Công dụng thuốc Tenamox 500 | Vinmec

Ở bài viết này, Nhà Xinh Plaza đã tổng hợp danh sách rất hay về Tenamox 500 là thuốc gì hot nhất hiện nay được quan tâm nhiều nhất, đừng quên chia sẻ kiến thức rất hay qua bài viết này nhé!

2.1. Nhiễm vi khuẩn nhạy cảm ở tai, mũi, họng, da, đường tiết niệu ở người lớn.

  • Nhiễm khuẩn nhẹ, vừa: dùng liều 250 mg x 3 lần/ngày hoặc 500 mg x 2 lần/ngày.
  • Nhiễm khuẩn nặng: dùng liều 500 mg x 3 lần/ngày hoặc 875 mg x 2 lần/ngày.

2.2. Nhiễm Helicobacter pylori ở người lớn

  • Dùng liều 1 g/ngày x 2 lần, phối hợp với Clarithromycin 500 mg x 2 lần/ngày và Omeprazol 20 mg (hoặc Lansoprazol 30 mg) x 2 lần/ngày, dùng trong 7 ngày.
  • Sau đó, uống 20 mg Omeprazol (hoặc 30 mg Lansoprazol) mỗi ngày trong 3 – 5 tuần tiếp theo nếu bị loét tá tràng tiến triển.

2.3. Dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn

  • Người lớn: 1 liều 2g duy nhất, uống 1 giờ trước khi làm thủ thuật.
  • Trẻ em: 50 mg/kg (không được vượt liều người lớn), uống 1 giờ trước khi làm thủ thuật.

2.4. Viêm tim nhẹ (block nhĩ thất độ 1 hoặc 2)

  • Người lớn: 500 mg/lần x 3 lần/ngày, dùng trong 14 – 21 ngày.
  • Trẻ em < 8 tuổi: 50 mg/kg/ngày chia làm 3 lần (liều tối đa 1,5 g/ngày).

2.5. Viêm khớp, không kèm theo tình trạng rối loạn thần kinh do bệnh Lyme.

  • Người lớn: 500 mg/lần x 3 lần/ngày, dùng trong 28 ngày.
  • Trẻ em: 50 mg/kg/ngày chia làm 3 lần dùng (liều tối đa 1,5 g/ngày).

2.6. Một số đối tượng đặc biệt

Bệnh nhân suy thận: Cần hiệu chỉnh liều tùy theo hệ số thanh thải creatinin:

  • Hệ số thanh thải creatinin < 10 ml/phút: 250 – 500 mg/ ngày phụ thuộc vào mức độ nặng của nhiễm khuẩn.
  • Hệ số thanh thải creatinin = 10 – 30 ml/phút: 250 – 500 mg/ 12 giờ phụ thuộc vào mức độ nặng của nhiễm khuẩn.
  • Suy thận nặng với hệ số thanh thải creatinin < 30 ml/phút: không được dùng viên nén chứa 875 mg Amoxicillin.

Bệnh nhân thẩm phân máu: 250 – 500 mg/24 giờ phụ thuộc vào mức độ nặng của nhiễm khuẩn và 1 liều bổ sung trong và sau mỗi giai đoạn thẩm phân.

Người cao tuổi và bệnh nhân suy gan: Không cần hiệu chỉnh liều. Tuy nhiên bệnh nhân suy gan khi dùng thuốc Tenamox 500 thì cần thận trọng và theo dõi chức năng gan đều đặn.

Phụ nữ có thai: Mức độ an toàn khi dùng Amoxicillin cho phụ nữ mang thai chưa được xác định rõ ràng. Do vậy, cần cân nhắc khi sử dụng thuốc Tenamox 500 cho bà bầu. Tuy nhiên, cũng chưa có bằng chứng nào khẳng định tác dụng có hại cho thai nhi khi dùng Amoxicillin cho người mang thai.

Phụ nữ cho con bú: Amoxicillin bài tiết vào sữa mẹ, tuy nhiên lượng thuốc khi vào sữa là rất ít và an toàn cho trẻ sơ sinh ở liều thường dùng, vì vậy phụ nữ cho con bú có thể dùng được Amoxicillin, đồng thời vẫn nên theo dõi chặt chẽ trẻ nhỏ khi dùng.

Lái xe và vận hành máy móc: Không có nghiên cứu nào về ảnh hưởng của Amoxicillin đến khả năng lái xe và sử dụng máy móc đã được thực hiện. Tuy nhiên, các tác dụng không mong muốn xảy ra khi dùng thuốc Tenamox 500 (phản ứng dị ứng, chóng mặt, co giật) có thể ảnh hưởng đến khả năng tập trung khi lái xe hoặc sử dụng máy móc.

2.7. Quá liều và quên liều

Thường xuất hiện các triệu chứng về thận (tiểu ra tinh thể), rối loạn tiêu hóa và tâm thần kinh. Cần xử trí như sau:

  • Có thể loại bỏ Amoxicillin trong cơ thể bằng phương pháp thẩm phân máu.
  • Chú ý đến cân bằng nước – điện giải khi điều trị triệu chứng quá liều.
  • Hiện tại, vẫn chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.

Khi quên liều, người bệnh cần sử dụng liều đã quên ngay khi nhớ ra. Nếu lúc đó gần đến thời điểm dùng liều tiếp theo, hãy bỏ qua liều đã quên và sử dụng liều kế tiếp theo chỉ dẫn. Không sử dụng gấp đôi liều thuốc để bù cho liều đã quên vì có thể gây ra tình trạng quá liều.