Cẩm nang chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt mà cha mẹ nào cũng cần bỏ túi

Bên cạnh đó, khi bé sơ sinh bị sốt, mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn, tăng cữ bú và cả lượng bú mỗi lần. Cho trẻ nằm trong phòng thoáng mát, mặc quần áo mỏng. Dùng khăn ấm tích cực lau người trẻ để làm mát cơ thể. Ngoài ra, bạn có thể dùng khăn ấm đắp trán, nách và bẹn của trẻ.

4. Khi trẻ sơ sinh bị sốt, đo nhiệt độ trực tràng là chính xác nhất

Bé sơ sinh bị sốt nên làm gì? Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt? Đo nhiệt độ là cách tốt nhất để cho ra kết quả chính xác. Bạn có thể lưỡng lự khi đo nhiệt độ trực tràng (cho nhiệt kế vào hậu môn) của bé, tuy nhiên đây là cách khá hiệu quả để biết được nhiệt độ chính xác.

Chỉ có nhiệt độ trực tràng mới đem đến kết quả chính xác nhất. Đo ở nách, trán, thậm chí tai cũng không chính xác. Khi đo ở những chỗ này, nhiệt độ thường thấp hơn ở trong cơ thể. Điều này khiến bạn căng thẳng sau khi nhìn thấy kết quả đo nhiệt kế của trẻ.

>>> Bạn có thể quan tâm: Bố mẹ đã biết cách đo thân nhiệt cho con?

5. Khi trẻ sơ sinh bị sốt, bố mẹ nên điều trị các triệu chứng, chứ không phải lo hạ sốt

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt hay trẻ sơ sinh sốt phải làm sao? Trẻ sơ sinh sốt 38 độ nên làm gì? Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng sốt càng cao thì bé bệnh càng nặng. Tuy nhiên, thực tế tình trạng sốt ở trẻ sơ sinh không phải như vậy. Một bé sốt 39,4°C lúc đầu có thể vẫn hoàn toàn thoải mái, chơi đùa trên thảm của mình, trong khi một bé khác sốt 38,3°C lại quấy khóc, mệt mỏi và đòi bế suốt.

Điều này có nghĩa là nếu bé bị sốt mà vẫn thoải mái thì bạn không cần phải làm áp dụng cách hạ sốt cho trẻ. Thay vì tập trung vào biến động của nhiệt kế, hãy chú ý đến các dấu hiệu khác để xác định xem bé bị bệnh gì.

6. Sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh bị sốt một cách thận trọng

trẻ sơ sinh bị sốt uống thuốc

Trẻ sơ sinh sốt phải làm sao hay trẻ sơ sinh bị sốt nên làm gì? Một trong những cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị sốt đó chính là cho trẻ uống thuốc hạ sốt. Trước khi dùng thuốc hạ sốt, bạn hãy thử hạ sốt cho bé bằng một chiếc khăn ướt ấm. Cách này có hiệu quả đáng ngạc nhiên. Bạn hãy dùng nước ấm (29 – 32°C) để lau cơ thể bé, đặc biệt là ở trán và nách. Nếu bạn thấy bé không thoải mái và chườm khăn ấm không có tác dụng, hãy sử dụng thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, bạn cần phải lưu ý:

  • Nếu bé nhỏ hơn 6 tháng tuổi, các bác sĩ khuyên dùng acetaminophen (paracetamol) hơn là ibuprofen. Bắt đầu từ 6 tháng tuổi, hầu hết các bé có thể dùng cả acetaminophen hoặc ibuprofen.
  • Xác định liều lượng theo trọng lượng của bé, chứ không phải là theo độ tuổi.
  • Không được cho bé uống aspirin, vì nó có liên quan đến hội chứng Reye, một bệnh hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm.

>>> Bạn có thể quan tâm: Trẻ sốt có nên tắm không? Hướng dẫn tắm trẻ bị sốt từ bác sĩ nhi

7. Sốt là một phản ứng tự vệ của cơ thể

Bạn đã nghe nói nhiều điều về sốt nhưng thực ra, trẻ sơ sinh sốt không làm tổn thương não của bé. Ngay cả những cơn co giật do sốt cao chưa bao giờ được chứng minh là gây tổn hại (và cũng không được ngăn ngừa bằng thuốc).

Đừng lo lắng, sốt không bao giờ kéo dài vô thời hạn. Bình thường, cơ thể sẽ bắt đầu hạ nhiệt ở 41,1°C. Nhiệt độ cao là cách để cơ thể chống lại các tác nhân xâm nhập như virus, nhiễm trùng hoặc chủng ngừa. Điều này nghe có vẻ không thú vị nhưng ít nhất bạn có thể yên tâm rằng hệ miễn dịch của bé đang làm chính xác nhiệm vụ của nó.

Khi trẻ sơ sinh bị sốt, bạn có thể tham khảo bài viết “8 cách hạ sốt cho trẻ nhỏ an toàn và nhanh chóng” để biết cách hạ sốt cho con nhé!

Trên đây là những triệu chứng khi trẻ bị sốt, khi nào nên đưa trẻ đi khám và cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt. Hy vọng rằng qua bài viết trên, cha mẹ sẽ “bỏ túi” thêm cho mình cách xử lý khi trẻ sơ sinh sốt nhẹ, và cả khi trẻ sốt nặng nhé!