12 bộ phận cấu tạo bên ngoài của con ong

Trong phần này web Hướng dẫn nuôi ong sẻ trình bày chi tiết và cụ thể về đặc điểm sinh học của loài ong và chi tiết hơn trong bài này là hình thái học của ong cho tất cả các con ong, từ loài ong không ngòi đốt, ong sống đơn độc, ong ăn thịt, cho đến các loài ong mật phổ biến, mời các bạn đọc bài viết để tận tường hơn.

Hình Thái Học Của Loài Ong – Morphology of Bees

Cấu tạo các bộ phận bên ngoài của con ong

Toàn bộ cấu tạo bên ngoài của một con ong – Morphology of bees

Không chỉ áp dụng trong bộ môn sinh học hay côn trùng học, hay để nghiên cứu sâu xa, mà người nuôi ong củng cần phải biết về những điều này để thực sự hiểu được cách con ong làm việc như thế nào, từ đó có những cách phát triển đàn ong của mình để tăng năng suất mật ong hàng năm.

Bao Bọc Bên Ngoài Cơ Thể Ong Là Lớp Kitin

Ong thích nghi tuyệt vời cho cách sống của chúng, và điều này có thể thấy trong cấu tạo cơ thể của ong. Giống như tất cả các loài côn trùng khác, ong có mộtbộ xương bên ngoài là một lớp vỏ cứng được tạo nên bởi lớp vỏ bọc Kitinbảo vệ cơ thể ong tránh những tác động bất lợi bên ngoài như giúp cho thành tế bào cứng và không thấm nước.

Lớp vỏ kitin bao bọc bên ngoài toàn bộ cơ thể ong

Hình lớp vỏ Kitin bao bọc toàn bộ cơ thể của loài ong

Cấu tạo bên ngoài của loài ong được chia thành ba phần

❖ Đầu

❖ Ngực

❖ Bụng

Đặc Điểm Của Loài Ong – Các Bộ Phận Bên Ngoài Cơ Thể

Cấu Tạo Bên Ngoài Của Phần Đầu Ong

Đầu ong là trung tâm thần kinh và sở hữu một loạt các cơ quan cảm giác tuyệt vời như: Hai râu, đôi mắt kép, ba con mắt đơn, hàm trên, hàm dưới, và một vòi (lưỡi) ong.

Cấu tạo bên ngoài phần đầu của loài ong

Hình phần đầu của con ong – Hình thái học của loài ong

1. Cặp râu của ong – Antenna

Râu của loài ong có liên kết với các cơ quan nhận biết mùi và vị. Những giác quan cực kỳ hữu ích này có vô số chức năng. Ví dụ, ong thợ làm việc bên ngoài tổ sử dụng mùi để tìm nguồn tài nguyên. Nhận biết liên lạc phục vụ ong hoạt động tốt hơn trong bóng tối của tổ, cho phép chúng tìm các bạn xung quanh và để xây dựng cấu trúc tổ phức tạp.

Ở ong mật, ong dú và các loài ong khác, chúng ta có thể phân biệt ong đực và ong thợ bằng độ dài của cặp râu này. Râu ong đực có mười ba đốt, còn ở ong chúa và ong thợ chỉ có mười một đốt ngắn hơn râu của ong đực.

2. Đôi mắt kép ở loài ong – Compound eye

Hai mắt kép lớn gồm rất nhiều mắt đơn (Ocelli) gộp lại cung cấp tầm nhìn tốt. Ong sử dụng tầm nhìn đó để tìm tài nguyên và tìm đường về tổ. Ở đa số các giống ong, kể cả ong ăn thịt, mắt kép ở ong đực lớn hơn ong cái, ở ong cái mắt kép do 4.000 – 5.000 mắt đơn hợp thành, còn ở ong đực có khoảng 8.000 mắt đơn hợp thành. Chúng ta có thể phân biệt ong đực và ong thợ qua đặc điểm này.

3. Ba Mắt đơn – Hố sắc tố – Ocelli

Trên đầu của đa số các loài ong đều có ba mắt đơn hay còn gọi là “hố sắc tố” chúng ta quan sát kỹ sẻ thấy ở ong mật và ong dú củng đều có, chúng là đặc trưng của các loài côn trùng. Mỗi mắt đơn (ocelli) gồm một thấu kính trong suốt, các tầng tế bào và các dây thần kinh thị giác. Có giả thuyết cho rằng nhờ mắt đơn mà ong phân biệt được các đối tượng ở gần 1-2cm và định hướng làm việc trong tổ và trên hoa được tốt hơn.

Hình thái học của loài ong cấu tạo mắt kép và mắt đơn

Hai mắt kép (trái) và ba mắt đơn (phải) ở trên cùng một cơ thể của ong

4. Hàm trên và hàm dưới của loài ong – Mandible

Phần đầu mang một cặp hàm bao gồm một hàm trên và một hàm dưới. Với bốn chức năng, chúng có thể cắt, cắn, đào, nhai và kẹp, và vì vậy rất hữu ích cho việc bảo vệ, xây dựng tổ và kiếm thức ăn.

