Dấu hiệu có bầu trộm khi đang cho con bú là gì? Giải pháp để ngăn ngừa

Nhà Xinh Plaza mời các bạn xem ngay kiến thức rất hay về Thai trộm là như thế nào hot nhất hiện nay được quan tâm nhiều nhất, đừng quên chia sẻ kiến thức rất hay qua bài viết này nhé!

Dấu hiệu có bầu trộm cũng tương tự với phụ nữ khi bắt đầu mang thai. Tuy nhiên, một số triệu chứng thậm chí còn nặng hơn và rất dễ bị nhầm lẫn. Bầu trộm mặc dù không xấu, nhưng để an toàn, phụ nữ sau sinh nên dùng một số biện pháp bảo vệ để ngăn ngừa các rủi ro ngoài ý muốn.

Xem thêm:

  • Dấu hiệu cấn thai, cấn bầu là gì?

Bầu trộm là gì?

Bầu trộm là hiện tượng mang thai thêm một lần nữa ở các bà mẹ đang cho con bú. Thời kỳ cho con bú được tính từ lúc bé sinh ra cho đến hơn một tuổi. Trong giai đoạn này, một số người thậm chí còn không ý thức được bản thân mình đã có con.

Đối với một số phụ nữ, sự xuất hiện của bầu trộm là tương đối nguy hiểm. Do không biết đang mang bầu, nhiều bà mẹ sẽ chủ quan và không chăm sóc bản thân đủ tốt.

Đặc biệt người sinh mổ, muốn có thai trở lại, họ nên chờ tối thiểu từ 18 – 23 tháng. Tốt nhất là từ 2 – 3 năm, cũng là thời điểm mà vết sẹo tử cung đã lành lặn. Việc có thai sớm đối với nhóm này sẽ gây ra nhiều mối đe dọa tiềm tàng.

Đối với người mang thai lần hai, khi trẻ bú sữa sẽ khiến tử cung liên tục co thắt; từ đó dẫn tới nguy cơ tử cung ép bào thai ra ngoài.

Tất nhiên, việc cho trẻ bú sữa thường xuyên là rất tốt đối với phụ nữ không có bầu trộm. Bởi sự co thắt của tử cung sẽ giúp loại bỏ sản dịch ra khỏi cơ thể nhanh hơn.

dấu hiệu có bầu trộm, bầu trộm là gì, trẻ bú sữa, bú sữa mẹ, dấu hiệu có bầu trộm sau sinh Việc cho trẻ bú sữa thường xuyên là rất tốt đối với phụ nữ không có bầu trộm. (UNICEF Ukraine Flickr – CC BY 2.0)

Nguyên nhân có bầu trộm

Nguyên nhân của bầu trộm là do sau khi sinh, các cặp vợ chồng xảy ra quan hệ sớm trùng với thời điểm chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu quay trở lại. Điều này tạo điều kiện cho tinh trùng và trứng kết hợp với nhau, từ đó hình thành thai nhi.

Nghiên cứu cho thấy, bầu trộm xảy ra nhiều hơn đối với phụ nữ sinh một con trước đó; trong khi giảm dần đối với người đã sinh hai hoặc nhiều con.

Dấu hiệu khi có bầu trộm

Bầu trộm cũng gây ra những xáo trộn lên tâm sinh lý của phụ nữ như thời kỳ mang thai thông thường. Một số biểu hiện đặc trưng như:

1. Bé bỏ bú sữa

Xem thêm:: Bài 2 Điều lệnh đội ngũ đơn vị (đội hình) – MỞ ĐẦU Đội ngũ đơn vị là nội dung quan trọng trong – StuDocu

Khi trong cơ thể hình thành một bào thai, nội tiết tố bắt đầu có sự thay đổi mạnh mẽ. Lúc này, mùi vị và chất lượng của sữa mẹ bị ảnh hưởng đột ngột; có thể là chua hơn hoặc mặn hơn.

