Tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết? Tư thế nằm khi bị tụ dịch màng nuôi

Tụ dịch màng nuôi là gì? Dấu hiệu và nguyên nhân

Tụ dịch màng nuôi là gì? Tụ dịch màng nuôi (subchorionic hematoma hoặc subchorionic haemorrhage) còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như tụ máu dưới màng nuôi, tụ dịch màng đệm, tụ máu dưới màng đệm hoặc xuất huyết màng đệm.

Tình trạng này xảy ra khi nhau thai không bám hoàn toàn vào thành tử cung mà xuất hiện máu tụ ở giữa. Đây là hậu quả của sự bong mép nhau thai hoặc vỡ các xoang mạch máu ở rìa bánh nhau nên hình thành vùng máu tụ giữa lớp màng đệm và cơ tử cung.

1. Dấu hiệu của tụ dịch màng nuôi

Tụ dịch màng nuôi thường xuất hiện khi mẹ chưa đủ 22 tuần thai với dấu hiệu chảy máu âm đạo. Có những trường hợp tụ dịch màng nuôi nhưng không ra máu, tụ máu nhỏ chỉ được phát hiện qua siêu âm (có cục máu tụ hoặc dấu hiệu túi thai bóc tách).

Một số dấu hiệu cụ thể bao gồm:

  • Ra máu: có thể máu màu nâu hoặc đỏ tươi, một số trường hợp nặng có thể ra cả máu cục.
  • Âm đạo tiết dịch bất thường: âm đạo xuất hiện nhiều dịch phát hiện qua đi vệ sinh hay dấu vết để lại trên đồ lót, dịch thường màu nâu, hồng nhạt (dấu hiệu có máu trong dịch âm đạo).
  • Đau bụng âm ỉ, đau mỏi vùng thắt lưng.
  • Một số trường hợp có thể phát hiện ổ dịch qua siêu âm.
    tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết
    Ra máu âm đạo là dấu hiện dễ nhận biết nhất khi mẹ bầu bị tụ dịch màng nuôi

Nhiều mẹ cũng thắc mắc nếu bị tụ dịch màng nuôi bao lâu thì hết? tụ dịch màng nuôi bao nhiêu mm là nguy hiểm? điều trị, phòng ngừa ra sao? Nếu thai vẫn phát triển bình thường, tụ máu không phát triển thêm, mẹ cũng không nên quá lo lắng.

Theo nhiều chuyên gia thì đây là hiện tượng bình thường, mẹ chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ. Theo thời gian, có thể tụ dịch sẽ tự tiêu và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi.

>>> Bạn có thể tham khảo: Thai ít đạp có sao không? Thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ít có cần lo lắng?

2. Nguyên nhân thai phụ bị tụ dịch màng nuôi

Các chuyên gia cho rằng có thể là do túi thai bị bóc tách trong giai đoạn đầu từ đó dẫn đến sự hình thành của các cục máu trong buồng tử cung. Đặc biệt là phụ nữ mang thai tuổi 35 tuổi trở lên sẽ dễ gặp phải tình trạng này hơn.

Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai mà có nội tiết kém hoặc phụ nữ mang thai lần đầu thường xuyên di chuyển, vận động nhiều cũng có thể làm niêm mạc tử cung bị rỉ máu hay ra máu hồng âm đạo. Tuy nhiên cũng có người máu không thoát ra, tụ lại trong buồng tử cung, bám dưới bánh nhau hay túi ối…