Thận yếu uống nước gì tốt? Gợi ý 20 loại nước nên và không nên sử dụng

Thận yếu uống nước gì tốt là câu hỏi của nhiều người khi cơ quan quan trọng này bị suy giảm chức năng. Dưới đây là gợi ý của Thạc sĩ, bác sĩ Hoàng Khánh Toàn về những loại nước uống tốt cho thận. Mời các bạn tham khảo.

1. Thận yếu uống nhiều nước có tốt không?

thận yếu uống nhiều nước có tốt không

Thận yếu có nên uống nhiều nước không? Uống bao nhiêu là đủ? Theo các nghiên cứu thận niệu, đối với những người suy giảm chức năng thận, lượng chất lỏng nạp vào cơ thể nhiều hay ít đều tác động tiêu cực đến thận.

Uống quá nhiều nước khiến thận phải làm việc liên tục dẫn đến quá tải. Ngoài ra, thừa chất lỏng còn khiến loãng chất điện giải, gây mệt mỏi, thậm chí ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ.

Ngược lại, nếu lượng chất lỏng nạp vào cơ thể không đủ sẽ khiến quá trình đào thải các độc tố, cặn bã ra khỏi cơ thể gặp khó khăn. Lâu dần chất độc tích tụ khiến cơ thể nhiễm độc. Tình trạng kéo dài còn có thể gây ra tình trạng sỏi thận, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng thận.

Vì vậy, người thận yếu không nên uống nhiều nước, cũng không nên uống ít nước. Cần cân đối lượng nước uống vào sao cho vừa đủ. Lượng nước khuyến cáo cho người trưởng thành là 2-2,5 lít mỗi ngày.

Thận yếu là gì? Chuyên gia lý giải nguyên nhân và phương pháp điều trị

2. Thận yếu nên uống nước gì?

Một lượng chất lỏng vừa đủ là yếu tố cần thiết đối với những người thận yếu. Tuy nhiên, uống nước gì tốt cho thận thì không phải ai cũng rõ. Dưới đây là tổng hợp của chúng tôi.

các loại nước tốt cho thận

2.1 Nước lọc

Đối với người người khỏe mạnh cũng như người thận yếu, việc uống nước lọc mỗi ngày là điều rất cần thiết. Bạn có thể dùng nước sôi để nguội hoặc nước suối khoáng để bổ sung các loại chất vi lượng cần thiết cho cơ thể. Chú ý dùng nguồn nước sạch để đảm bảo an toàn.

2.2 Thận yếu nên uống ước chanh

Chanh là loại quả giàu vitamin C, có tác dụng tăng sức đề kháng, hỗ trợ làm sạch các tế bào mỡ bám vào thành mạch máu, làm sạch gan. Bên cạnh đó, chanh tươi còn có khả năng ngăn ngừa tích tụ chất khoáng trong thận, tạo thành sỏi thận.

Để chuẩn bị 1 ly nước chanh, bạn chỉ cần 1 quả chanh tươi và 350ml nước ấm, 1 muỗng mật ong. Vắt chanh vào ly nước, bỏ hạt rồi cho mật ong vào khuấy đều. Mỗi ngày dùng 1 ly vào buổi sáng sớm. Tuy nhiên, nếu bị đau dạ dày, người dùng nên uống nước chanh sau khi ăn.

2.3 Nước nghệ

Nghệ được biết đến như một loại dược liệu tự nhiên, giúp kháng viêm, ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp do cải thiện sức khỏe tim mạch. Những cơn tăng huyết áp đột ngột có thể là nguyên nhân dẫn đến suy thận.

Vì thế, nước nghệ hay trà nghệ là một gợi ý tốt để bạn sử dụng hàng ngày. Ngoài ra, có thể thêm nghệ vào các món ăn để đạt được hiệu quả tương tự.

2.4 Trà gừng giúp hỗ trợ tăng chức năng thận

Gừng là gia vị không thể thiếu đối với các bà nội trợ. Gừng tính nóng, tác dụng giảm ho, làm ấm cơ thể, tốt cho dạ dày, kháng viêm. Đặc biệt, loại củ này còn giúp tiêu diệt các gốc tự do, giúp bảo vệ tế bào, giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về thận.

Bạn có thể sử dụng gừng tươi, ép lấy nước rồi pha với nước ấm, thêm chút mật ong. Hoặc gừng khô thái lát, hãm trà cũng rất tốt. Tuy nhiên, không nên uống nhiều vì có thể gây nóng trong người, táo bón, mọc mụn…

2.5 Nước ép củ cải đỏ

Củ cải đường được các chuyên gia đánh giá cao bởi khả năng loại bỏ các gốc tự do và axit trong nước tiểu bằng chất chống oxy hóa. Ngoài ra, sử dụng nước ép củ cải còn giúp làm sạch máu hiệu quả, thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Đặc biệt là bảo vệ gan, thận, phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm.