Vì vậy, trẻ có thể không chịu bú ti mẹ vì không quen, từ đó liên tục quấy khóc. Tuy nhiên cũng có trường hợp trẻ đột nhiên đòi bú sữa nhiều hơn.

Sự thay đổi nội tiết tố có thể khiến trẻ không chịu bú sữa mẹ. (Pxhere)

Một số người cho rằng, nếu trẻ tự nhiên muốn ti mẹ lâu hơn, nhiều hơn, thì có thể trẻ đang cảm nhận được một sinh mệnh mới đang hình thành trong bụng mẹ.

Vì sợ rằng khi đứa trẻ mới sinh ra sẽ được mẹ quan tâm và chiều chuộng hơn, nên trẻ càng bám lấy mẹ để giành lại.

Tất nhiên, quan điểm này vẫn chỉ là suy đoán, nhưng cũng không loại trừ khả năng này.

2. Cơ thể mệt mỏi, kiệt quệ

Điều này là dễ hiểu bởi cơ thể của người phụ nữ lúc này cần phải nuôi dưỡng cùng lúc ba người (mẹ, em bé và thai nhi).

Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào biểu hiện mệt mỏi để nói rằng có bầu trộm thì không rõ ràng. Lý do là bởi phụ nữ vừa sinh con đều luôn cảm thấy mệt mỏi. Theo các bác sĩ, trạng thái mệt mỏi của bầu trộm là rất mệt, thậm chí có thể gây ngất xỉu.

Đặc biệt, nếu phát hiện tình trạng chậm kinh kéo dài từ 1 – 2 tháng thì khả năng có bầu trộm là rất cao.

3. Lượng sữa đột ngột giảm xuống

Cơ thể suy nhược sẽ khiến lượng dinh dưỡng nạp vào không đủ, lúc này lượng sữa tiết ra cũng giảm xuống. Trẻ bú sữa mẹ sẽ cảm thấy không đủ no và có thể quấy khóc.

Xem thêm:: 4 cấu trúc Describe trong tiếng Anh chính xác nhất – Step Up English

Tình trạng giảm sữa này thường xảy ra sau 2 tháng đầu mang thai, cũng có trường hợp là sau tháng đầu tiên.

4. Thường xuyên khát nước

Dấu hiệu có bầu trộm khi đang cho con bú là gì? Giải pháp để ngăn ngừa, bầu trộm, dấu hiệu mang thai sau sinh mổ, bầu trộm là gì Phụ nữ có bầu trộm thường xuyên khát nước. (Pxhere)

Trạng thái này xuất hiện do người mẹ phải liên tục cấp nước cho trẻ và thai nhi đang lớn dần trong bụng. Đó là chưa kể sự tuần hoàn và quá trình trao đổi chất trong cơ thể của người mẹ cũng cần nước tham gia.

5. Bầu ngực căng tức, đau nhiều ngày liền

Tương tự với trạng thái suy kiệt, mệt mỏi; người mang thai lần nữa trong thời gian cho con bú thường cảm thấy bầu ngực căng tức, khó chịu. Nó đặc biệt đau quá mức so với dấu hiệu có thai thông thường.

6. Chuột rút

Chuột rút được xem là một tín hiệu đáng tin cậy cho thấy người mẹ đang có thai thêm một lần nữa. Nếu hiện tượng này lặp lại liên tục trong vài tuần, bạn có thể thăm khám bác sĩ để kiểm tra chi tiết.

Ngoài 6 dấu hiệu trên, các bà mẹ có bầu trộm còn thường xuyên ốm nghén, nôn mửa hay liên tục cảm thấy đói. Tuy nhiên, trạng thái đói không được đánh giá là một tín hiệu rõ rệt.

Nói chung, nếu có quan hệ vợ chồng sau khi sinh, bạn có thể dựa vào những thay đổi trên cơ thể để phân biệt liệu có phải là đang có thêm em bé hay không.

