Liều dùng, cách dùng vitamin B1

Cũng như các vitamin nhóm B khác, vitamin B1 giúp cơ thể bạn chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, bên cạnh đó còn có những tác động tích cực lên não và tim. Vậy sử dụng sao cho đúng cách, hãy cùng tìm hiểu cách dùng vitamin B1 qua bài viết sau đây.

Vitamin B1 hay còn được gọi là Thiamine, là một vitamin tan trong nước, có tác dụng giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể, ngoài ra vitamin B1 có vai trò trong cấu trúc và chức năng cũng như sự trao đổi chất của tế bào não. Sử dụng đúng cách vitamin B1 sẽ đem lại những tác động tích cực đối với cơ thể. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về cách dùng vitamin B1 sao cho đúng cách cũng như những lưu ý khi sử dụng vitamin B1

1Liều dùng vitamin B1

Mỗi đối tượng đều có liều dùng khác nhau

Mỗi đối tượng đều có liều dùng khác nhau, dựa theo chế độ ăn theo khuyến nghị (RDA)

Trẻ em

– Từ 0 đến 6 tháng tuổi*: 0.2mg/ngày

– Từ 7 đến 12 tháng tuổi theo*: 0.3mg/ngày

– Từ 1 đến 3 tuổi: 0.5mg/ngày

– Từ 4 đến 8 tuổi: 0.6mg/ngày

– Từ 9 đến 13 tuổi: 0.9mg/ngày

*AI: lượng hấp thụ đầy đủ

Đối với trẻ từ sơ sinh đến 12 tháng, Ban Thực phẩm và Dinh dưỡng (FNB) tại Viện Y khoa của Học viện Quốc gia đã thiết lập AI cho Vitamin B1 (Thiamin) tương đương với lượng Vitamin B1 trung bình ở trẻ khỏe mạnh, được bú sữa mẹ.

Nam giới: Từ 14 tuổi trở lên: .1.2mg/ngày

Nữ giới

– Từ 14 đến 18 tuổi: 1mg/ngày

– Từ 18 tuổi trở lên: 1.1mg/ngày

Phụ nữ có thai và cho con bú: 1.4mg/ngày

2Cách dùng vitamin B1

uống vào buổi sáng, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn hai giờ để có thể hấp thu tốt vitamin B1 cho cơ thể có nhiều năng lượng hoạt động trong ngày.

Hầu hết mọi người đều nhận được vitamin B1 từ chế độ ăn cân bằng của họ. Các chuyên gia khuyên rằng ăn thực phẩm có nhiều vitamin B1 như: thịt heo, ngũ cốc ăn sáng, đậu Hà lan…là cách tốt nhất để bổ sung vitamin B1. Chỉ trong trường hợp cơ thể không thể nhận đủ lượng vitamin B1 từ thức ăn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Vitamin B1 là vitamin giúp cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể, cũng vì điều đó mà uống vào buổi sáng, trước ăn 30 phút hoặc sau ăn hai giờ để có thể hấp thu tốt vitamin B1 cho cơ thể có nhiều năng lượng hoạt động trong ngày.

3Lưu ý khi sử dụng vitamin B1

Trong trà và cà phê có thể làm giảm hàm lượng vitamin B1 trong cơ thể

Có một chế độ ăn cân bằng đầy đủ các loại thực phẩm là cơ thể đã có đủ lượng vitamin B1 nên có trong một ngày. Chỉ bổ sung bằng đường uống hoặc đường tiêm trong trường hợp thật sự cần thiết. Mặc dù việc bổ sung vitamin B1 chưa ghi nhận trường hợp gây độc tính, ngay cả khi dư thừa. Tuy nhiên, khi bổ sung bất kì loại thuốc nào cũng nên hỏi ý kiến Bác sĩ, Dược sĩ hoặc người có chuyên môn, không nên tự ý sử dụng.

Trong trà và cà phê chứa enzym thiaminase, một enzym phân hủy vitamin B1, enzym này có thể làm giảm hàm lượng vitamin B1 trong cơ thể. Vì thế nên tránh dùng trà và cà phê chung với thực phẩm chứa nhiều vitamin B1 hoặc thực phẩm chức năng.

Một số sản phẩm thiamin đường tiêm có thể chứa nhôm. Do đó, các sản phẩm này nên được sử dụng thận trọng cho những người bị suy thận, đặc biệt là ở trẻ sinh non, để tránh tích tụ nhôm và nhiễm độc nhôm sau này.

Vitamin B1 thường ít có những tương tác với các thuốc khác, tuy nhiên một số thuốc có ảnh hưởng đến nồng độ vitamin B1 trong cơ thể:

Furosemide

Furosemide là thuốc lợi tiểu quai được sử dụng để điều trị phù và tăng huyết áp bằng cách làm tăng lượng nước tiểu. Nghiên cứu thí điểm về thiếu hụt thiamine ở bệnh nhân suy tim sung huyết được điều trị bằng furosemide dài hạn cho thấy việc sử dụng furosemide làm giảm nồng độ vitamin B1, do mất vitamin B1 trong nước tiểu. Sự thiếu hụt này có thể được điều chỉnh bằng các chất bổ sung vitamin B1 thích hợp.

Hóa trị với Fluorouracil

Fluorouracil (còn được gọi là 5-fluorouracil) là một loại thuốc hóa trị liệu thường được sử dụng để điều trị ung thư đại trực tràng và dạ dày… Các tài liệu đã xuất bản bao gồm một số trường hợp bệnh não do beriberi hoặc Wernicke được điều trị bằng thuốc này, có thể làm tăng chuyển hóa vitamin B1 và ngăn chặn sự hình thành TDP, một dạng hoạt động của vitamin B1, làm thiếu hụt lượng vitamin B1 trong cơ thể. Bổ sung vitamin B1 có thể cải thiện một số tác dụng này.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn về cách dùng vitamin B1 hợp lý. Hãy tham khảo thêm ý kiến của Bác sĩ hoặc Dược sĩ để có cách dùng đúng và phù hợp hơn với bạn.

Nguồn: NIH, NCBI

Có thể bạn quan tâm

>>>>> Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị khi cơ thể bị thiếu vitamin B1

>>>>> Thực phẩm chứa nhiều vitamin B1