5. Lưỡi (vòi) của con ong – Proboscis

Ong có lưỡi dài dạng một ống rỗng được gọi làvòi hay xúc tu có chức năng như một ống hút và uống tích hợp của chúng. Ong dùng lưỡi này để hút mật hoa, nước, và tiết các chất dịch. Phần để vòi của ong còn có cơ quan xác định độ chua, ngọt của các chất. Mật hoa được hút từ độ sâu không thể tiếp cận của hoa bằng công cụ nhỏ gọn này và được vận chuyển về tổ. Bình thường vòi co vào dưới đầu, khi muốn hút các chất lỏng vòi thò ra ngoài.

Morphology of bees, vòi của ong

Hình vòi của một con ong đang thò ra để hút lấy mật ong

Đặc Điểm Cơ Thể Ở Phần Ngực Của Loài Ong

Phần ngực của ong mang các cơ quan vận động như cánh (Wing) và chân ong (leg). Ngực ong gồm 3 đốt. đốt ngực trước, đốt ngực giữa và đốt ngực sau. Và tương tự như vậy các đốt ngực lại được chia tiếp ra làm hai nửa. Nửa lưng (ở trên) và nửa bụng (ở dưới). Nửa lưng thì có gắn hai đôi cánh. Nửa bụng lại có ba đôi chân, ba đôi chân này gắn vào ba đốt ngực tương ứng của ong. Đốt ngực giữa của ong là quan trọng nhất.

Đặc điểm của loài ong cấu tạo ở phần ngực

Hình cấu tạo phần ngực ong

6. Cánh của con ong – Wings

Ong có bốn chiếc cánh, hai chiếc cánh trên (fore wing) là hai cánh lớn, và hai chiếc cánh dưới (hind wing) là cánh nhỏ. Khi không mang vật gì hết, ong bay với vận tốc khoảng 60km/h- 70km/h. khi mang nặng ong bay với vận tốc 15km/h-20km/h.

7. Các chân của loài ong – Legs

Ong thuộc loài chân đốt nghĩa là chân chia ra làm các đốt. Mỗi chân ong gồm năm đốt: đốt gốc, đổi chuyển, đốt đùi, đốt ống và đốt bàn. Đốt bàn chân lại chia thêm thành năm đốt nhỏ, phần cuối của mỗi đốt bàn có hai vuốt nhọn, giữa hai vuốt có tấm đệm mềm.

Ở tất cả các loài ong đều có sáu chiếc chân, bao gồm chân trước (fore leg), chân giữa (middle leg) và chân sau (hind leg). Với các loài ong mật và ong dú, hai chân sau có vai trò cực kỳ quan trọng. Ngoài nhiệm vụ giúp ong di chuyển ra, mỗi đôi chân của các loài ong còn có chức năng đặc biệt riêng của nó.

● Đôi chân trước của ong (Fore legs). Chân trước có bộ phận làm sạch râu và mắt, khi râu ong bị bám phấn hoa và các vật khác, ong dùng thiết kết đặc biệt của chân trước để làm sạch bộ râu và mắt của mình (kể cả hai mắt kép và ba mắt đơn).

Cặp chân giữa (Middle legs). Chân giữa có nhiều lông tơ hơn có chức năng làm sạch đầu và phần ngực của cơ thể ong và củng có chức nang để gạt viên phấn từ giỏ phấn của chân sau vào bên trong lỗ tổ ong.

Hai chân sau của ong (Hind legs). Hai chân sau có hai giỏ chứa phấn hoa (pollen basket) và hai lược chải phấn (pollen combs).

8. Giỏ phấn hoa của con ong – Cách ong mang phấn hoa trở về tổ

Ong có thể mang phấn hoa trở về tổ bằng hai chân sau, hoặc bụng hay diều của chúng.

Các giỏ phấn hoa (pollen basket) là một khu vực lõm bao quanh bởi lông trên chân sau. Và lược phấn (pollen combs) trên chân để chải chuốt cơ thể và di chuyển phấn hoa đến giỏ phấn để vận chuyển trở lại tổ ong. Ở ong mật và ong dú chân sau của ong chúa và ong đực không có giỏ phấn hoa và lược phấn cũng không phát triển. đây củng có thể là dấu hiệu để phân biệt ong đực và ong thợ.

Tập tính của ong, giỏ mang phấn hoa ở ong mật

Hình ong mật với giỏ mang phấn hoa – Pollen basket hay Corbicula

Ở đây tôi xin khái niệm hai thuật ngữ là Corbicula Scopađể dễ dàng dẫn chứng cho quá trình phát triển kỳ diệu về hình thái học của ong để trở thành côn trùng ăn chay tuyệt vời có lợi cho thiên nhiên.

Corbicula. Là cách ong mang phấn hoa về tổ và các hạt phấn hoa được đựng trong một giỏ phấn hoa, hay nói cách khác Corbicula là một giỏ phấn hoa (như hình ở trên).

Scopa. Được gọi là cách ong mang phấn hoa về tổ mà không cần giỏ đựng phấn hoa. Nó có thể là một lớp lông của các sợi lông đặc biệt. Scopa thường nằm dưới bụng hoặc trên hai chân sau.

