Hình ảnh Bác Hồ qua nét vẽ danh họa các thời kỳ

Ở bài viết này, Nhà Xinh Plaza đã tổng hợp danh sách rất hay về ảnh bác hồ qua các thời kỳ hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi, đừng quên chia sẻ bài viết này nhé

Triển lãm quy tụ 50 tác phẩm nghệ thuật đa dạng về thể loại: hội họa, đồ họa, điêu khắc, áp phích, cùng nhiều chất liệu khác nhau như: sơn dầu, sơn mài, khắc gỗ, bột màu, màu nước… được 39 họa sĩ, nhà điêu khắc thuộc nhiều thế hệ sáng tác trước và sau khi bản di chúc thiêng liêng của Bác ra đời. Trong số này, đặc biệt có những tác phẩm từ những năm 1947 – 1960, của các danh họa thời kỳ Mỹ thuật Đông Dương, như Trần Văn Cẩn, Nguyễn Văn Tỵ, Tô Ngọc Vân, Lương Xuân Nhị…

Hình ảnh Bác Hồ qua nét vẽ danh họa các thời kỳ ảnh 1

Nhà Bác ở Phủ Chủ tịch. Họa sĩ Lương Xuân Nhị.

Những bức họa thể hiện hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh dung dị, gần gũi mà hết sức sinh động, giàu tình cảm. Từ hình ảnh Bác Hồ đang làm việc, nói chuyện với công nhân xe lửa, với bộ đội, với nữ chiến sĩ thi đua miền bắc, đi công tác, thăm gia đình nông dân, thăm lớp học, vui đùa với các cháu thiếu nhi… Không hề có sự trang trọng, xa cách mà hết sức gần gũi, dân dã, Bác Hồ được thể hiện trong bộ quần áo kaki trắng đơn sơ, ngồi bên bếp lửa, hoặc rong ruổi trên lưng ngựa qua những con đường đèo, đường rừng…

Xem thêm:: Mổ u tuyến giáp xong nên ăn gì và không nên ăn gì | TCI Hospital

Hình ảnh Bác Hồ qua nét vẽ danh họa các thời kỳ ảnh 2

Nhà Bác ở Kim Liên, Nghệ An. Họa sĩ Trần Văn Cẩn.

Những căn nhà đơn sơ, giản dị của Bác Hồ cũng được các họa sĩ thể hiện rất chân thực và đầy cảm xúc. (Nhà Bác ở Phủ Chủ tịch của họa sĩ Lương Xuân Nhị, Nhà Bác ở Kim Liên-Nghệ An của họa sĩ Trần Văn Cẩn, Pác Bó của họa sĩ Nguyễn Văn Tỵ…)

Hình ảnh Bác Hồ qua nét vẽ danh họa các thời kỳ ảnh 3

Xem thêm:: Tổng hợp 10+ cách làm hồ tinh bột tốt nhất bạn nên biết

Bác Hồ thăm lớp vỡ lòng. Họa sĩ Đỗ Hữu Huề.

Tình cảm của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng được mô tả đặc biệt sinh động và chân thành trong các tác phẩm như Bác nói chuyện với bộ đội Mộc Châu, họa sĩ Văn Giáo vẽ năm 1983, Bác Hồ cùng các em nhi đồng, họa sĩ Tô Ngọc Vân vẽ năm 1953, Bác Hồ với thiếu nhi, họa sĩ Nguyễn Sỹ Ngọc, năm 1950, Bác Hồ với công nhân xe lửa Gia Lâm, họa sĩ Phạm Lung vẽ năm 1969, Bác Hồ với nữ chiến sĩ thi đua miền bắc, họa sĩ Vương Trình vẽ năm 1967, Bác Hồ với Tây Nguyên, họa sĩ Xu Man vẽ năm 1974, Bác Hồ đến thăm gia đình nông dân, Nguyễn Văn Thiện và Mai Văn Nam vẽ năm 1971, Bác Hồ thăm vườn trẻ, họa sĩ Hoàng Đạo Khánh vẽ năm 1977… Ngược lại, tình cảm của các tầng lớp nhân dân dành cho Người cũng đầy chân thành và yêu kính, thể hiện qua các tác phẩm Học chữ Bác Hồ của họa sĩ Trần Hữu Chất, Rước ảnh Bác của họa sĩ Nguyễn Văn Quảng, Kỷ niệm ngày sinh nhật Bác ở vùng ven của họa sĩ Nguyễn Thành Châu, Đền thờ Bác Hồ trong rừng đước mũi Cà Mau của họa sĩ Nguyễn Văn Bình, Lớp học Tây Nguyên của họa sĩ Nguyễn Thế Vinh, Giải phóng quân thăm nhà Bác của họa sĩ Văn Giáo…

Hình ảnh Bác Hồ qua nét vẽ danh họa các thời kỳ ảnh 4

Chân dung Bác. Họa sĩ Trần Văn Cẩn.

Xem thêm:: Tổng hợp 10+ cách gấp kim tự tháp bằng giấy hot nhất hiện nay

Có rất nhiều hế hệ họa sĩ đã tham gia sáng tác đề tài này, thể hiện qua triển lãm, từ các họa sĩ thời Mỹ thuật Đông Dương cho đến các họa sĩ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, thời kỳ hòa bình và xây dựng đất nước. Hai tác phẩm lâu đời nhất và mới nhất là Thổ, Nùng, Mán, Kinh đoàn kết đuổi giặc Pháp,tranh cổ động họa sĩ Trần Văn Cẩn vẽ năm 1947 và Trên những nẻo đường chiến dịch, tác phẩm sơn mài của họa sĩ Trần Hữu Chất sáng tác trong năm năm, từ 1995 đến 2000.

Hình ảnh Bác Hồ qua nét vẽ danh họa các thời kỳ ảnh 5

Giải phóng quân thăm nhà Bác. Họa sĩ Văn Giáo.

Có mặt tại triển lãm từ rất sớm, họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, thong thả đi ngắm từng bức tranh, trong số đó có những bức ông đã được ngắm từ cách đây rất nhiều năm. Họa sĩ cho biết, có những bức tranh từ những năm 1959-1960, khi ông bắt đầu học mỹ thuật cũng đã được xem. Điều đặc biệt của triển lãm, theo ông, là tình cảm hết sức chân thành của các họa sĩ: “Nghệ sĩ đã yêu mến Bác Hồ thực sự, tham gia cuộc kháng chiến bằng tất cả tấm lòng chứ không qua một sự hô hào hay áp đặt nào. Chính vì vậy mà các tác phẩm của họ đã toát lên được tình cảm chân thành ấy. Người họa sĩ không chỉ vẽ bằng màu, hình, bằng bố cục mà còn bằng cả tình cảm. Tôi được biết hiện nay nhiều tác giả vẫn tiếp tục sáng tác về Bác, điều đó thể hiện Người vẫn còn sống mãi trong lòng dân”.

Triển lãm “Nhớ về Bác” đã cho người xem quay ngược thời gian ngắm lại những sáng tác bất hủ về Bác Hồ, đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Người và kỷ niệm 74 năm Ngày Quốc khánh 2-9.