Trẻ bị đau bụng quặn từng cơn do đâu?

Đau bụng là hiện tượng thường gặp ở trẻ em với rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Nhiều trường hợp trẻ đau bụng không nguy hiểm nhưng đôi khi là triệu chứng của những bệnh lý nếu không phát hiện sớm và xử trí có thể đe dọa tính mạng của trẻ. Cùng tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị đau bụng quặn từng cơn và cách khắc phục qua bài viết dưới đây.

Trẻ bị đau bụng quặn từng cơn do đâu? 1

Trẻ bị đau bụng quặn từng cơn do đâu?

Trẻ em rất hay gặp các cơn đau bụng, nguyên nhân gây ra cũng rất đa dạng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đau bụng ở trẻ:

Viêm ruột thừa

Trẻ bị viêm ruột thừa thường đau bụng quằn quại, khóc thét, mặt tái xanh, vã mồ hôi. Với những trẻ lớn hơn 2 tuổi các dấu hiệu của bệnh tương tự người lớn như: Đau hố chậu phải, đau nhẹ dần tăng lên đau liên tục, buồn nôn, sốt nhẹ.

Ở những trẻ dưới 2 tuổi việc chẩn đoán gặp khó khăn vì các triệu chứng không điển hình như trẻ lớn hơn nên dễ xảy ra các biến chứng như thủng ruột thừa, viêm phúc mạc gây hậu quả rất nặng nề với sức khỏe. Một số triệu chứng như sốt nhẹ, nôn trớ, quấy khóc, mặt xanh tái, bụng chướng, khi sờ vào bụng trẻ khóc thét là nguy cơ vỡ ruột thừa gây viêm phúc mạc.

Lồng ruột

Bệnh cấp tính thường gặp ở những trẻ khá bụ bấm, trẻ trai gặp nhiều hơn trẻ gái với độ tuổi từ 3 tháng – 2 tuổi đặc biệt ở giai đoạn từ 6 – 9 tháng tuổi.

Các triệu chứng lồng ruột của trẻ phải kể tới như : Đau bụng, nôn, đi ngoài ramaus. Khi khám thấy búi lồng ruột, thăm trực tràng có thể thấy máu dính đeo găng tay

Ngộ độc thức ăn

Trẻ bị đau bụng quặn từng cơn do đâu? 1

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng phải kể tới tình trạng ngộ độc thức ăn. Khi ăn phải thức ăn ôi thiu, nhiễm khuẩn, nhiễm độc…khiến trẻ bị ngộ độc thức ăn với các triệu chứng thường gặp như: Đau quặn bụng, đi lỏng nhiều lần, phân có máu hoặc như máu cá.

Đau bụng giun

Là tình trạng khá thường gặp ở trẻ gây đau bụng quanh rốn, xét nghiệm phân tìm trứng giun thấy có trứng giun. Những trẻ có nhiều giun đũa siêu âm có thể phát hiện thấy hình ảnh của giun đũa. Trường hợp giun chui ống mật ở trẻ gây đau bụng, trẻ lăn lộn, khóc thét, vã mồ hôi và chổng mông.

Thoát vị bị nghẽn

Đau bụng ở trẻ dạng cấp cứu, nếu không phát hiện kịp thời thì rất có thể làm đoạn ruột nghẽn bị hoại tử. Thoát vị nghẽn ngoài cơn đau bụng cũng có thể xuất hiện nôn, bí trung và đại tiện.

Rối loạn tiêu hóa

Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị rối loạn tiêu hóa như sử dụng kháng sinh gây mất cân bằng hệ vi khuẩn. Sử dụng thuốc bừa bãi và liên tục trong thời gian dài có thể khiến tiêu chảy nặng hơn. Do đó, sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ. Hoặc do chế độ ăn uống không hợp vệ sinh, sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc dẫn tới đau bụng, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột.

Táo bón kéo dài

Trẻ bị đau bụng quặn từng cơn do đâu? 2

Theo thống kê có tới 48% trẻ bị đau bụng quặn từng cơn do táo bón gây nên. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, chế độ ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước, nhịn đại tiện, tâm lý, môi trường thay đổi, bệnh lý…là những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Khi bị táo bón trẻ bị đầy bụng, chướng bụng, xuất hiện các cơn đau quặn bụng kèm các triệu chứng khác như số lần đi cầu giảm, mỗi lần đi tiêu khó khăn, chán ăn, mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn…Với trẻ bị táo bón nặng hơn có thể bị đi ngoài ra máu, nứt kẽ hậu môn.

