TỔNG HỢP 50 các loại sâm rừng Việt Nam được coi là thần dược quý hiếm

Bài này Nhà Xinh Plaza sẽ giúp các bạn tìm hiểu thông tin và kiến thức về Các loại sâm rừng ở việt nam hay nhất được tổng hợp bởi chúng tôi, đừng quên chia sẻ bài viết này nhé

Nói đến sâm chắc hẳn bạn nghĩ ngay đến Han Quốc – nơi có loại sâm linh chi quý hiếm và đắt đỏ. Nhưng bạn có biết rằng sâm rừng Việt Nam cũng quý hiếm không kém vì có tác dụng bồi bổ sức khỏe cao hơn nữa lại khó kiếm. Trong bài viết này hãy cùng mình tìm hiểu các loại sâm rừng ở Việt Nam được coi là dược liệu trong ngành đông y nhé!

1. Tìm hiểu về sâm rừng

1.1 Sâm rừng là gì?

Sâm rừng là loại sâm sống tự nhiên lâu năm, thường có ở các khu vực rừng núi. Đây là loại cây cổ có phần rễ phình to, nhỏ dần về phía trên. Rễ cây có màu vàng nhạt, lồi lõm bất kì, thường chỉ có 1 rễ, thi thoảng có cây 2, 3 rễ. Phần rễ sâm rừng (củ sâm rừng) có giá trị quý hiếm nhất trong tất cả các bộ phận.

Cac Loai Sam Rung 800x579
Hình ảnh củ sâm rừng

Lá cây mọc hình trứng hoặc hình tròn, cách phần rễ hẳn một đoạn dài. Trên lá có các đường gân xen kẽ, gần cuống có hình trái tim, mặt lá có một lớp lông tơ mềm. Cây sâm rừng thường bò trên mặt đất hoặc bám vào thân cây khác.

Hoa của các loại cây sâm rừng thường có màu xanh nhạt, mọc sâu trong các kẽ lá, gồm 5 cánh có vân tím, lúc sắp rụng chuyển màu vàng nhạt. Do hình dánh khá nhỏ nên việc tìm kiếm sâm rừng trở nên khá khó khăn, đặc biệt các loại sâm quý, sâm lâu năm.

1.2 Tác dụng của sâm rừng

Sâm rừng thường không quá đắt nhưng tác dụng bồi bổ của nó lại đáng nể hơn bất cứ loại thuốc tây nào. Thuốc tây thường có tác dụng phụ là gây nóng trong người, ngược lại thì các bài thuốc đông y tuy không các tác dụng nhanh nhưng lại bền hơn khi về dài. Cây sâm nam rừng cũng là một loại như vậy.

Cac Loai Sam Rung 1 800x418

Sâm rừng Việt Nam có nhiều tác dụng cho sức khỏe như:

  • Chống mệt mỏi, tăng cường hệ miễn dịch.
  • Giúp tiêu hóa tốt, dễ hấp thụ, đặc biệt với người gầy thì còn tăng độ co bóp của dạ dày khiến ăn nhiều hơn.
  • Tăng lượng hồng cầu, giúp lưu thông máu, tăng lượng bạch cầu giúp màu nhanh đông hơn. Tác dụng này cực kỳ hữu ích với những người mắc bệnh tiểu đường khó đông máu.
  • Giúp tim co bóp đều và ổn định hơn, từ đó lưu thông máu đến các bộ phận như não, chân và nội tạng.
  • Bên cạnh đó, sâm rừng còn có tác dụng giảm ho, kháng viêm, kháng khuẩn,…

2. Các loại sâm rừng ở Việt Nam quý hiếm và có tác dụng thần dược

Sâm Ngọc Linh

Được biết đến là loại sâm rừng có giá trị điều trị sức khỏe cao tầm cỡ thế giới nhưng chỉ có tại Việt Nam, sâm Ngọc Linh (hay còn gọi là sâm Tiết Túc) được tìm thấy chủ yếu trên dãy Hoàng Liên Sơn – phía Tây Bắc nước ta. Đặc biệt khi mọc trên núi Ngọc Linh thì giá trị dinh dưỡng của cây lại tăng cao, chính bởi vậy mà cái tên sâm Ngọc Linh ra đời.