Nên dùng khoảng 300ml nước ép củ 1 lần, mỗi tuần khoảng 2-3 lần. Khi dùng thức uống bổ thận này, nước tiểu hoặc phân có thể chuyển sang màu hồng hoặc đỏ nhạt. Hiện tượng này sẽ nhanh chóng mất đi sau khi cơ thể đào thải hết.

2.6 Nước ép cà rốt

Uống nước gì tốt cho thận thì câu trả lời không thể thiếu là nước ép cà rốt. Loại nước này giúp bổ thận bằng cách cung cấp một lượng lớn chất xơ, vitamin và carotene cho cơ thể. Từ đó nâng cao khả năng hoạt động của thận.

Nước ép cà rốt nên được sử dụng 2-3 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 250ml. Uống đều đặn giúp thúc đẩy đào thải độc tố, đặc biệt là các kim loại nặng, khiến cơ thể khỏe mạnh hơn.

2.7 Trà cây tầm ma

Một trong những loại nước cho người thận yếu chính là trà của cây tầm ma. Bên cạnh hoạt chất giúp chống viêm, kháng khuẩn đường tiết niệu, trà tầm ma còn giúp lợi tiểu, hỗ trợ tăng cường chức năng lọc của thận.

Trà bổ thận từ cây tầm ma có thể sử dụng nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, phụ nữ đang mang thai và cho con bú không nên sử dụng loại trà này.

2.8 Trà bồ công anh

Bồ công anh còn có tên gọi khác là bồ cóc, rau bao, rau diếp dại… Theo Y học cổ truyền, loại cây này có tính lạnh, vị đắng. Đối với người thận yếu, bồ công anh có công dụng thanh nhiệt, chống phù thũng, giảm hình thành sỏi thận và sự tiến triển các bệnh lý liên quan đến thận.

Trà bồ công anh có thể dùng độc vị hoặc sắc chung với hoạt thạch, hạt dành dành để uống.

2.9 Trà lá sa kê

Uống trà gì bổ thận thì trà từ lá sa kê là một lựa chọn tốt. Loại trà này tốt cho những người mắc chứng thận yếu, thận hư. Sử dụng lâu dài giúp hỗ trợ phục hồi chức năng thận, giảm tổn thương thận.

Người tiểu rắt, tiểu buốt cũng có thể dùng loại trà này. Ngoài ra, lá sa kê còn có tác dụng tăng đào thải axit uric của thận. Từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận, bệnh gout.

2.10 Nước ép táo tốt cho người thận yếu

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, táo rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin, khoáng chất. Vì thế, chúng tốt cho huyết áp, tim mạch, giúp bổ thận, tráng dương, hạn chế rối loạn cương dương, phì đại tuyến tiền liệt ở nam giới.

Phái mạnh nên duy trì thói quen ăn táo hàng ngày. Hoặc chế biến thành nước ép để gia tăng lượng táo sử dụng.

2.11 Nước ép dứa tốt cho người suy thận

Tương tự như táo, dứa là hoa quả rất tốt cho sức khỏe. Loại quả này rất giàu vitamin C, B1, Mangan, axit hữu cơ, đặc biệt chứa ít Kali. Vì thế, chúng rất có lợi đối với những người thận yếu, đặc biệt là người sỏi thận.

Dứa ép nên chọn loại quả chín vừa để hạn chế lượng đường nạp vào cơ thể. Nước ép lúc này cũng sẽ có mùi vị thơm ngon, hấp dẫn hơn.

2.12 Nước ép dâu tây

Nước ép dâu tây là thức uống cực kỳ tốt cho thận. Chúng có chứa rất nhiều anthocyanins, ellagitannin và vitamin C. Những chất này giúp thận hoạt động tốt hơn, tăng cường đào thải những chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Bên cạnh đó, nước ép dâu tây còn thúc đẩy quá trình tái tạo các tế bào thận bị tổn thương.

2.13 Nước ép rau củ

Các loại nước được ép từ rau củ như cần tây, cải xoăn, rau bina, cà rốt… không chỉ dồi dào dinh dưỡng mà còn chứa nhiều chất xơ. Sử dụng loại nước ép này giúp quá trình bài tiết diễn ra thuận lợi hơn.

Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 2 ly nước ép rau củ mỗi ngày. Không uống thay nước lọc.

