Thành ngữ – Ngữ văn 7

  • “Lên thác xuống ghềnh”
  • “Bảy nổi ba chìm”
  • Thành ngữ: là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh.

(1) “Lên thác xuống ghềnh” → Gian nan,vất vả, khó khăn, nguy hiểm.

⇒ Hiểu trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó.

(2)

“Nhanh hư chớp”

→ Hành dộng mau le, rất nhanh và rất chính xác.

⇒ Phép so sánh

“Lên thác xuống ghềnh”

→ Chỉ sự gian nan, vất vả, khó khăn

⇒ Ẩn dụ

⇒ Nghĩa chuyển, nghĩa bóng.

(3) “Khẩu phật tâm xà”

→ Miệng nói lời từ bi, thương người nhưng trong lòng lại nham hiểm, độc địa.

⇒ Thành ngữ Hán Việt

  • Có thể bắt nguồn trực tiếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó.
  • Đa số là hiểu theo nghĩa hàm ẩn, trừu tượng. Có thể thông qua các phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh.
  • Muốn hểu nghĩa của thành ngữ hán Việt thì phải hiểu từng yếu tố Hán Việt.
  • Ví dụ
    • “Đứng núi này trong núi nọ”

→ “Đứng núi này trông núi kia” hoặc “Đứng núi này rông núi khác”

  • Kết luận
    • Thành ngữ có cấu tạo cố định nhưng có một số thành ngữ có thể biến đổi nhất định trong cách vận dụng.

(1)

“Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non”

(Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương)

(2) “Anh đã nghĩ thương em như thế hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…”

(Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài)

(3) “Tôn sư trọng đạo” là câu thành ngữ nói lên lòng kính trọng và sự tôn vinh nghề giáo viên.

(4)

“Máu rơi thịt nát tan tành

Ai ai trông thấy hồn kinh phách rời”

(Truyện Kiều của Nguyễn Du)

  • Chức năng ngữ pháp
    • (1) “Bảy nổi ba chìm”: Làm vị ngữ trong câu
    • (2) “Tắt lửa tối đèn”: Làm phụ ngữ cho danh từ “khi”.
    • (3) “Tôn sư trọng đạo”: Làm chủ ngữ trong câu
    • (4) “Hồn kinh phách rời”: Làm phụ ngữ cho cụm động từ “thấy”
  • Thay hai thành ngữ (1) và (2) trên bằng một cụm từ đồng nghĩa và so sánh cách nói nào hay hơn

Câu có sử dụng thành ngữ Câu không sử dụng thành ngữ

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non”

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

lênh đênh, trôi nổi với nước non”

Nước non lận đận một mình

Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay

Nước non lận đận một mình

Thân cò gian nan, vất vả, gặp nhiều nguy hiểm bấy nay

→ Tính biểu cảm cao, có hình tượng, hàm xúc → Kém hiệu quả

⇒ Tác dụng: Cái hay là thanh ngữ có ý nghĩa cô đọng, hàm súc, gợi liên tưởng cho người đọc và người nghe.

  • Chức năng ngữ pháp
    • Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
    • Làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ.
  • Đặc điểm cấu tạo
    • Là loại cụm từ cố định, biểu thị ý nghĩa hoàn chỉnh
    • Một số thành ngữ có biến đổi nhất định.
  • Giá trị
    • Thành ngữ ngắn gọn, cô động, hàm súc
    • Có tính hình tượng, gợi sự liên tưởng cho người đọc, người nghe.
    • Tính biểu cảm cao.