Làm gì khi có bầu trộm?

Các bà mẹ không nên quá lo lắng khi cơ thể có những dấu hiệu trên. Trước khi đến bác sĩ chuyên khoa, bạn nên mua que thử thai và tự làm xét nghiệm tại nhà.

dấu hiệu có bầu trộm, bầu trộm, dính bầu trộm, que thử thai, 2 vạch là gì Trước khi đến bác sĩ chuyên khoa, bạn nên mua que thử thai và tự làm xét nghiệm tại nhà. (Pixahive)

Nếu chắc chắn là có bầu, bạn cũng đừng hoang mang, chỉ cần chú ý một số điều như sau:

1. Vấn đề cai sữa đối với con nhỏ

Đối với phụ nữ khỏe mạnh thì việc này là không cần thiết. Nó chỉ quan trọng với những người có tiền sử sảy thai, chuyển dạ hay ít tăng cân trong thời kỳ mang bầu; bởi sự kích thích từ tuyến vú sẽ làm co thắt dạ con của phụ nữ.

2. Vấn đề dinh dưỡng

Xem thêm:: Bật mí 15 tp link là gì tốt nhất bạn nên biết

Phụ nữ mang thai lần nữa sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc tự chăm sóc cho mình. Tuy nhiên, vì dính bầu trong quá trình cho con bú, nên việc nhờ tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa là điều cần thiết.

Đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất từ các nguồn thực phẩm lành mạnh là những thứ mà các bà mẹ nên chú trọng hấp thụ.

Đồng thời, cẩn thận đối với các thực phẩm như cua, gan động vật, vừng, nha đam, caffeine, sữa tươi chưa tiệt trùng, ngải cứu, mướp đắng, dứa gai, rau ngót hay đu đủ xanh… Đây được cho là những thực phẩm dễ gây sảy thai đối với phụ nữ.

Ngoài ra, một số món ăn hay gia vị kích thích khác như đồ cay nóng, dầu mỡ cũng nên tránh.

Dấu hiệu có bầu trộm khi đang cho con bú là gì? Giải pháp để ngăn ngừa, bầu trộm, người phụ nữ đang ăn, người phụ nữ Phụ nữ có bầu trộm cần tránh một số thực phẩm dễ gây sảy thai. (stockvault)

Giải pháp để ngăn ngừa bầu trộm sau sinh?

Bác sĩ Dương Phương Mai từ khoa Kế hoạch gia đình – Bệnh viện Từ Dũ, cho rằng việc cho con bú sữa mẹ (không dùng bình sữa) là một biện pháp ngừa thai rất hiệu quả.

Sở dĩ như vậy là do quá trình cho trẻ bú mẹ sẽ làm gia tăng prolactin trong máu. Protein này có tác dụng ức chế rụng trứng. Tuy nhiên, các bà mẹ cần biết cách thực hiện đúng để biện pháp này phát huy sức mạnh của nó.

Theo bác sĩ Phương Mai, khoảng thời gian giữa các lần cho con bú không được quá 4 giờ vào ban ngày và 6 giờ vào ban đêm. Tỷ lệ thất bại của biện pháp này đối với trẻ dưới 6 tháng là 2%, còn đối với trẻ sau 6 tháng thì hơn 5%.

Tất nhiên, để an toàn hơn, các cặp vợ chồng có thể sử dụng biện pháp khác, chẳng hạn như:

  • Dùng bao cao su
  • Uống thuốc tránh thai
  • Đặt vòng
  • Dùng màng chắn âm đạo
  • Cấy que ngừa thai
  • Thuốc tiêm DMPA

Nói chung, phụ nữ mới sinh con nên chú ý hơn trong quan hệ vợ chồng để tránh những sự cố ngoài ý muốn. Bầu trộm mặc dù không xấu, nhưng nó cũng có thể mang đến những rủi ro nhất định đối với người có tiền sử sảy thai, chuyển dạ.

Bảo Vy