2.14 Nước râu ngô

Nước râu ngô là thức uống bổ thận được dân gian sử dụng rất phổ biến. Râu ngô có thể sử dụng loại tươi hoặc phơi sấy khô. Công dụng thanh lọc cơ thể, giải nhiệt, lợi tiểu, hạn chế tình trạng tiểu nhiều, tiểu són, tiểu buốt… Nên dùng nước râu ngô trong ngày để tránh tình trạng đầy hơi, đau bụng.

2.15 Nước kim tiền thảo

Kim tiền thảo hay còn gọi là cây mắt trâu. Ngoài công dụng làm đen tóc, đẹp da, kim tiền thảo còn đặc biệt tốt cho người suy giảm chức năng thận. Nước kim tiền thảo giúp chữa sỏi thận, cải thiện tình trạng lọc của thận, hỗ trợ thận đào thải chất độc ra khỏi cơ thể tốt hơn.

Bên cạnh nước uống từ kim tiền thảo, người bệnh có thể sử dụng dược liệu này kết hợp với hải kim sa, đông quỳ tử, ngưu tất… để làm thành bài thuốc bổ thận.

2.16 Nước nhân trần

Một trong những nước uống tốt cho thận hàng đầu phải kể đến là nước nhân trần. Theo các chuyên gia thận niệu, người bị suy giảm chức năng thận có thể uống nước nhân trần thường xuyên, thay nước lọc hàng ngày. Nguyên nhân do nhân trần có tính mát, giúp hỗ trợ quá trình bài tiết, thúc đẩy hoạt động của thận.

2.17 Nước đỗ đen

Tương tự như nước nhân trần, nước đậu đen giúp làm mát cơ thể, thanh nhiệt, lợi tiểu. Ngoài ra, đây còn là loạt hạt giàu dinh dưỡng, giúp bổ sung các vitamin và khoáng chất, cải thiện sức khỏe tổng thể.

Đậu đen sử dụng cho người thận yếu thường là loại đã được rang chín. Sau đó đem đun kỹ với nước. Gạn bỏ bã rồi uống hàng ngày. Duy trì trong khoảng 1 tháng.

3. Thận yếu không nên uống nước gì?

thận yếu không nên uống nước gì

Những người suy giảm chức năng thận nếu không muốn tình trạng xấu hơn nên tránh những loại đồ uống sau:

3.1 Thận yếu nên kiêng cà phê

Cà phê giúp đầu óc tỉnh táo, nhất là đối với những người làm việc căng thẳng. Đối với 1 số người, uống cà phê hàng ngày trở thành thói quen. Tuy nhiên, dung nạp nhiều thức uống này quá mức gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của thận. Ngoài ra, cà phê cũng khiến thận có nguy cơ bị sỏi cao hơn.

3.2 Bia, rượu và đồ uống có cồn khác

Thức uống có cồn khi đi vào cơ thể sẽ khiến gan, thận phải làm việc nhiều hơn để đào thải độc tố ra ngoài. Tình trạng này nếu kéo dài thường xuyên gây tổn thương thận, thậm chí suy thận.

Bên cạnh đó, uống rượu bia còn khiến cơ thể mất nước, làm hạn chế quá trình đào thải độc tố, cặn bã trong cơ thể. Vì thế mà người hay uống rượu bia nhiều thường có nguy cơ bị sỏi thận, sỏi tiết niệu.

3.3 Nước ngọt không tốt cho người thận suy

Nước ngọt có gas không chỉ khiến nồng độ đường trong nước máu tăng lên mà còn có thể khiến thận bị tổn thương, protein niệu sụt giảm nghiêm trọng. Vì thế, người bị thận yếu không nên dùng loại nước này.

3. Lưu ý cho người thận yếu, thận suy khi sử dụng nước

Bên cạnh việc cung cấp đủ từ 2-2,5 lít nước mỗi ngày cho cơ thể, người bị bệnh thận nên lưu ý một số vấn đề sau khi uống nước:

  • Không nên để đến khi có cảm giác khát nước rồi mới uống
  • Không uống 1 lần quá nhiều nước, nên uống khoảng 100-150ml mỗi lần và chia thành nhiều ngụm nhỏ
  • Nên uống nước ấm, nhất là vào mùa đông, khi thời tiết lạnh

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi người thận yếu uống nước gì tốt, không nên uống gì. Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn, thắc mắc nào, liên hệ ngay với tổng đài 0343 44 66 99 của chúng tôi.

>>> XEM THÊM:

  • Tổng hợp các loại thực phẩm tốt cho thận – Người khoẻ mạnh cũng nên ăn thường xuyên
  • Gợi ý các địa chỉ khám suy thận tốt nhất cả nước – Người bệnh thận cần biết
  • Thận yếu gây đau lưng – Nguyên nhân và cách khắc phục