Viêm loét dạ dày

Khi lớp niêm mạc dạ dày bị viêm do các nguyên nhân khác nhau ( vi khuẩn H.pylori, các loại thuốc gây tổn thương dạ dày như thuốc chống viêm giảm đau không steroid, stress do ép ăn, áp lực học tập, sử dụng đồ ăn cay nóng…). Bệnh gây ra các cơn co thắt dạ dày thường xuyên dẫn tới đau quặn bụng kèm các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, đầy hơi, chướng bụng.

Nhiễm khuẩn đường ruột

Nguyên nhân chủ yếu do các vi khuẩn như tụ cầu, Shigella, Salmonella, E.coli…xâm nhập vào đường tiêu hóa qua ăn uống hoặc tiếp xúc với người nhiễm bệnh. Triệu chứng khi trẻ bị nhiễm khuẩn như đau quặn bụng, chướng bụng, co thắt kéo dài…Một số triệu chứng khác như sốt, ăn uống không ngon miệng, buồn nôn, nôn, sút cân, chậm lớn.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích là bệnh rối loạn chức năng đại tràng gây đau quặn bụng ở trẻ kèm các triệu chứng khác như chướng bụng, đầy hơi, rối loạn đại tiện (táo bón, tiêu chảy hoặc xen kẽ cả hai), nhạy cảm với thức ăn mà không gây tổn thương thực thể ở hệ tiêu hóa.

Nhiễm trùng đường tiểu

Bé bị nhiễm trùng đường tiểu gây đau bụng ở vùng trên xương mu, đi tiểu đau, tiểu lắt nhắt nhiều lần, mỗi lần đi một ít hoặc bị đau ở vùng hông. Bé gái thường bị nhiều hơn bé trai.

Xem thêm: Bé bị đau bụng đi ngoài nhiều lần cần làm gì?

Khi nào cần đưa bé tới bệnh viện?

Cần đưa trẻ tới trung tâm y tế nếu trẻ bị đau bụng kèm các triệu chứng sau:

  • Đau bụng dữ dội
  • Nôn mửa, chất nôn có màu xanh rêu, nâu, đen
  • Cứng bụng, sờ vào cơ thành bụng co lại, cản trở tay người ấn bụng không thể ấn sâu
  • Sốt
  • Cơ thể mệt mỏi
  • Chướng bụng, giảm nhu động ruột
  • Không đi ngoài được hoặc không trung tiện được
  • Đi ngoài phân đen
  • Vùng bùi, bẹn bị sưng
  • Thiếu máu (dấu hiệu da xanh, niêm mạc nhợt)

Cha mẹ không được tự ý cho trẻ dùng thuốc đặc biệt là thuốc giảm đau hoặc kháng sinh vì chúng có thể làm lu mờ triệu chứng của bệnh gây khó khăn cho việc chẩn đoán.

Xem thêm: Đau bụng quanh rốn bệnh gì và cách khắc phục

Khi trẻ bị đau bụng nên làm gì?

Đau bụng quặn từng cơn là triệu chứng bất thường và là biểu hiện của bệnh lý về đường tiêu hóa ở trẻ. Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu đau bụng quặn cha mẹ cần quan sát kỹ trạng thái và các triệu chứng đi kèm của con để xác định nguyên nhân và có cách xử trí kịp thời.

Khi thấy trẻ kêu đau bụng hoặc rối loạn tiêu hóa (triệu chứng như đầy hơi, lười ăn, khóc thét, đi ngoài ra máu, tiểu khó, tiểu dắt, tiểu đau…) cần nhanh chóng đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để khám, không nên chủ quan hoặc xem thường triệu chứng này.

Các trường hợp đau bụng cần được cấp cứu ngoại khoa như viêm ruột thừa, thoát vị nghẽn, lồng ruột, tắc ruột…Khi được khám và chỉ định điều trị cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Đồng thời nên cho trẻ đi khám bệnh định kỳ để phát hiện bệnh ở trẻ như viêm tiết niệu, nhiễm giun sán…

Để phòng ngừa và điều trị cơn đau bụng quặn từng cơn ở trẻ cần lưu ý:

  • Cần có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung chất xơ trong thực đơn hàng ngày cải thiện tiêu hóa, phòng ngừa táo bón
  • Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng thực phẩm bị ôi thiu, hết hạn sử dụng
  • Chia thành các bữa nhỏ trong ngày cho bé
  • Cho trẻ ăn đúng giờ, đủ bữa, không nên vừa ăn vừa xem tivi, vừa ăn vừa choi
  • Ngủ đủ giấc, giấc ngủ sâu để đảm bảo sức khỏe của trẻ
  • Bổ sung nước thường xuyên cho bé
  • Có chế độ tập luyện thể dục thể thao cho trẻ giúp trẻ tăng cường nhu động ruột, cải thiện tiêu hóa và tăng cường sức khỏe tổng thể

Để tìm sản phẩm cho người đau bụng quặn từng cơn do hội chứng ruột kích thích xem: TẠI ĐÂY