Cac Loai Sam Rung Sam Ngoc Linh 800x529

Theo thống kê về các loài sâm quý thì sâm Linh Chi của Việt Nam nằm trong TOP 20 loài sâm nằm ở độ cao 1200m so với mực nước biển. Hơn nữa nhờ vào hàm lượng saponin cao nên loài đẳng sâm Việt Nam này có giá thành đắt đỏ, hơn hẳn các loài sâm còn lại. Hiện nay người ta mua cả cây sâm Ngọc Linh chứ không chỉ mua củ đẳng sâm do chất dinh dưỡng ở lá sâm Ngọc Linh cũng nhiều không kém.

Giá thành loài sâm quý này rơi vào 300 – 400 triệu/kg, tức là 1 cây sâm trung bình sẽ có giá từ vài chục cho đến hàng trăm triệu đồng. Đối với sâm Ngọc Linh cũng như các loại sâm rừng khác, người ta thường đun lấy nước uống, cho vào thuốc, hay dùng sâm rừng ngâm rượu cũng rất tốt, tăng sức khỏe cho nam giới.

Cac Loai Sam Rung Sam Ngoc Linh 2 800x579

Sâm Ngọc Linh có màu khá giống với cây tam thất hoàng ruột tím nên những người buôn bán không có tâm đã trà trộn vào hàng thật nhằm kiếm lời nhanh. Bởi vậy bạn nên tìm kiếm một chỗ mua bán uy tín chất lượng để tránh trường hợp “tiền mất tật mang” dù giá thành có cao hơn một chút nhưng đổi lại được những cây sâm rừng chất lượng.

Xem thêm:: Khám phá 10+ phông nền 20 10 đẹp hay nhất

Bạn có biết các loại lan rừng quý hiếm cũng có giá thành đắt không kém sâm Ngọc Linh, thậm chí có cây còn được bán với giá 5 tỷ.

Cac Loai Sam Rung Sam Ngoc Linh 1 800x450

Đẳng sâm rừng

Đẳng sâm rừng cũng là một một cây thuốc quý trong rừng có giá trị sức khỏe cao. Hàm lượng saponin có trong đẳng sâm rừng cao nhưng ít hơn nhân sâm. Tác dụng lớn nhất của đẳng sâm là bổ máu, tăng lượng hồng cầu và giảm lượng bạch cầu. Những người có bệnh máu khó đông hay tiểu đường thì nên sử dụng loài sâm rừng này để hỗ trợ việc điều trị được tốt hơn.

Cac Loai Sam Rung Dang Sam Rung 800x450

Ngoài ra, giống như các loại sâm rừng khác, đẳng sâm rừng cũng có những tác dụng kèm theo như tăng sức đề kháng, giảm ho, tăng tốc độ lưu thông máu, bổ tim,… Đặc biệt với những người bị bệnh dạ dạy hay đại tràng thì đây là bài thuốc quý đắc lực hơn cả thuốc Tây.

Cac Loai Sam Rung Dang Sam Rung 1 800x510

Sâm cau rừng

Đây là loài sâm quý vùng Tây Bắc có tác dụng chữa bệnh cao. Gọi là sâm cau rừng có lẽ do màu sắc hơi đỏ như khi ăn trầu cau. Hình ảnh cây sâm cau rừng bé hơn hai loại sâm bên trên. Thân và rễ có hình trụ dài, nhiều rễ nhỏ xung quanh, cụm hoa mọc trên kẽ lá, khoảng 3 – 5 bông.

Cac Loai Sam Rung Sam Cau Rung 800x450
Hình ảnh cây sâm cau rừng

Tác dụng của sâm cau rừng có lẽ đã quá nổi tiếng, có thể giúp tăng cường sinh lực ở nam giới, đặc biệt có thể chữa bệnh liệt dương. Theo nghiên cứu của y học cổ truyền thì sâm cau rừng giúp thận hoạt động và đào thải cặn bã, chất độc tốt hơn, từ đó tăng sức mạnh nam giới. Để sử dụng bạn có thể làm theo nhiều cách nhưng phổ biến nhất vẫn là sâm rừng ngâm rượu thành rượu thuốc.

