sớm càng tốt.

Source: suanoncolosence.com

Xem thêm:

Trang Thông Tin Chăm Sóc Và Giáo Dục Trẻ Cho MẹCơn gò khi mang thai (Braxton Hicks): Làm sao để phân biệt cơn gò thật và giả?Bầu ăn cà chua được khôngTìm hiểu về bệnh u nang buồng trứng ở phụ nữHàm lượng sắt trong Elevit là bao nhiêu? Có cần bổ sung thêm sắt ngoài không?

Bạn đang đọc bài viết từ chuyên mục Sức khỏe mẹ và bé tại website https://suanoncolosence.com.

Source: https://www.vietskin.vn/da-ngon-tay-bi-tham-den/

Article post on: suanoncolosence.com