Thóp trẻ sơ sinh bị lõm nguy hiểm không & Cách khắc phục • Hello Bacsi

>>> Bạn có thể quan tâm: Trẻ sơ sinh méo đầu phải làm sao & cách giúp đầu bé tròn lại

Bác sĩ chẩn đoán tình trạng thóp trẻ sơ sinh bị lõm như thế nào?

thóp trẻ sơ sinh bị lõm

Như đã đề cập ở trên, nếu nhận thấy thóp em bé bị lõm, bạn nên đưa bé đi khám càng sớm càng tốt. Đây là tình trạng cảnh báo nguy hiểm, bạn không thể tự ý điều trị cho bé tại nhà.

Khi tiến hành chẩn đoán, các bác sĩ sẽ thực hiện kiểm tra thể chất của bé trước tiên. Điều này bao gồm quan sát và chạm vào khu vực thóp bị lõm. Bác sĩ cũng có thể sẽ đánh giá độ đàn hồi làn da của bé. Độ đàn hồi kém đôi khi là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng thiếu nước. Mức ẩm trong mắt và miệng của bé cũng có thể cung cấp manh mối về mức độ mất nước.

Tiếp theo, bác sĩ sẽ hỏi bạn về các triệu chứng của bé, tình trạng thóp bị lõm xuất hiện khi nào. Việc bạn cung cấp càng nhiều thông tin càng tốt và rất quan trọng bởi có thể sẽ giúp bác sĩ đánh giá được mức độ của tình trạng của bé. Do vậy, hãy lưu ý những đặc điểm như gần đây bé bị ốm, nôn mửa hay tiêu chảy… hay không. Thêm vào đó, tình trạng đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, thường xuyên khát nước (trẻ sơ sinh bị môi khô, đòi bú liên tục,…), kém tỉnh táo… cũng là vấn đề nên được quan tâm và ghi chép lại cẩn thận.

Cuối cùng, bác sĩ có thể yêu cầu một hoặc nhiều xét nghiệm liên quan đến việc lấy mẫu máu hoặc nước tiểu. Các xét nghiệm cụ thể có thể bao gồm xét nghiệm công thức máu toàn bộ (CBC). Xét nghiệm máu nhằm mục đích đo số lượng tế bào hồng cầu và bạch cầu cũng như các thành phần của chúng để phát hiện nhiễm trùng hoặc thiếu máu xảy ra do mất nước gây nên. Xét nghiệm nước tiểu có tác dụng kiểm tra tình trạng bất thường mà bé có thể gặp phải.

Một xét nghiệm khác mà bé có thể cần phải thực hiện là làm xét nghiệm chuyển hóa toàn diện nhằm đánh giá mức độ các hóa chất trong cơ thể phân hủy, cơ thể bé sử dụng thực phẩm khác nhau như thế nào.

>>> Bạn có thể quan tâm: “Hé lộ” cách trị cứt trâu ở đầu trẻ sơ sinh đơn giản nhưng “siêu” hiệu quả

Phương pháp điều trị thóp trẻ sơ sinh bị lõm

Vậy thóp trẻ bị lõm phải làm sao? Để điều trị tình trạng thóp trẻ sơ sinh bị lõm, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên thực hiện một số biện pháp, chẳng hạn như:

  • Giúp bé tăng cường hấp thu chất lỏng: Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách cho con bú thường xuyên hơn
  • Bổ sung chất điện giải: Bác sĩ có thể khuyến nghị bạn sử dụng chất điện giải có công thức dành riêng cho trẻ sơ sinh. Chất điện giải sẽ bổ sung kali và đường cho cơ thể bé nhằm cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, phương pháp này không được áp dụng cho bé đang thiếu nước do hàm lượng đường và muối trong hỗn hợp điện giải sẽ gây mất nước thêm.

Ngăn ngừa tình trạng thóp đầu lõm của trẻ sơ sinh

Bạn thắc mắc cách tốt nhất để ngăn chặn hiện tượng thóp trẻ sơ sinh bị lõm là gì? Để chăm sóc và bảo vệ thóp trẻ sơ sinh tốt nhất, cha mẹ cần phải:

  • Tránh để bé yêu mất nước: Bạn nên cho con bú đủ, bú khi bé có nhu cầu và đưa con đến bệnh viện ngay nếu có dấu hiệu bất thường.
  • Cho bé bú nhiều: Bạn cũng nên cho con bú nhiều hơn hoặc tăng lượng sữa uống khi bé nôn hoặc tiêu chảy.
  • Giữ ấm cho bé: Nhiều cha mẹ thường bảo vệ thóp cho trẻ nhờ vào việc cho bé đội mũ trong vài ngày đầu sau sinh khi thời tiết chuyển lạnh. Theo các bác sĩ, đây là việc làm rất hiệu quả để giúp giữ thân nhiệt ổn định cho trẻ.
  • Đưa bé đi khám bác sĩ: Điều này giúp bé được bổ sung vitamin D và canxi khi cần thiết.
  • Tắm nắng sáng sớm: Cho bé sơ sinh tắm nắng vào mỗi sáng giúp phòng chống còi xương. Bạn cũng lưu ý không cho trẻ sơ sinh tắm nắng trong khung giờ từ 10 – 14 giờ vì sẽ gây hại cho làn da của bé.
  • Không cho bé ăn dặm quá sớm: Khi bé đã đến tuổi tập ăn dặm, cha mẹ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ những nhóm chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Không để vật nhọn đụng vào thóp trẻ

>>> Bạn có thể quan tâm: Nhận biết con có bình thường không sau khi chào đời

Bài viết trên đã giúp bạn xác định nguyên nhân khiến mỏ ác của bé bị lõm, phương pháp điều trị tại nhà và cách phòng tình trạng thóp bị lõm của trẻ sơ sinh. Nếu bạn nhận thấy có các triệu chứng đi kèm bất thường như trên, cần đưa bé đi khám bệnh ngay lập tức, để được các bác sĩ chữa trị kịp thời.