Cac Loai Sam Rung Sam Cau Rung 1 800x528

Ngoài ra, tác dụng của sâm cau rừng còn có: chữa bệnh hen suyễn, tiêu chảy, chữa tê thấp, đau nhức toàn thân, điều hòa huyết áo cao. Mỗi tác dụng lại có bài thuốc riêng nên bạn hãy hỏi kỹ thầy thuốc trước khi sử dụng.

>> Xem thêm: Rừng Amazon ở đâu? Tại sao phải đặt vấn đề bảo vệ rừng Amazon?

Sâm xuyên đá

Gọi là sâm xuyên đá là bởi loài sâm rừng này có thể đâm xuyên qua đá để sinh tồn. Ngoài ra còn có một số tên gọi khác như sâm dây, sâm đá, sâm phá thạch,… Cây sâm rừng này được tìm thấy ở các nơi có điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt. Sâm đá có tác dụng tốt cho gan và thận, hay được dùng cho người già, trẻ em, người mới ốm dậy.

Cac Loai Sam Rung Sam Xuyen Da 1 800x800

Xem thêm:: TOP 7 cách trang trí Tết bằng giấy cực dễ, cực xinh 2022 | VinID

Theo các nghiên cứu khoa học cho thấy hàm lượng saponin trong sâm xuyên đá ngang với sâm Ngọc Linh quý hiếm nhưng lại có giá thành rẻ hơn 1000 lần. Nếu mua sâm tưới sẽ chỉ có 200 – 300 nghìn đồng/cân, còn đối với sâm sấy khô là 600 – 800 nghìn đồng/cân. Tuy nhiên hiện nay sâm đá có ở Lào Cai, Yên Bái cũng có giá thành cao dù chất lượng không bằng sâm đá Hà Giang, bạn nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ trước khi mua hàng.

Sâm đương quy

Sâm đương quy là cây sâm rừng được tìm thấy ở những nơi có độ cao hơn 1000m, khí hậu mát mẻ. Loài sâm này có rất nhiều rễ con, nhìn qua thì giống cây rễ chùm nhưng thực chất có một rễ chính to nhất nằm ở giữa, các rễ nhỏ xung quanh có tác dụng giữ cây chắc chắn hơn. Phần thân cây phía trên có nhiều nhánh nhỏ mọc thành chùm, màu xanh lá pha tím.

Cac Loai Sam Rung Sam Duong Quy 1 Min 800x800

Theo y học cổ truyền, loài sâm rừng này có vị ngọt, cay, đậm mùi sâm, thích hợp sử dụng cho những người mệt mỏi, ốm yếu, kém ăn, khó hấp thụ,… Cách dễ nhất để sử dụng sâm đương quy là bạn đun lấy nước uống hoặc sắn thành thuốc bổ cùng với các vị thuốc nam khác.

Sâm Thiết Trúc

Một loại sâm rừng quý ngang với sâm Ngọc Linh là sâm Thiết Trúc. Loại sâm này thường được tìm thấy ở các vùng rừng sâu nên rất quý hiếm. Thiết Trúc là tên người Trung Quốc đặt cho cây thuốc quý này, còn tại Việt Nam được gọi là tam thất hoang, nhưng tam thất hoang cũng có nhiều loại, chỉ những loại được tìm thấy ở độ cao trên 2000m mới được coi là quý hiếm.

Loài sâm này có rất nhiều tác dụng, đáng kể đến nhất là bổ máu và tăng cường sinh lực. Những người có thân hình gầy gò ốm yếu như phụ nữ sau sinh, người khó hấp thụ nên tìm kiếm loài sâm này để dùng làm thuốc bổ. Ngoài ra, sâm Thiết Trúc còn có thể chữa vô sinh và là cứu tinh cho những cặp vợ chồng hiếm muộn.

