[TOP 9] món ăn tốt cho người bị gãy xương ngon – bổ – dễ chế biến

Mời các bạn cùng khám phá thông tin và kiến thức về Thực đơn cho người bị gãy xương hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi, đừng quên chia sẻ bài viết này nhé

Sau khi bị gãy xương, xương của bạn cần phải xây dựng lại. Một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, giàu chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp cơ thể nhanh hồi phục. Tham khảo bài viết dưới đây để biết đâu là các món ăn tốt nhất cho người bị gãy xương.

1. Tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với người bị gãy xương

Xương của chúng ta cần được chữa lành và xây dựng lại sau khi bị gãy. Trong thời gian hồi phục, dinh dưỡng cũng góp phần nào tác động đến việc chữa lành các tổn thương. Ngoài ra, một chế độ ăn đủ dinh dưỡng còn giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng đề kháng để vượt qua giai đoạn này.

Nghiên cứu cho thấy, dinh dưỡng tốt không chỉ đẩy nhanh quá trình tự hồi phục mà còn có thể làm giảm khả năng gãy xương trong tương lai. Để làm được điều đó, ngay từ bây giờ bạn cần lên cho mình một thực đơn giàu vitamin C, D,cùng các axit béo như omega 3, khoáng chất như magie, kẽm,…

Các món ăn tốt cho người bị gãy xương

2. Top 9 món ăn tốt cho người bị gãy xương

Một chế độ ăn uống giàu các loại thực phẩm như trứng, sữa, cá, thịt trắng,… sẽ đảm bảo xương của bạn chắc khỏe, nhanh chóng trở lại tình trạng bình thường.

2.1 Người bị gãy xương nên ăn các món chứa ớt chuông

Ớt chuông – đặc biệt là ớt đỏ – chứa nhiều vitamin C, một chất dinh dưỡng quan trọng để hình thành collagen và xây dựng lại xương. Theo nghiên cứu ½ chén ớt chuông có nhiều vitamin C hơn một quả cam.

Bạn có thể làm ớt chuông xào kèm với các loại rau củ khác hoặc làm món salad ớt chuông. Thậm chí thay đổi khẩu vị với ớt chuông nhồi thịt.

2.2 Canh xương ống hầm nấm – Món ăn tốt cho người gãy xương

Muốn xương nhanh lành, cơ thể phải được cung cấp đầy đủ canxi. Theo thống kê, có đến 99% canxi trong cơ thể tập trung ở xương và răng. Nếu người bệnh vẫn chưa biết bổ sung canxi như thế nào hợp lý thì món canh xương ống hầm nấm chính là lựa chọn lý tưởng lúc này. Không chỉ là món ăn ngon miệng, món canh này còn đảm bảo cung cấp cho bạn những vi chất cần thiết giúp xương nhanh chóng phục hồi.

Xem thêm:: Cách xem ảnh riêng tư trên Oppo đơn giản và gọn lẹ

Chuẩn bị: 0,4kg xương ống, đậu hủ non, nấm rơm, bào ngư, nấm kim châm, gừng, hành lá, ngò,… Thêm bớt nguyên liệu tùy thuộc khẩu vị.

Xem thêm:: Bệnh cường giáp điều trị bao lâu và khi nào nên điều trị bệnh cường giáp?

Thực hiện:

  • Xương ống đem rửa sạch rồi chần xơ.
  • Cho xương vào nồi với 1,5 lít nước, hầm khoảng 35 phút. Chú ý vớt bọt để nước canh được trong.
  • Cho gừng thái sợi vào hầm cùng.
  • Cuối cùng cho đậu hủ, và các nguyên liệu khác vào hầm cùng, nêm nếm gia vị rồi tắt bếp.
  • Cho khoảng 1,5 lít nước vào nồi, cho xương ống vào hầm khoảng 35 phút.

Canh xương hầm nấm tốt cho người bị gãy xương

2.3 Các món ăn từ trứng

Trứng được biết đến như một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Trứng rất giàu protein, sắt, vitamin B, magiê, canxi và Vitamin D giúp chữa lành các tổn thương.

Một số món ăn được nấu từ trứng:

  • Trứng luộc.
  • Trứng chiên.
  • Trứng kho.
  • Trứng chần,…

2.4 Dùng thêm sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa là một số trong những nguồn cung cấp canxi và vitamin D tốt nhất, hai chất dinh dưỡng quan trọng cho sức mạnh và sự phát triển của xương. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết nếu bạn bị gãy xương, uống thêm sữa và các chế phẩm từ sữa sẽ giúp hỗ trợ quá trình chữa bệnh.

Một số món ăn kết hợp cùng sữa như:

  • Bánh mì phết phô mai.
  • Sữa chua hoa quả.
  • Sinh tố với sữa tươi,…

2.5 Thêm canh sườn heo nấu bông cải vào thực đơn

Theo nghiên cứu, mỗi 100g bông cải có chứa tới 80mg canxi. Do đó, loại rau này rất tốt cho những người đang cần bổ sung canxi. Ngoài ra, bông cải cũng rất giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa.

Chuẩn bị: Bông cải, sườn heo (lượng như nhau), các gia vị theo nêm nếm.

Xem thêm:: Bệnh cường giáp điều trị bao lâu và khi nào nên điều trị bệnh cường giáp?

Thực hiện:

  • Rửa sạch các nguyên liệu, sau đó cho vào nồi đun với lửa vừa, đậy kín nắp.
  • Chú ý vớt bọt trong quá trình sôi.
  • Cho bông cải đã rửa sạch vào nấu chín cùng.
  • Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

2.6 Bổ sung vitamin K từ các món ăn với cải xoăn

Thật phù hợp khi cải xoăn chứa nhiều vitamin K. Loại vitamin này cần thiết cho hoạt động liên kết canxi trong quá trình hình thành xương. Từ đó thúc đẩy quá trình tái tạo xương.

