Tính năng mới

Trường hợp dịch bọ xít dính vào người, bạn tuyệt đối không được dùng tay lau, xoa vì sẽ khiến chất dịch nhanh chóng lan sang các vị trí khác và nặng hơn. Lúc này, bạn cần dùng nước sạch, xối mạnh vào vùng da tiếp xúc với bọ xít và dùng xà phòng diệt khuẩn để rửa. Nếu da xuất hiện tình trạng phỏng rộp nặng cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, điều trị sớm.

Trường hợp chẳng may bị dịch bọ xít bắn vào mắt, nạn nhân tuyệt đối không được dùng tay dụi sẽ có thể làm niêm mạc bị tổn thương và viêm nhiễm nặng hơn. Lúc này nên dùng nước muối sinh lý nhỏ nhiều lần và dùng khăn sạch để thấm hết dịch hoặc chớp mắt liên tục 15-20 phút trong bát nước sạch. Nếu mắt có hiện tượng mờ đi, sưng đỏ, xung huyết cần đến ngay cơ sở y tế để điều trị ngăn ngừa biến chứng ảnh hưởng đến thị giác.

Mùa hè, khi phơi quần áo nên tránh các vị trí phơi gần cây cối có bọ xít sinh sống. Khi mặc quần áo cần kiểm tra thật kỹ cả 2 mặt của quần áo, khăn tắm,… để phát hiện trứng bọ xít và loại bỏ kịp thời.

Khi thấy bọ xít không nên dùng tay đập mà nên dùng một dụng cụ bắt sau đó giết bỏ, phần dịch bọ xít tiết ra nên lau sạch.

>>> Hãy đọc thêm: 3 bước sơ cứu khi bị bỏng axit và hóa chất khác

Vậy bị bọ xít bắn vào da bôi thuốc gì để ngăn ngừa biến chứng?

Thương tổn nặng, cấp tính và lan rộng

Thuốc chống viêm và phù nề được nhắc đến đầu tiên. Dùng corticosteroide đường tiêm tĩnh mạch hoặc uống, liều trung bình và giảm dần trong thời gian ngắn (2-3 tuần) và dùng corticosteroide dạng gel tại chỗ hoặc bôi hồ nước cho đến khi thương tổn khô, giai đoạn sau khi thương tổn khô dịch mới bôi dạng corticosteroide cream.

Thuốc chống ngứa: có thể dùng 1 hay 2 loại kháng histamin đường uống, thường kết hợp thế hệ 1 với thế hệ 2. Các thuốc kháng histamin thế hệ 1 (chlorpheniramine, hydroxyzine…) gây buồn ngủ nên uống vào ban đêm và tránh dùng cho người lái xe, vận hành máy móc. Chlorpheniramine dùng được ở phụ nữ có thai. Thuốc thế hệ 2 (cetirizine, levocetirizin…) ít gây buồn ngủ nên dùng được cả ban ngày và ban đêm.

Nếu có nhiễm khuẩn hay nguy cơ nhiễm khuẩn có thể dùng kháng sinh tại chỗ, uống hay tiêm trong trường hợp nhiễm trùng nặng.

Nếu tổn thương tiết dịch nhiều và nhiễm khuẩn thì tắm bằng dung dịch thuốc tím 1/10.000 để làm săn da và sát khuẩn da.

Kết hợp uống các loại vitamin A, E, C, kẽm nếu không có chống chỉ định.

Thương tổn vừa và nhẹ không cấp tính khi bị bọ xít bắn vào da