Bà bầu ăn gì từ cơm mẻ ? Bà bầu ăn cơm mẻ có được không?

Bà bầu ăn canh mẻ được không hot nhất hiện nay được quan tâm nhiều nhất, đừng quên chia sẻ kiến thức rất hay qua bài viết này nhé!

Mẻ được xem là một gia vị truyền thống trong món ăn Việt. Có mẻ làm cho món ăn tăng thêm hương vị và kích thích vị giác. Vậy bà bầu có ăn mẻ được không? Và bà bầu ăn gì từ cơm mẻ? Cùng Medplus đi tìm hiểu nhé.

Mẻ là gì?

Mẻ có tên gọi khác là cơm mẻ. Loại gia vị này có vị chua thanh và mùi thơm rất đặc trưng. Thường được sử dụng trong nhiều món như món lẩu, các món om, canh chua, bún riêu…Mẻ giàu chất đạm, axit amin và vitamin.

Mẻ là một gia vị góp phần làm tăng hương vị và hấp dẫn người ăn. Cho nên mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn cơm mẻ với một lượng cho phép. Đối với mẹ bầu, việc liên tục thay đổi khẩu vị sẽ giúp mẹ bầu tăng sự thèm ăn. Em bé trong bụng hấp thụ nhiều dưỡng chất từ nhiều món ăn.

Lợi ích từ mẻ

  • Trong thành phần của mẻ, có con mẻ chứa nhiều axit amin. Đây là một nguồn dinh dưỡng rất tốt cho chúng ta.
  • Thành phần thứ hai trong cơm mẻ là nấm men, chúng cung cấp nhiều vitamin và đạm. Cũng là một nguồn hỗ trợ dinh dưỡng rất tốt.
  • Nguyên nhân tạo ra vị chua của mẻ chính là vi khuẩn lactic. Chúng có khả năng chuyển hóa tinh bột thành đường và đường thành axit lactic. Axit này có vị chua, và chính là vị chua thanh tự nhiên của mẻ.
  • Vi khuẩn lactic kích thích hệ tiêu hóa. Nó tạo môi trường có độ pH thấp, ức chế các vi khuẩn có hại cho đường ruột.
  • Tăng tiết dịch, kích thích ngon miệng, bổ sung một số chất dinh dưỡng có lợi cho hệ tiêu hóa.

Mặt hại khi ăn mẻ

  • Cơm mẻ lên men không đúng cách sẽ tạo ra nấm mốc và vi khuẩn. Có thể khến người ăn dễ dàng mắc bệnh ung thư
  • Ăn quá nhiều giấm mẻ chua khiến cơ thể dư thừa axit lactic, gây đau bụng, tiêu chảy.

Món ăn dành cho bà bầu ăn gì từ cơm mẻ?

  • Canh cá nấu mẻ
  • Canh chua cơm mẻ
  • Cá trê nướng giềng mẻ
  • Bắp bò nhúng mẻ

Để bảo đảm an toàn thực phẩm cũng như sức khỏe cho bà bầu chúng ta cũng có thể tự làm mẻ tại nhà. Khi bà bầu tự tay làm, chúng ta sẽ chắc chăn rằng mình dùng cơm sạch để làm mẻ. Dụng cụ làm mẻ cũng được đảm bảo.

Cách làm cơm mẻ tại nhà cùng Medplus!

Chuẩn bị dụng cụ: Chum, hũ thủy tinh, bình sành sứ. Những dụng cụ này phải sạch sẽ. Dùng cơm nguội và nước cơm để làm cơm mẻ.

  • Bước 1: nấu cơm như bình thường hàng ngày. Chú ý cho nước cơm nhiều hơn bình thường.
  • Bước 2: chất nước lấy nước cơm sau khi cơm sôi, sau đó để nguội.
  • Bước 3: lấy cơm đã chín để nguội.
  • Bước 4: tiến hành làm cơm mẻ. Lấy phần cơm đã để nguội cho vào bình/hũ thủy tinh. Đổ nước cơm lên cho sâm sấp mặt cơm. Cũng có thể lấy nước ấm đổ thêm vào nếu nước cơm quá ít. Đậy nắp hũ thủy tinh cho thật kỹ. Ủ trong khoảng 2 tuần mở nắp ra kiểm tra. Cơm mẻ làm thành công là khi có mùi nồng và chua.

Một số lưu ý khi sử dụng mẻ

  • Tránh ăn quá nhiều mẻ, vì cơ thể sẽ dư lượng axit lactic gây ra triệu chứng đau bụng và tiêu chảy.
  • Tránh ăn mẻ nói chung và các món dùng mẻ nói riêng, đối với những người bị đau dạ dày hay viêm loét dạ dày.
  • Làm mẻ không đúng cách sẽ dẫn đến vi khuẩn và nấm mốc phát triển, nhất là nấm mốc lên men trong cơm (trước khi lấy dùng để làm mẻ) gây bất lợi cho sức khỏe. Còn đối với nấm mốc được lên men trong quá trình lên mẻ thì nó có lợi cho sức khỏe bạn nhé.
  • Trước khi dùng, cần phân biệt mẻ có bị mốc hay không? Dấu hiệu mẻ bị mốc là thường không có mùi thơm đặc trưng, không có vị chua tự nhiên và kèm theo màu sắc trông rất kì lạ.

Chỉ cần những bước đơn giản như thế, chúng ta đã có món mẻ thơm ngon mà còn vệ sinh an toàn nữa. Bà bầu từ nay đã không còn lo lắng liệu ăn mẻ có tốt không ? Những lợi ích và mặt hại khi ăn mẻ trong bài viết sẽ phần nào giúp bà bầu thêm thông tin.

Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm bài viết:

  • Bà bầu uống trà gì cho dễ ngủ ?
  • Nước ép tốt cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ
  • Bà bầu ăn canh gì để bổ máu ?
  • Bà bầu ăn gì để bổ sung i-ốt?
  • Bà bầu bị phù nề nên ăn gì ?

Nguồn: Tổng hợp