Một số món ăn có thể chế biến từ cải xoăn:

  • Dùng làm salad.
  • Dùng phần lá làm món xào.
  • Cải xoăn luộc.

Món ăn từ cải xoăn giúp bổ vitamin K cho xương

2.7 Cá hồi sốt bơ tỏi cho người gãy xương

Các loại cá béo như cá hồi có nhiều vitamin D và axit béo omega-3 – những chất này cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và collagen.

Chuẩn bị: nửa cân thịt cá hồi phi lê đã cắt miếng, bơ, chanh, tiêu, tỏi, rượu trắng.

Cách thực hiện:

  • Ướp thịt cá hồi với 2 thìa cà phê rượu trắng, tiêu, muối, chanh trong khoảng 10-15 phút.
  • Cho chút dầu vào chảo, áp chảo cá hồi chín vàng tất cả các góc từ ngoài vào trong..
  • Phi thơm tỏi với bơ, vắt chút nước chanh vào khuấy đều.
  • Bày cá hồi ra đĩa rồi cho nước sốt bơ tỏi lên trên khắp miếng cá.

2.8 Cá ngừ đại dương áp chảo

Tương tự cá hồi, cá ngừ cũng chứa nguồn vitamin D dồi dào, rất cần thiết cho quá trình sửa chữa xương bị gãy. Vitamin D giúp hấp thụ canxi và đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cấu trúc của xương cùng với việc theo dõi sự phát triển của xương.

Xem thêm:: Cây sắt phi 18 nặng bao nhiêu kg? trọng lượng – quy cách

Chuẩn bị: 250g cá ngừ, ớt chuông xanh và đỏ (mỗi loại nửa quả), hành tây, nước tương, mù tạt, tỏi, gia vị.

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch cá với rượu trắng để khử mùi tanh.
  • Thấm khô cá rồi ướp với 2 thìa cà phê hạt nên, ¼ thìa tiêu.
  • Ớt chuông, hành tây đem thái thành từng miếng vừa ăn.
  • Áp chảo cá ngừ đến khi các mặt cá chuyển màu vàng đẹp mắt, sau đó bỏ ra thái thành miếng vừa ăn.
  • Phi thơm tỏi với chút dầu, cho ớt chuông, hàn tây vào xảo nhanh với lửa lớn, nêm nếm gia vị, rồi cho cá vào xào chung.
  • Bắc chảo khác lên bếp, cho tỏi vào phi thơm với ít dầu. Sau đó, đợi cho tỏi dậy mùi thơm rồi trút hết ớt chuông, hành tây vào xào nhanh với lửa lớn. Nêm nếm cùng với gia vị, tiếp đó cho cả phần cá vào xào chung rồi tắt bếp.

Cá ngừ áp chảo bổ sung vitamin D cho xương

2.9 Làm món gà ác hầm tam thất cho người bệnh gãy xương

Sau gãy xương, ngoài xương khớp người bệnh cũng cần được phục hồi sức khỏe toàn thân. Lựa chọn gà ác hầm Tam thất không chỉ tốt cho xương mà còn tốt cho sức khỏe nhờ cung cấp canxi và các dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

Chuẩn bị: 1 con gà ác, tam thất, long nhãn, ngó sen, hạt sen.

Cách thực hiện:

  • Sơ chế gà sạch sẽ rồi xếp gọn vào rồi. Có thể rửa gà với rượu trắng để khử mùi tanh.
  • Thêm các nguyên liệu vào ninh cùng khoảng 1 tiếng. Nếu ninh bằng nồi áp suất có thể rút ngắn thời gian.
  • Đợi nước gà chuyển sang màu nâu, có mùi thơm nhẹ của thuốc bắc là có thể dùng được.

3. Lưu ý lựa chọn món ăn cho người bị gãy xương

Ngoài tìm hiểu các món ăn tốt cho người gãy xương, chúng ta cũng cần lưu ý một số vấn đề dưới đây để đảm bảo xương mau lành, nhanh hồi phục.

  • Ăn đa dạng các món ăn, tránh ăn mãi một món, mãi một loại thực phẩm.
  • Không ăn quá nhiều một lúc, nên chia nhỏ bữa ăn.
  • Tránh nêm nếm gia vị quá mặn vào món ăn. Quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng đến quá trình hồi phục vết thương.
  • Không nấu quá cay, đồ ăn cay sẽ dễ kích hoạt phản ứng viêm, gây đau nhức.
  • Hạn chế uống rượu bia, sử dụng chất kích thích trong thời gian hồi phục sức khỏe khi bị gãy xương.
  • Nên kết hợp thêm các sản phẩm bổ sung canxi để thúc đẩy quá trình hồi phục, tuy nhiên cần dùng với lượng vừa phải, tránh lạm dụng.

Trên đây là 9 món ăn tốt cho người bị gãy xương và những lưu ý trong việc sử dụng sao cho hiệu quả, nhanh bình phục. Để được tư vấn thêm thông tin hồi phục sau gãy xương cũng như các vấn đề về xương khớp khác, bạn đọc vui lòng liên hệ 0917086003 để được giải đáp.

XEM THÊM:

  • [REVIEW] TOP 7 thuốc tái tạo sụn khớp của Mỹ tốt nhất năm 2021
  • Bệnh đau nhức xương khớp? Nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả nhất
  • Cứng khớp vào buổi sáng – Nguyên nhân, điều trị và phòng tránh