8 Vị Thuốc Đông Y Trong Ẩm Thực Hằng Ngày Mà Bạn Chưa Biết – Món ngon đơn giản

Trong Đông y, nguyên liệu dùng làm thuốc thường là thảo mộc. Ngày nay rất nhiều người sử dụng các nguyên liệu thuốc Đông Y vào thức ăn hằng ngày để bồi bổ. Ví dụ như: Gà hầm thuốc Bắc, Vịt om thuốc bắc, Lẩu có thêm vị thuốc bắc,… Đây là những rất thích hợp dùng cho người suy nhược cơ thể, người khí huyết hư suy, huyết áp thấp nên hay chóng mặt hoa mắt, đau đầu, da dẻ xanh xao, phụ nữ có thai và sau khi sinh, người sau khi ốm nặng. Ngoài ra, món ăn này cũng đáp ứng nhu cầu dưỡng sinh, tăng cường sức khỏe… Những vị thuốc này không phải để chữa bệnh triệt để mà bồi bổ hằng ngày. Hôm nay, mình xin giới thiệu cho các bạn 8 vị thuốc thường được thêm vào các món ăn:

1. Táo tàu

Táo Tàu Như Một Gia Vị Thần Kì
Táo Tàu Như Một Gia Vị Thần Kì

– Tác dụng: Táo dùng chung làm tăng khả năng an thần, giúp ngủ ngon vì nó chứa saponin có tác dụng an thần.Táo tàu chứa nhiều chất phenolic làm tăng hoạt tính chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư, rất tốt cho sức khỏe tim mạch.

– Các món ăn: Chè táo tàu nấm tuyết, Trà long nhãn táo đỏ, Gà hầm, Canh xương táo đỏ,…

2. Gừng:

– Tác dụng: Gừng tươi có tính ấm tác dụng giải cảm, tiêu đờm, chống nôn rất tốt, giảm đau và kháng viêm tự nhiên cực kỳ hiệu quả. Gừng có tác dụng hiệu quả trong việc loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu, ..

Gừng Một Vị Thuốc Của đông Y
Gừng Một Vị Thuốc Của đông Y

– Các món ăn: Thịt bò xào gừng, Gà hầm, rau cả xào gừng, mứt gừng, trà gừng, cháo gừng hành, cá chép đậu đỏ gừng tươi, chè nếp gừng, bánh trôi nước gừng tươi,

3. Nhãn nhục hay còn gọi là long nhãn, được tạo ra bằng cách sơ chế và sấy khô cùi nhãn.

Long Nhãn
Long Nhãn

– Tác dụng: Ngăn ngừa thiếu máu, chữa mất ngủ, dùng cho những người kén ăn, có vấn đề về đường tiêu hóa, da xanh tái, cải thiện nhịp tim, dùng trong các trường hợp tim loạn nhịp, hồi hộp, mất ngủ, đau lưng mỏi gối, chữa bệnh thiếu máu, an thần.…

– Các món ăn: Chè hạt sen nhãn nhục, chè nhãn nhục đường phèn, chè nhãn nhục táo đỏ, …. – Khuyến cáo: không ăn long nhãn khi đói, trước lúc ngủ, khi đang đầy hơi chướng bụng.

4. Kỷ tử:

Kỷ Tử
Kỷ Tử

– Tác dụng: có thể bổ cả âm lẫn dương, bổ máu, tăng cường máu, làm sáng mắt, khi đau lưng, di tinh, mắt mờ, huyết kém,… Đối với người trẻ, kỷ tử có tác dụng làm đẹp da, chống lão hóa, bổ gan, giúp tinh thần phấn chấn. Đối với người già, giúp hạ mỡ máu, ổn định huyết áp, giảm thiếu nước bọt, miệng khô, đổ mồ hôi trộm, thường xuyên mất ngủ.

Cháo Kỷ Tử Hạt Sen Bổ Dưỡng
Cháo Kỷ Tử Hạt Sen Bổ Dưỡng

– Các món ăn: Bánh bông lan kỷ tử, trà kỷ tử, hè hạt sen long nhãn kỷ tử, Cách nấu cháo với kỷ tử,…

5. Hoàng kỳ

Hoàng Kỳ
Hoàng Kỳ

– Tác dụng: có tác dụng làm tăng cường khí phổi, có lợi cho thận, bổ gan, giảm viêm thận mãn tính, cao huyết áp, tiểu đường, giãn nỡ mạch máu, phòng đột quỵ, hạ huyết áp, ngừa cảm lạnh, tăng sức đề kháng, lợi tiểu, tiêu thũng, giảm béo, làm mướt da, đẹp da mặt….

– Các món ăn: Hoàng kỳ với hồng trà, Canh gà nấu với hoàng kỳ, Trà hoàng kỳ đương quy

6. Đương quy hay còn gọi là “Nhân sâm dành cho phụ nữ”

đương Quy
đương Quy

– Tác dụng: thường được dùng để tạo mùi. chữa bệnh về nội tiết phụ nữ, chữa bụng đầy hơi và điều trị bệnh viêm khớp, là thuốc diệt khuẩn nhẹ và có thể chữa đau bụng, co thắt cơ bắp và giảm triệu chứng viêm phế quản, kích thích kinh nguyệt,… và một số bệnh về da

– Các món ăn: Rượu đương quy, Cá nhồi sâm đương quy, Gà ác hầm sâm đương quy, rau đương quy- Khuyến cáo : Không dùng đương quy cho phụ nữ đang mang thai (nguy cơ gây sẩy thai), không dùng đương quy cho trẻ em và phụ nữ đang cho con bú. Và khi bị bệnh đái tháo đường, viêm loét hệ tiêu hóa hoặc có rối loạn về máu.