>> Xem thêm: 20 các loài chim cảnh nhỏ thường nuôi trong nhà ở Việt Nam

Sâm Bố Chính

Sâm Bố Chính hay còn được gọi là sâm Thổ Hào, là loài sâm quý có nhiều tác dụng chữa bệnh như điều hòa kinh nguyệt, chữa trầm cảm, suy nhược thần kinh, lao phổi, thiếu máu, động kinh, mất ngủ,… Bạn có thể tham khảo các bài thuốc đông y của các bác si y học cổ truyền để sắc thành thuốc uống, rất có lợi cho sức khỏe. Lưu ý nhỏ khi tìm mua sâm Bố Chính bạn nên mua loại trồng trong rừng sẽ có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn hẳn.

Cac Loai Sam Rung Sam Bo Chinh 1 800x503

Tam Thất Bắc

Thời xưa Tam Thất Bắc được coi là quý hơn vàng vì chỉ mọc hoang, người dân không trồng được, hơn nữa lại có tác dụng bồi bổ vô cùng tốt. Ngày nay tuy rằng không còn quá khó khăn để mua được một cân tam thất bắc nhưng những cây được trồng tự nhiên không có sự can thiệp của con người vẫn có giá trị cao và quý hiếm.

Cac Loai Sam Rung Tam That Bac 1 800x546

Ở Việt Nam người ta trồng Tam Thất Bắc ở các vùng núi như Lào Cai, Hà Giang,.. trên độ cao hơn 1500m để cây có điều kiện phát triển tốt nhất. Giá thành của một kg tam thất bắc tương đối cao, rời vào 3 – 5 triệu đồng đối với tam thất hoang ruột tím và vàng, còn bạn tránh mua phải tam thất ruột trắng không có giá trị.

Sâm Quy Đá

Sâm Quy Đá tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được trồng nhiều ở Việt Nam nên có thể coi đây là sâm Việt Nam. Tác dụng của Sâm Quy Đá là hỗ trợ điều trị thiếu máu, suy nhược cơ thể, các bệnh liên quan tới tiêu hóa như táo bón, rối loạn kinh nguyệt,… Đặc biệt trong các loại sâm rừng Việt Nam thì sâm Quy Đá cũng được coi là bài thuốc bổ thận tráng dương được cánh đàn ông tin tưởng.

Xem thêm:: Mách bạn cách để chổi quét nhà hút tài lộc

Cac Loai Sam Rung Sam Quy Da 800x448

>> Có thể bạn quan tâm: List 30 các giống vẹt ở Việt Nam dễ nuôi và được nhiều người ưa chuộng

Sâm Đất

Sâm Đất hay còn gọi là sâm rừng là loại sâm được tìm thấy ở độ cao lên tới 2200m, có khả năng sinh tồn cực kỳ tốt, từ sa mạc cho đến ruộng hoang, núi rừng,… đều ó thể sống được. Cây được dùng để chữa các bệnh về tiểu tiện, nhuận tràng,…

Cac Loai Sam Rung Sam Dat 800x600

Sâm Nam

Sâm Nam có tác dụng giảm đau, chống viêm, tăng sữa và chữa u nhọt rất tốt, thường tìm thấy ở các vùng cao như Sơn La, Lào Cai, Hà Giang,…

Sa Sâm

Tên khoa học: Pissenlit maritime

Công dụng: chữa bệnh ho, sốt, ho ra máu,… và còn được cùng làm sâm rừng ngâm rượu.

Cac Loai Sam Rung Sa Sam 800x767

Huyền Sâm

Tên gọi khác: Hắc sâm, Nguyên sâm.

Công dụng: Chữa đau ốm, viêm họng, loét miệng, ho. Không dùng với người huyết áo thấp.

Cac Loai Sam Rung Huyen Sam 800x533

Trên đây là các loài sâm rừng mình đã tổng hợp được, mong bạn đã lựa chọn được một loại sâm phù hợp với mục đích và khả năng kinh tế của mình. Sâm phải dùng một thời gian dài mới có tác dụng, không thể nhanh như thuốc tây nhưng lành hơn. Bạn nên cẩn thận tránh mua phải sâm giả nhé!

>> Xem thêm: Hệ sinh thái là gì? Vai trò của hệ sinh thái rừng trong môi trường thiên nhiên