Trẻ nghẹt mũi ban đêm bố mẹ cần xử lý ra sao? | Medlatec

Trẻ bị nghẹt mũi quấy khóc hot nhất hiện nay được quan tâm nhiều nhất, đừng quên chia sẻ kiến thức rất hay qua bài viết này nhé!

Trẻ nghẹt mũi ban đêm khiến cho trẻ khó ngủ, quấy khóc là tình trạng khiến nhiều bố mẹ cảm thấy lo lắng. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng ngạt mũi về đêm của trẻ là gì? Bố mẹ nên xử trí ra sao? Dưới đây là những chia sẻ của Bệnh viện MEDLATEC về vấn nói trên.

05/04/2022 | Làm thế nào để “đối phó” với chứng nghẹt mũi khó thở kéo dài? 26/11/2021 | Mách mẹ cách chăm sóc khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi 12/11/2021 | Cách trị nghẹt mũi cực đơn giản và hiệu quả bất ngờ

1. Trẻ nghẹt mũi ban đêm là tình trạng như thế nào?

Trẻ ngạt mũi ban đêm là tình trạng xảy ra khá phổ biến, nhất là khi thời tiết quá lạnh, giao mùa hoặc có sự thay đổi bất thường. Ngạt mũi về đêm thường làm cho trẻ cảm thấy khó chịu hơn với các triệu chứng như khó thở, mất ngủ, dễ quấy khóc,…

Ngạt mũi về đêm nếu kéo dài và không được xử lý kịp thời có thể khiến trẻ rơi vào tình trạng chán ăn, mệt mỏi,… gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển thể chất, thậm chí là trí não.

Trẻ ngạt mũi về đêm thường quấy khóc và ngủ kém ngon giấc

Trẻ ngạt mũi về đêm thường quấy khóc và ngủ kém ngon giấc

2. Nguyên nhân nào khiến trẻ nghẹt mũi về đêm?

Trước khi tìm ra cách xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi về đêm, bố mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này để có các phương án phòng ngừa hiệu quả.

Trong đó, các nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ nghẹt mũi ban đêm có thể kể đến như:

Ảnh hưởng của thời tiết

Thời tiết thay đổi thất thường khiến trẻ dễ bị cảm cúm, cảm lạnh dẫn đến tình trạng ho, sốt, nghẹt mũi,…

Trẻ bị dị ứng

Trong trường hợp cơ thể của bé là nhạy cảm, mũi thường dễ bị dị ứng bởi các tác nhân môi trường như lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn,… Khi bị dị ứng, nghẹt mũi là triệu chứng phổ biến nhất mà trẻ sẽ gặp phải.

Trẻ nhỏ mọc răng

Trẻ ngạt mũi về đêm hoàn toàn có thể là do tình trạng mọc răng xảy ra. Khi mọc răng, dịch nhày trong mũi trẻ thường được sản sinh nhiều hơn bình thường. Điều này làm cho khoang mũi của trẻ có nguy cơ bị tắt và dẫn đến tình trạng bí, nghẹt.

Xem thêm:: Chi tiết bảng giá, thông số 2018 Honda Air Blade tại Việt Nam

Mọc răng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị ngạt mũi về ban đêm

Mọc răng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ dễ bị ngạt mũi về ban đêm

Thay đổi môi trường

Trong trường hợp thay đổi môi trường sống hoặc môi trường không khí bị ô nhiễm, nhiều bụi cũng có thể khiến tình trạng trẻ nghẹt mũi ban đêm xảy ra. Nguyên nhân là bởi bụi bẩn, khói bụi làm tăng khả năng bị viêm mũi, tăng tiết dịch nhầy ở mũi. Sau đó làm khoang mũi bị nghẹt, nếu kéo dài có thể dẫn đến viêm nhiễm khuẩn.

Ảnh hưởng của các bệnh lý về hô hấp

Các bệnh lý về đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa,… dưới tác động của virus, vi khuẩn gây bệnh thường tăng tiết dịch nhầy tại mũi. Thời gian dài làm cản trở sự lưu thông của đường thở. Sau đó khiến trẻ bị ngạt mũi về ban đêm dễ dàng hơn. Đặc biệt là khi thời tiết có sự thay đổi.

Các nguyên nhân khác

  • Tác động của khói thuốc lá.

  • Sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus gây bệnh cho hệ thống tai – mũi – họng.

3. Bố mẹ nên làm gì khi trẻ bị nghẹt mũi ban đêm

Trẻ nghẹt mũi ban đêm kéo dài và không được xử lý có thể gây ra các ảnh hưởng tới sức khỏe, cũng như sự phát triển của trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ nên có thể tham khảo cách chăm sóc và xử lý khi trẻ bị ngạt mũi về đêm như sau:

Sửa tư thế ngủ cho bé

Trẻ bị nghẹt mũi về đêm thường bị khó thở dẫn đến quấy khóc, ngủ không ngon giấc, thậm chí là không thể ngủ được. Để khắc phục tình trạng này, bố mẹ nên thay đổi tư thế ngủ cho bé.

