Hướng dẫn cách cho người BỊ LIỆT đi vệ sinh đơn giản dể dàng

Ở bài viết này, Nhà Xinh Plaza đã tổng hợp danh sách rất hay về Cách cho người liệt đi vệ sinh hot nhất hiện nay được quan tâm nhiều nhất, đừng quên chia sẻ kiến thức rất hay qua bài viết này nhé!

Cách cho người liệt đi vệ sinh là một hoạt động đầy nan giải, vất vả, đòi hỏi người chăm sóc phải có kinh nghiệm, nghiệp vụ. Nếu không rất dễ gây nên tình trạng bẩn thỉu, viêm nhiễm, lở loét, chấn thương. Hiểu được điều đó, công ty HAKAWA đã hoàn thành bài viết này nhằm mang lại cho các bạn phương pháp chăm sóc đúng chuẩn y khoa, vừa đơn giản lại vừa hiệu quả.

cách cho người liệt đi vệ sinh
cách cho người liệt đi vệ sinh dể dàng

1.1. Dìu đỡ người liệt đến nhà vệ sinh

Những bệnh nhân không may bị liệt tay, chân hay liệt nửa người gần như sẽ mất đi khả năng khả năng tự chăm sóc bản thân, gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động thường nhật. Khi bệnh nhân muốn đi vệ sinh, cần có hai người đỡ hai bên. Một tay của bạn nâng tay của người bệnh quàng lên vai của mình, một tay luồn ra phía sau lưng để đỡ lấy cơ thể, tránh bị ngã. Người còn lại cũng hỗ trợ tương tự như vậy. Hai người đứng cân xứng hai bên, dìu người bệnh cẩn thận, nhẹ nhàng di chuyển từ từ từng bước một. Cách cho người liệt đi vệ sinh này khá cồng kềnh, mất sức và rất khó thực hiện nếu sức khỏe của người bệnh yếu hoặc bị liệt toàn thân.

vệ sinh cho người bị liệt tại nhà
vệ sinh cho người bị liệt tại nhà

1.2. Thiết kế nhà vệ sinh đặc biệt cho người ngồi xe lăn

Nếu người bệnh chỉ bị liệt phần chân thì vẫn có thể tự mình đi vệ sinh bằng xe lăn. Tuy nhiên, nhà vệ sinh dành cho người bị liệt phải được thiết kế đặc biệt, phù hợp, thuận tiện nhất cho người bệnh. Đầu tiên, phòng vệ sinh phải có diện tích đủ rộng để cho xe lăn có thể thoải mái di chuyển mà không vướng víu. Thứ hai, các thành vịn cần được lắp đặt chắc chắn dọc theo bờ tường, ngang tầm với của người bệnh và gần các vị trí trong nhà vệ sinh như bồn cầu, vòi hoa sen, chậu rửa. Thứ ba, các đồ đạc như xà phòng, giấy vệ sinh, vòi xịt cần được bố trí ngay trong tầm với của người bệnh, tránh trường hợp cần phải di chuyển quá nhiều khi ngồi xe lăn.

1.3. Hướng dẫn cách sử dụng bô tại giường

Xem thêm:: Gợi ý 6 cách làm muối chấm chân gà sả tắc hot nhất

Đối với bệnh nhân bị liệt nặng, không có khả năng di chuyển để rời khỏi giường đến nhà vệ sinh, người thân có thể dùng bô dẹt đi vệ sinh ngay tại giường. Trên thị trường hiện nay, đang có hai loại bô chính được làm từ nhựa cứng hoặc kim loại. Bô khi mua về, nên dùng nước ấm lau sạch trước khi sử dụng. Hằng ngày, cần làm sạch và diệt khuẩn thường xuyên để tránh sự sinh sôi, nảy nở của vi khuẩn, làm lây nhiễm thêm bệnh cho người liệt. Đối với người chăm sóc, nên dùng găng tay sạch, màng che, bột chống dính cho da để đảm bảo vệ sinh, an toàn cho chính bản thân mình. Cách đi vệ sinh cho người liệt này yêu cầu người chăm sóc phải có kinh nghiệm, kĩ năng, nếu không sẽ gây ra khó chịu cho người bệnh. Thậm chí có thể dẫn đến chấn thương không đáng có.

Tìm hiểu thêm: Giường y tế đa năng chuyên phục vụ cho người bị liệt, tai biến

1.4. Dùng tã dán chuyên dụng

Cách cho người liệt đi vệ sinh thuận tiện, an toàn và phổ biến nhất chính là dùng tã dán chuyên dụng. Bởi lẽ. với cách làm này, người liệt sẽ không có cảm giác phụ thuộc nhiều vào gia đình và người thân, bản thân họ sẽ thấy thoải mái, dễ chịu hơn khi không phải di chuyển nhiều lần trong ngày. Còn người chăm sóc sẽ tiết kiệm được thời gian cũng như công sức dọn rửa, lau chùi. Cụ thể, các bước thay bỉm cho người bị liệt như sau:

