Mang thai ăn mận hậu sao cho khỏe mẹ khỏe con

Nhiều người tin rằng mang thai ăn mận hậu sẽ không tốt cho thai nhi. Vậy nên nhiều mẹ bị “nghén” mận nhưng vẫn có kìm lòng. Vậy mẹ mang thai ăn mận hậu thì có hại hay có lợi hơn. Hãy đọc kỹ thông tin dưới đây nhé.

Tin bài cùng chủ đề:

✔ Ăn mận hậu có nóng không? Ngày nên ăn bao nhiêu thì tốt

✔ Ăn mận hậu có tốt không? Bất ngờ với câu trả lời

✔ Ăn mận hậu có béo không? Và sự thật là

Từ xa xưa, mận đã bị liệt vào một trong những loại quả cấm khi chị em phụ nữ mang bầu. Có rất nhiều người nghén loại quả này nhưng phải cố chịu vì không muốn làm hại đến thai nhi. Sự cố gắng này một phần cũng có lý do của nó.

Phụ nữ mang thai ăn mận hậu nhiều có hại gì?

Nhiều người cho rằng, phụ nữ mang thai ăn mận hậu dễ có nguy cơ sảy thai. Thực chất, mận hậu chỉ khiến cho cơ thể mẹ bị nóng hơn, nổi nhiều mụn nhọt và có nguy cơ bị táo bón. Những triệu chứng này sẽ chỉ xuất hiện nếu mẹ bầu ăn quá nhiều mận trong ngày.

Tuy nhiên, mận hậu có tốt cho bà bầu hay không thực chất còn phụ thuộc vào cách ăn của mỗi mẹ. Để thỏa mãn được cơn thèm mà không hại đến con, chị em vẫn có thể ăn mận hậu nhưng là ăn một cách khoa học và có chừng mực.

Ăn mận hậu có tốt cho bà bầu?

Trong trái mận có chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho thai phụ như: vitamin A, các vitamin nhóm B, vitamin C, chất xơ và chứa nhiều canxi, kali, chất chống oxy hóa. Do vậy, mang thai ăn mận hậu sẽ rất tốt để bổ sung các dưỡng chất có trong tự nhiên.

Những lợi ích khi mang thai ăn mận hậu có thể kể đến như:

– Giúp tăng cường hệ miễn dịch: Khi mang bầu, cơ thể người mẹ phải đảm nhiệm chức năng gấp đôi so với trước, do vậy mà việc tăng cường hệ miễn dịch là cực kỳ quan trọng để tránh không bị bệnh. Vitamin C trong mận hậu chính là thần dược tự nhiên giúp chị em phòng ngừa các bệnh về cảm cúm.

– Giúp mẹ bầu hấp thụ sắt tốt hơn: Vitamin C trong mận không chỉ giúp tăng hệ miễn dịch mà còn giúp mẹ hấp thu sắt vào cơ thể tốt hơn, giữ nướu răng luôn chắc khỏe.

– Hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn: Thay vì ăn trái mận tươi, mẹ có thể ép lấy nước mận để uống giải khát. Nước ép mận giúp cho các triệu chứng như đầy hơi, táo bón ở mẹ bầu được cải thiện đáng kể.

– Giảm ốm nghén: vị chua chua, ngọt ngọt của mận sẽ làm giảm những cơn buồn nôn do ốm nghén gây ra.

– Rất tốt cho mắt: ngoài các vitamin nhóm B, vitamin C và khoáng chất, mận chứa rất nhiều vitamin A tốt cho mắt. Nếu mẹ đang làm việc trong môi trường thường xuyên phải làm việc với máy tính thì dùng mận sẽ rất có lợi.

– Đẹp da: Mỗi ngày ăn một lượng mận hậu vừa đủ sẽ giúp da mẹ mịn màng, đẹp hơn. Chỉ khi ăn quá nhiều thì mới bị nổi mụn, nhọt.

– Lưu thông khí huyết nhờ sự đào thải hàm lượng cholesterol, đồng thời mận cũng không chứa chất béo nên rất tốt cho tim mạch.

Để những công dụng của mận phát huy hiệu quả tối đa mà không gây hại gì cho bầu, mẹ nên lưu ý những cách ăn mận khoa học sau:

– Mẹ không nên ăn quá 10 quả một ngày. Để không rơi vào tình trạng ăn quá đà không kiểm soát, tốt hơn hết mẹ nên lấy đủ số lượng ăn trong ngày, phần còn lại mang đi để tủ.

– Dù thèm đến đâu thì thèm, nhưng mẹ nhớ không ăn lúc đói để không làm hại dạ dày.

– Vì mận có vị chua nên nhiều mẹ bầu lạm dụng, chấm thật nhiều muối. Việc làm này rất không tốt.

– Trước khi ăn mận nên rửa trong nước muối loãng, ngâm trong vòng từ 15 – 20 phút để đảm bảo an toàn vệ sinh.

Như vậy, việc các bà mẹ mang thai ăn mận hậu có lợi hay có hại thì mẹ bầu hoàn toàn có thể kiểm soát được. Mận chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe, chỉ khi nào mẹ bầu ăn quá nhiều mới cần phải lo lắng cho sức khỏe của mình, của thai nhi. Hãy nhớ tuân thủ những lời khuyên trên đây, bạn sẽ không phải nín nhịn cơn thèm mà vẫn có một thai kỳ khỏe mạnh.