Bố mẹ có thể sử dụng gối hoặc chăn dày để kê cao đầu cho trẻ. Hoặc cũng có thể để trẻ nằm nghiêng về một hướng. Tư thế ngủ như vậy có thể giúp bé dễ thở và có được một giấc ngủ thoải mái hơn.

Làm sạch và lấy dịch nhầy trong mũi trẻ

Làm sạch và lấy dịch nhầy trong mũi là phương pháp an toàn, giúp hạn chế tình trạng khó chịu, khó thở khi trẻ nghẹt mũi ban đêm mà bố mẹ có thể thực hiện. Với phương pháp này, bố mẹ cần nhỏ khoảng 1 – 2 giọt muối sinh lý vào hai bên mũi của trẻ. Sau khi chờ vài phút thì lấy tăm bông nhỏ để lấy dịch nhầy và bụi bẩn ở mũi ra ngoài.

Xem thêm:: Điểm danh 10+ tải ứng dụng không tương thích hay nhất

Hút dịch nhầy và rửa mũi giúp cho thoải mái, tránh ngạt và dễ thở hơn

Hút dịch nhầy và rửa mũi giúp cho thoải mái, tránh ngạt và dễ thở hơn

Sau khi lấy dịch nhầy xong, bố mẹ nên lấy khăn ấm, lau sạch quanh vùng mũi để tránh tình trạng dịch nhầy dính vào người. Có thể sử dụng các sản phẩm xịt mũi đã được bác sĩ chỉ định trước đó để xịt và mũi trẻ.

Day nhẹ và massage cánh mũi cho bé

Với trẻ trên 6 tuần tuổi, bố mẹ có thể thực hiện massage mũi nhẹ nhàng để trẻ có thể thoải mái hơn. Cách thực hiện như sau:

  • Mẹ sử dụng 2 ngón trỏ hoặc ngón áp út day, vuốt nhẹ dọc sống mũi của bé từ 1 – 3 phút.

  • Xoa hoặc ấn nhẹ vào huyệt ấn đường (huyệt nằm giữa 2 đầu của lông mày) và hai bên má của trẻ.

Cách massage này giúp sống mũi của trẻ có xu hướng nóng lên, khoang mũi được lưu thông nên dễ thở. Vì vậy, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái và chìm giấc ngủ dễ dàng hơn.

Cho trẻ uống nhiều nước

Trẻ nghẹt mũi về đêm thường gặp tình trạng khó thở và thường xuyên phải thở bằng miệng. Do đó, bé dễ bị mất nước hơn bình thường. Chính vì vậy, bố mẹ cần cho bé uống nhiều nước để bù nước và cân bằng điện giải trong cơ thể.

Bên cạnh đó, uống nhiều nước còn giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi hiệu quả hơn và tăng cường quá trình trao đổi chất.

Bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy trong mũi

Xem thêm:: Gonna, Gotta, Wanna là gì?- Cách viết tắt của một số từ tiếng anh

Bố mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước để làm loãng dịch nhầy trong mũi

Để bổ sung nước và chống chán cho bé, bố mẹ có thể thay bằng nước ép hoa quả, rau củ, sữa tươi,.. để đồng thời cung cấp thêm khoáng chất, vitamin.

Giữ môi trường sống của bé thoáng mát, sạch sẽ

Khi trẻ gặp tình trạng ngạt mũi, bố mẹ cần thường xuyên vệ sinh nhằm đảm bảo môi trường sống của bé là trong sạch, thoáng mát, hạn chế sự có mặt của nấm mốc hay vi khuẩn. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái và mũi của trẻ ít gặp các tác động tiêu cực hơn.

Các phương pháp khác

  • Chườm khăn ấm lên vùng mũi bị ngạt.

  • Cho trẻ súc miệng thường xuyên bằng nước muối ấm.

  • Giúp trẻ hỉ mũi, đẩy dịch nhầy ra bên ngoài.

  • Cho trẻ mặc quần áo thoải mái, thoáng mát nhất có thể.

Thông thường, trẻ bị ngạt mũi ban đêm sẽ thuyên giảm các triệu chứng và tình trạng khi được bố mẹ chăm sóc đúng cách sau 2 – 3 ngày. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, tình trạng của bé có thể nghiêm trọng hơn và có nguy cơ mắc phải các bệnh về hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang,…

Chính vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường của bệnh lý, tốt hơn hết, bố mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế để được thăm khám và đưa ra phương án điều trị thích hợp.

Khi cần thăm khám sức khỏe, các bệnh lý trẻ nhỏ, chuyên Khoa Nhi của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ mà bạn hoàn toàn có thể tin tưởng. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại, MEDLATEC đã và đang là địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng trong suốt thời gian qua.

Khi cần được tư vấn thêm hoặc sử dụng các dịch vụ tại MEDLATEC, vui lòng liên hệ 1900 56 56 56 để đươc hỗ trợ nhanh chóng!