Tế bào phôi sinh là?

Câu hỏi: Tế bào phôi sinh là?

A. Những tế bào đã được biệt hóa

B. Những tế bào hình thành ở giai đoạn đầu tiên của hợp tử

C. Những tế bào hình thành ở giai đoạn đầu của hợp tử chưa mang chức năng chuyên biệt

D. Những tế bào có tính toàn năng

Đáp án đúng C.

Tế bào phôi sinh là những tế bào hình thành ở giai đoạn đầu của hợp tử chưa mang chức năng chuyên biệt.

Lý giải việc chọn đáp án C là do:

– Tế bào phôi sinh hay còn gọi là Tế bào mầm phôi là tế bào sinh học chưa chuyên hoá, có khả năng phát triển thành bất kì loại tế bào nào khác trong cơ thể sinh vật đa bào.

– Sự hình thành và phát triển phôi:

Hợp tử sau khi được tạo thành, qua những lần phân chia đầu tiên, các tế bào con được sinh ra. Những tế bào này sẽ phát triển theo các hướng khác nhau, với cấu trúc và chức năng riêng biệt. Một trong những hướng biệt hóa là hướng hình thành nên các tế bào mầm sơ khai (tế bào mầm sinh dục nguyên thủy). Nguyên nhân tạo ra hướng biệt hóa là trong tế bào chất của hợp tử luôn chứa nhiều nhân tố “quyết định” (determint factor), các nhân tố này lại phân bố không đồng đều. Do đó, khi hợp tử phân cắt thì mỗi tế bào con sẽ nhận được một phần tế bào chất có chứa nhân tố “quyết định” có thành phần và hàm lượng không giống nhau. Những tế bào con nào nhận được nhân tố này sẽ biệt hóa theo hướng mà nhân tố “quyết định” đó quy định.

Trong quá trình phát triển phôi, các tế bào mầm nảy sinh tại vị trí chuyên biệt, tách biệt hẳn với sự phát triển của tế bào sinh dưỡng (ở cả động vật có xương sống và không xương sống). Ở động vật có vú, sự phát triển của tế bào mầm được triển khai nghiên cứu khá hiệu quả ở đối tượng chuột. Các tế bào mầm đầu tiên được nhận diện là ở niệu nang (allantois) trong trung bì ngoài phôi, vào khoảng ngày thứ 7 sau khi giao phối (7dpc), chúng xuất hiện ở dạng theo nhóm (chừng 50 tế bào) và biểu hiện tốt hoạt tính alkaline phosphatase.

Những tế bào mầm giai đoạn thai nói trên được gọi là tế bào mầm sinh dục (primordial germ cells_PGC). PGC sau đó vừa tăng sinh, vừa chuyển từ mô ngoài phôi đến phôi đang hình thành vào ngày 8,5 pdc, và tiếp tục di cư xuyên qua đoạn cuối ruột phôi (hingut) trong khi vẫn tăng sinh nhanh. Những tế bào này sẽ di cư xa hơn, xuyên qua mạc treo tiểu tràng chung (dorsal mesentery) để đi vào rãnh sinh dục (genital ridge-cơ quan sinh dục thai) vào ngày 10,5 dpc. PGC tiếp tục tăng sinh trong rãnh sinh dục, ước chừng cho đến ngày 12,5 pdc. Lúc này, sự phân biệt giới tính trở nên rõ ràng hơn về hình thái.

Vào ngày 13,5 dpc, có khoảng 25.000 tế bào PGC có thể được tìm thấy trong rãnh sinh dục, nghĩa là PGC đã gia tăng số lượng gấp 500 lần so với khi chúng sinh ra. Vào lúc bắt đầu biệt hóa giới tính, tế bào mầm sinh dục đực và cái có con đường phát triển khác nhau. Ở con cái, PGC đi vào giảm phân và trở nên nghỉ vào giai đoạn prophase của giảm phân II. Ớ con đực, PGC được bảo vệ trong các lõi tinh (testicular cord) (các ống sinh tinh thai), chúng ở vào trạng thái nghỉ, ngừng nguyên phân. Trạng thái nghỉ ngơi này sẽ tiếp tục cho đến khi chúng sinh ra trong cả hai giới tính.

Sau khi sinh, các tế bào mầm cái sẽ định kì lựa chọn cho sự trưởng thành giảm phân, trong khi các tế bào mầm sinh dục đực bắt đầu nguyên phân. Trong cá thể đực, những tế bào mầm lưỡng bội sau khi sinh này gọi là các tinh nguyên bào (spermatogonia). Tinh nguyên bào sẽ bắt đầu nguyên phân và biệt hóa tuần tự trước khi tiến hành giảm phân.