Vì sao lại có hiện tượng khô môi khi mang thai?

Tình trạng khô môi khi mang thai là một trong những triệu chứng phổ biến của thai kỳ. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là mẹ bầu bị khô môi có gặp phải vấn đề sức khỏe gì hay không và biện pháp nào giúp khắc phục tốt nhất?

Nguyên nhân hiện tượng khô nứt môi khi mang thai

1. Thay đổi Hormone

Phần lớn lượng chất lỏng trong cơ thể thai phụ sẽ được dùng để tạo thêm máu để nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Cơ thể cũng cần điều chỉnh cho quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn. Sự thay đổi về hoocmon và tình trạng đi tiểu nhiều cũng làm cho cơ thể bà bầu nhanh bị mất nước hơn. Chính vì tht, làn da và đôi môi của các mẹ sẽ thiếu độ ẩm, đàn hồi kém và bị nứt nẻ nhiều hơn.

Nên làm sao khi bị môi bị thâm trong thời gian bầu bí?

2. Khô môi do thiếu nước

Một trong những nguyên nhân chính gây khô nứt môi mà các mẹ thường mắc phải, đó chính là việc để cơ thể luôn ở trạng thái “thiếu nước”. Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, đóng vai trò quan trọng và cực kỳ cần thiết giúp đào thải độc tố đồng thời giữ ẩm cho da, tóc và môi

3. Khô môi do môi trường

Nắng, nóng, bụi bẩn… cũng là một trong những do khiến cho tình trạng khô môi, nứt nẻ xảy đến với bạn. Chưa kể, nếu mẹ bầu thường xuyên ngồi phòng lạnh, bờ môi của mẹ bầu cũng từ đó dễ trở nên khô ráp, nứt nẻ. Vì vậy, vào mùa lạnh thời tiết hanh khô, mẹ nên thoa kem dưỡng môi để cung cấp độ ẩm cần thiết cho môi.

4. Khô môi do thiếu vitamin

Việc thiếu chất dinh dưỡng cũng khiến cho tình trạng khô môi, nứt nẻ xảy ra. Đặc biệt là khi cơ thể mẹ bầu thiếu hụt vitamin B2 khiến cho môi không chỉ bị lột da, mà còn gay ngứa ngáy.

5. Thuốc

Một số loại thuốc có thể khiến bạn bị khô miệng khi mang thai như thuốc chống trầm cảm, thuốc giãn phế quản, thuốc lợi tiểu… Dù các triệu chứng này có thể khiến bạn khó chịu nhưng đừng ngưng dùng thuốc trừ khi bác sĩ yêu cầu.

6. Tăng khối lượng máu

Lượng máu trong cơ thể sẽ tăng lên trong thời gian mang thai. Điều này khiến thận phải làm việc nhiều hơn, số lần đi tiểu của bạn cũng sẽ tăng, nên dễ dẫn đến mất nước và khô miệng.

Khô môi khi mang bầu còn có thể là triệu chứng của bệnh đái tháo ...

7. Tăng tỷ lệ trao đổi chất

Các hoạt động của tế bào như sản xuất năng lượng, tiêu hóa thức ăn… sẽ tăng lên khi bạn mang thai. Vì vậy, cơ thể hấp thu nhiều nước hơn và bạn cần bổ sung nước thường xuyên.

Bà bầu bị khô nứt môi có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Trong giai đoạn mới mang thai, khô nứt môi là hiện tượng bình thường đối với các bà bầu. Khô môi do mất nước hay môi trường không gây hại gì đến tính mạng của mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kèm theo những dấu hiệu bất thường khác thì các mẹ cần có sự tư vấn từ bác sĩ, tránh những bệnh liên quan đến da. Vì đó có thể là dấu hiệu các bệnh lý nghiêm trọng.

Một số lưu ý cho bà bầu bị khô nứt môi

+ Bà bầu bị khô nứt môi nên ăn gì?

Theo một vài chuyên gia chia sẻ, các mẹ bầu bị khô nứt môi nên bổ sung số loại thực phẩm như:

  • Uống nhiều nước lọc: Giúp tránh khỏi việc da bị hanh khô, đặc biệt là môi. Mỗi ngày cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể
  • Rau xanh: Có chứa nhiều vitamin cần thiết cho việc chống lại sự nứt nẻ của môi.
  • Dưa chuột: Mẹ có thể dưỡng ẩm cho môi bằng cách ăn dưa chuột. Dưa chuột chứa hợp chất silica có thể giúp tăng độ đàn hồi cho da, khiến da môi không bị khô sạm, nứt nẻ.
  • Ngũ cốc nguyên hạt giàu: hàm lượng vitamin B – chất giữ cho da môi mềm mại, mịn màng và không bị khô

+ Bà bầu bị khô nứt môi không nên ăn gì?

Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm:

  • Đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ
  • Đồ uống như cà phê, nước ngọt, bia, rượu
  • Hạn chế các gia vị như ớt, tiêu, gừng, sả,…
  • Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng da như: hải sản, trứng gà
  • các thức ăn lên men chua chứa nhiều acid như: dưa cải, cà muối
  • Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C, có hàm lượng acid cao có vị chua như: chanh, bưởi, cam

Bà bầu bị khô nứt môi cần đến ngay bác sĩ nếu:

  • Nhức đầu
  • Cảm giác nóng rát trong khoang miệng
  • Mệt mỏi cực độ
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Bị chàm hoặc viêm da do dị ứng
  • Nước tiểu và phân có màu
  • Ngứa dữ dội và khô da đặc biệt ở lòng bàn tay và chân