  • Mang găng tay y tế, mang khẩu trang
  • Thác các miếng dán trên bỉm cũ, nhét phần bỉm đã bị bẩn xuống dưới mông người liệt
  • Dùng tay đỡ ở hông và vai, nhẹ nhàng lập người bệnh từ tư thế nằm ngửa sang tư thế nằm nghiêng. Đồng thời kéo miếng bỉm ra khỏi người bệnh
  • Cuộn mặt bẩn của bỉm vào trong, bỏ vào trong túi ni lông
  • Dùng khăn ướt lau sạch vùng da đóng bỉm, cả mặt trước và mặt sau khu vực hậu môn của người bệnh
  • Trong khi lau, nên quan sát, kiểm tra các vết loét hằng ngày để có phương pháp điều trị kịp thời
  • Dùng kem dưỡng ẩm kĩ ở phần tầng sinh môn nhằm giữ ẩm và bảo vệ da
  • Thay thế bằng một miếng bỉm mới, đặt phần bỉm dưới mông của người bệnh, vuốt thẳng bỉm và cố định phần còn lại trên giường
  • Chuyển người liệt từ tư thế nằm nghiêng sang nằm ngửa cân đối trên miếng bỉm
  • Mở rộng hai chân của người liệt, kéo miếng bỉm sao cho ôm sát phần kín
  • Tiến hành gắn chặt các miếng dán từ trên cùng xuống dưới và ngược lại, từ dưới cùng lên trên
  • Tháo bỏ găng tay và khẩu trang bỏ vào túi ni lông, vứt rác đúng nơi quy định
  • Rửa tay sạch sẽ và lau khô.
    vệ sinh cho người bị liệt
    vệ sinh cho người bị liệt tại giường

1.5. Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ vệ sinh cho người bị liệt

  • Đệm hỗ trợ lật cho người liệt

Như đã nói ở trên, trong quá trình thay tã hay đi vệ sinh người liệt thường phải lật qua lật lại khá nhiều lần, mất khá nhiều thời gian và sức lực của người chăm sóc. Nếu như sắm được một chiếc đệm này, việc lật người chỉ là vấn đề nhỏ, được thực hiện một cách nhanh chóng, nhẹ nhàng.

  • Ống thông tiểu

Xem thêm:: Trên cả tuyệt vời

Ống thông tiểu là một trong những dụng cụ quen mắt đối với người bị liệt. Ông thông tiểu có hai đầu. Một đầu ống được bác sĩ đặt đi qua niêm đạo và bàng quang của người bệnh. Một đầu còn lại chia thành hai nhánh: nhánh đầu dùng để bơm bóng để cố định đầu ống thông tiểu trong bàng quang, nhánh sau nối trực tiếp với túi đựng nước tiểu. Nhờ vậy, người liệt đi vệ sinh được ngay tại giường mà không cần di chuyển đâu xa.

  • Túi đựng nước tiểu

Túi đựng nước tiểu được gắn nối với ống thông tiểu nhằm chứa nước tiểu của người liệt. Túi này thường được đeo ở chân,và được thay mới mỗi ngày, đảm bảo sự thuận tiện, đảm bảo vệ sinh cho người liệt.

2.1. Cách vệ sinh giường nằm

Với người liệt, giường là nơi họ tiếp xúc với tần suất nhiều nhất. Do đó, khi chăm sóc cho họ, người thân cần thường xuyên vệ sinh giường nằm sạch sẽ. Trung bình một tuần nên thay ga gối, chăn chiếu một lần, giặt thơm tho và phơi dưới ánh mặt trời để có thể tiêu diệt hết vi khuẩn. Sử dụng khăn ướt có tẩm cồn hoặc dung dịch khử khuẩn để lau chùi thành giường, mạ giường và khu vực xung quanh giường. Khi lau xong, tuyệt đối không được giũ khăn, vì như vậy sẽ khuếch tán bụi bẩn, vi khuẩn vào trong không khí, gây ảnh hưởng đến người liệt và những người xung quanh.

Cách vệ sinh cho người bị liệt
Hướng dẫn cách vệ sinh cho người bị liệt

2.2. Cách vệ sinh thân thể cho người liệt

Do phải nằm một chỗ trong thời gian dài, nơi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với giường bệnh sẽ có nhiều mồ hôi, ẩm thấp, vi khuẩn. Nếu không được vệ sinh đúng cách, sạch sẽ, người bệnh rất dễ bị viêm nhiễm, viêm loét. Hằng ngày, nên dùng một chiếc khăn mềm, ấm lau qua cơ thể họ và thay quần áo mới. Từ 3-4 ngày, nên tiến hành tắm rửa tại giường cho người bệnh để cơ thể mát mẻ, sạch sẽ, thơm tho. Tắm lần lượt từ đầu, cổ, tay, ngực, lưng, bộ phận sinh dục, mông, chân. Khi tắm cần chà theo hình xoắn ốc, làm nhẹ nhàng tránh làm tổn thương da. Đồng thời, quan sát toàn bộ cơ thể, nếu phát hiện dấu hiệu bầm tím, viêm loét nên đưa bệnh nhân đi thăm khám ngay. Răng miệng, tóc tai, móng tay, móng chân cũng cần được chăm sóc kĩ lưỡng, làm sạch mỗi ngày.

Xem thêm:: Công chức làm giàu bằng cách nào? – VnExpress

Tình trạng liệt gây ra nhiều hạn chế trong sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng sâu sắc tới vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh. Người nhà nên thường xuyên túc trực, hỗ trợ tích cực cho họ, đặc biệt trong khi di chuyển, vệ sinh hằng ngày; chăm sóc, trò chuyện để họ có thể cảm thấy thoải mái, vui vẻ, dễ chịu hơn.

Bài viết liên quan:

>> Mẫu giường nằm cho người bị liệt đáng sở hữu nhất hiện nay

>> Cách chăm sóc sức khỏe cho người bị tai biến tại nhà đơn gian ai cũng làm được