7. Hoài sơn hay còn gọi là Củ mài

Hoài Sơn Hay Còn Gọi Là Củ Mài
Hoài Sơn Hay Còn Gọi Là Củ Mài

– Tác dụng: Tác dụng bồi bổ tỳ vị, bổ thận, tăng cường chức năng tiêu hóa điều trị các chứng ho hen, cân bằng âm dương trong cơ thể, đặc biệt tác dụng điều trị bệnh tiểu đường

– Các món ăn: Canh xương nấu củ mài, Cháo củ mài đậu đỏ, Chè củ mài long nhãn,…

8. Củ sen

Củ Sen
Củ Sen

– Tác dụng: Cải thiện chức năng miễn dịch, Hỗ trợ tiêu hóa, Kiểm soát thần kinh, Điều hòa huyết áp, Thiếu máu, Cầm máu, Cung cấp năng lượng cho cơ thể,Táo bón hoặc tiêu chảy, Bảo vệ tim, Loại bỏ chất nhầy, Điều hòa nhiệt độ cơ thể

– Các món ăn: Canh củ sen hầm sườn non, Chè củ sen, Cháo củ sen, Gỏi củ sen, trà củ sen

Một số món ăn từ các nguyên liệu trên

Công thức: “Gà hầm thuốc bắc”

Gà Hầm Thuốc Bắc
Gà Hầm Thuốc Bắc

* Nguyên liệu – 1 con gà khoảng 1,2n- 1,5 kg – 1 củ sâm khoảng 200g hay 2 nhánh bạch sâm (sâm phơi khô ) – 2 củ tỏi – 10 quả táo tàu, – 50g Hoài sơn (Củ mài), Hoàng kỳ, Kỷ tử, củ sen, long nhãn – 1 củ nhân sâm – 1 củ gừng nhỏ – 10 hạt sen – 100 gam gạo nếp

Cách làm Bước 1: Sơ chế – Gà làm sạch, không mổ phanh, mổ từ phía dưới để lấy các bộ phận ben trong. – Gạo nếp thì ngâm vo sạch rồi dùng với nguyên liệu thuốc trên dồn vào bụng gà, vắt 2 chân gà lại, khâu lại, buộc lại…làm sao cho nó cố định lại. – Lưu ý : Không nêm bất cứ gia vị gì cả. Bởi vì nêm gia vị sẽ làm mất độ ngọt tự nhiên của sâm.

Bước 2: Chế biến – Đổ 3-4 bát lớn (tô) nước vào nồi lớn, bật lửa lớn, nấu đến khi gà sôi thì giảm lửa – Sau khi giảm nhỏ lửa, hầm thực sự là mềm, khoảng 3 – 5 tiếng . * Có thể cho vào nồi cơm điện hầm. ( Không nên cho vào nồi áp suất) – Sau khi gà đủ độ chín, mềm, Vớt gà ra, xe thịt bằng tay. – Khi ăn thì thêm muối, hành lá, tiêu…tùy khẩu vị. * Một vài lưu ý – Gà để hầm nên dùng gà ác, không nên mua gà đông lạnh. – Thêm bất cứ vị thuốc bắc nào có tác dụng tốt cho bạn.T uỳ theo mục đích sử dụng thì có những vị thuốc dùng cho món gà hầm thuốc bắc. Ví dụ như: để bổ huyết điều kinh thì sẽ gồm: ngải cứu tươi, củ niễng, đậu đen, đương quy, ký tử, thục địa, gừng tươi. Bổ dưỡng an thần thì sẽ là táo hồng, bạch thược, liên tử.

– Tuy rất bổ dưỡng nhưng nếu ai bị bệnh cao huyết áp, bị viêm nhiễm cấp tính thì tuyệt đối không nên dùng món gà hầm thuốc bắc. Cũng không nên vì bổ mà lạm dụng, nên ăn 2 lần/tuần cho người lớn và 1 lần/tuần đối với trẻ em.

Cách làm “Trà Long nhãn hồng táo ”

Trà Long Nhãn
Trà Long Nhãn

* Nguyên liệu – 50g táo tàu

– 50g long nhãn

– 50g hạt kỷ tử

Cách làm – Chuẩn bị một chậu nước ấm rửa táo tàu, long nhãn và hạt kỷ tử trong 2-3 phút, sau đó cho toàn bộ vào nồi. – Bạn đổ 2 bát nước vào nồi, sau đó cho lên bếp đun lửa lớn, 5 phút nữa chuyển sang lửa vừa – Khi nước bắt đầu sôi, chúng ta vặn lửa nhỏ, để thêm 15 phút nữa thì tắt bếp. – Giờ thì múc ra để thưởng thức thôi. “Long nhãn hồng táo” mang hương vị đạc trưng của táo tàu, kỷ tử và long nhãn. Nếu bạn dùng 1-2 ly mỗi này sẽ giúp bạn an thần, tăng sức đề kháng, chống suy nhược thần kinh, bổ máu. Đặc biệt, đây được coi là loại trà tốt cho sức khỏe và nhan sắc của phụ nữ

Monngondongian.com xin giới thiệu cho các bạn 8 vị thuốc thường được thêm vào các món ăn hi vọng bạn sẽ áp dụng vào các món ăn thường này thật tốt.

1715 views