Loài ong Megachile punctata có cấu tạo cơ thể để mang phấn hoa bằng bụng

Hình trên Một con ong đơn độc loài Megachile punctata đang mang phấn hoa bằng bụng của nó – đây gọi là Scopa

Cấu tạo lông ở chân một con ong đơn độc giúp nó mang phấn hoa bằng lông ở chân sau

Hình một loài ong đơn độc khác lại mang phấn hoa bằng hai chân sau, chứ không phải là mang bằng giỏ phấn hoa như ở ong mật thường thấy scopa này ở chân sau.

Ở tất cả các loài ong, chỉ có con ong cái mới có Scopa (mang phấn hoa) hoặc Corbicula (giỏ mang phấn hoa), vì ScopaCorbicula chỉ có chức năng thu thập phấn hoa cho tổ ong ngoài ra không có chức năng gì khác.

Trong một vài loài ong, một vài con ong cái mang phấn hoa bên trong diều của chúng

đặc điểm cơ thể của loài ong Meroglossa itamuca là mang phấn hoa trong diều

Loài Meroglossa itamuca này nuốt phấn hoa bên trong diều của chúng mà không có scopa hoặc lông để bắt phấn hoa

Thích Nghi Với Môi Trường Sống Của Loài Ong – Chi Tiết Phần Bụng

Ong có sáu đốt bụng như hình. Chứa các cơ quan bên ngoài của ong như lỗ thở, tuyến tiết sáp (Wax gland opening), ngòi đốt (Sting), tuyến tiết mùi pheromone hay người nuôi ong gọi là chất chúa.

đặc điểm cấu tạo bên ngoài của bụng ong

Hình phần bụng ong – Tìm hiểu về loài ong

9. Các lỗ thở của ong – Spiracle

Lỗ thở (Spiracle) nối thông trực tiếp tới hệ hô hấp của con ong. Trên bụng ong có tất cả mười hai lỗ thở được trải dài hai bên của mỗi đốt bụng như hình giúp cho ong trao đổi với không khí bên ngoài, khác với các động vật khác ong không thở bằng mũi mà thở qua cách lỗ thở này.

10. Tuyến tiết sáp ở ong – Wax gland opening

Bốn đốt bụng cuối cùng có khả năng tiết ra sáp ong, đó là đốt số (3) (4) (5) (6), ở ong mật tuyến tiết sáp này nằm ở mặt dưới của bụng, với ong dú thì ngược lại, tuyến tiết sáp này lại nằm mặt trên của bụng củng tương tự tại các vị trí như ở ong mật, với các loài ong ăn thịt hay con mồi khác không xây tổ bằng sáp ong thì tuyến sáp (wax gland opening)không phát triển.

Cấu tạo tuyến tiết sáp ở ong mật nằm dưới phần bụng

Hình các tuyến tiết sáp ở ong mật – đặc điểm của ong mật

11. Ngòi đốt (chích) của ong – Sting

Đốt bụng cuối, đốt (6) có chứa một ngòi đốt (sting). Ngòi đốt ở ong thợ cái có chức năng bảo vệ tổ, với các loài ong sống ăn thịt thì ngòi đốt ngoài chức năng tự vệ ra thì còn có khả năng tấn công con mồi và làm tê liệt con mồi chỉ trong vài giây. Ở ong chúa, ngòi đốt này không có khả năng chít hay đốt mà lại biến thành máng để đẻ trứng và là phương tiện chiến đấu với các ong chúa khác.

12. Tuyến tiết mùi pheromone (kích thích tố) – Mùi ong chúa

Ở giữa đốt bụng thứ năm và thứ sáu của ong mật có tuyến naxônốp (tuyến mang tên nhà bác học Nga, người phát hiện ra tuyến này) tiết ra một mùi hương cực kỳ đặc biệt cho đàn ong. Ở ong chúa, tuyến này phát triển và tiết ra mùi đặc trưng gọi là chất chúa. Mùi hương được sử dụng bởi những con ong bảo vệ tại lối vào tổ để bất kỳ kẻ xâm nhập bất hợp pháp nào khác cố gắng xâm nhập sẽ được phát hiện, được coi là kẻ mạo danh và bị đẩy lùi.

Thích nghi với môi trường sống của ong, tuyến tiết mùi chúa

Tuyến tiết mùi chúa (pheromone) – Tập tính của ong mật

Các bạn có thể đọc thêm các bài viết cực kỳ giá trị khác tại đây

Trong bài tới Ong dú JiChi sẻ nói tới cấu tạo chi tiết bên trong một cơ thể ong, bao gồm các nội tạng bên trong của ong củng với chủ đề đặc điểm sinh học của ong tại đây.

-o0o-

Bài viết dưới dạng học thuật, được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau trong và ngoài nước kết hợp nghiên cứu kèm kinh nghiệm thực tiễn của Ong dú JiChi

Nguồn wiki tổng hợp, tài liệu của KS. Ngô Đắc Thắng, và các bài báo, tạp chí khoa học nước ngoài khác.