Một vài mẹo vặt giúp bạn chỉnh kính vừa với khuôn mặt bạn

Bạn hoàn toàn có thể chỉnh lại chiếc gọng kính cận nam hay kính mát (kính râm) bằng tay tại nhà nếu cảm thấy nó quá lỏng (quá rộng) hoặc quá chật. Tuy nhiên, tùy thuộc vào vật liệu làm gọng mà có những cách chỉnh sửa kính khác nhau. Thông thường gọng kính cận nữ được làm từ 2 vật liệu chính là nhựa và kim loại. Đối với từng loại vật liệu, bạn nên cân nhắc cách chỉnh các bộ phận của kính một cách hợp lý để khi đeo kính không còn cảm giác quá lỏng hay quá chật nữa.

Để tránh kính bị lệch và hỏng sau một thời gian sử dụng, mời bạn tham khảo các bài viết sau

Chú ý: – Bạn không nên nắn hay chỉnh các loại gọng kính cận có vật liệu làm kính từ Titanium, nhựa lưu hình (loại nhựa không thể uốn được) hay gọng kính đẹp cho nữ làm từ hợp kim nhôm. – Mắt kính là bộ phận khá nhạy cảm nên bạn cần cẩn thận khi chỉnh kính bằng tay. Bạn nên đệm thêm một chiếc khăn lau kính vào mắt kính đặc biệt là kính râm hay kính thuốc để tránh trầy xước cho mắt.

– Nếu chất lượng gọng kính tốt, với chất liệu gọng kim loại, bạn có thể sử dụng một chiếc kìm nhỏ để chỉnh sửa gọng kính thay vì dùng tay.

– Không nên áp dụng cách nắn chỉnh này đối với các loại gọng kính chợ, chất lượng không đảm bảo. Đôi khi gọng kính quá dòn và dễ nứt vỡ nếu bạn tác động ngoại lực vào gọng kính.

Cách 1: Chỉnh ve kính – đệm mũi kính (áp dụng cho gọng kính được làm từ kim loại)

Đối với gọng kính nhựa, bộ phận này được nhà sản xuất làm liền với gọng mắt và thường là cố định. Đối với gọng kính được làm từ nhựa, bạn nên chọn loại kính mà khi đeo không có khoảng hở giữa phần mũi và cầu nối 2 mắt kính để có cảm giác thoải mái nhất.

Đối với gọng kính có chất liệu được làm từ kim loại, ve kính thường là những miếng đệm bằng nhựa được gá vào gọng kính thông qua một dây kim loại. Thông thường, khi chỉnh kính gọng kim loại, nên có một khoảng cách nhỏ giữa mũi và cầu nối 2 mắt kính. Nếu cầu kính tiếp xúc trực tiếp với mũi, nhiều lúc bạn sẽ có cảm giác kính bị kẹt vào mũi gây trầy xát, khó chịu.

– Trường hợp 1: 2 ve kính nằm hơi xa nhau. Bạn cảm giác kính bị lỏng và trôi xuống sống mũi.

Cách chỉnh sửa: bạn hãy giữ kính bằng tay không thuận rồi dùng một ngón của tay thuận đẩy nhẹ cả 2 chiếc ve kính vào trong. Bạn hãy điều chỉnh đều 2 chiếc ve sao cho khi đeo kính trên mặt có cảm giác thoải mái nhất. – Trường hợp 2: 2 Ve kính bị nằm hơi sát nhau. Bạn cảm giác chị chật và đau, hằn lên sống mũi. Khi đeo kính ở vị trí thoải mái cho mũi, kính nằm hơi cao trên sống mũi. Cách chỉnh sửa: bạn hãy cố định chiếc gọng bằng tay không thuận, sử dụng một ngón tay ở mặt trong ve kính rồi đẩy nhẹ ra, áp dụng với cả 2 chiếc ve. Bạn hãy thực hiện các điều chỉnh sao cho khi đeo kính có cảm giác thoải mái nhất.

Cách 2: Chỉnh đuôi càng kính (áp dụng đối với cả 2 loại gọng kim loại và gọng kính nhựa)

– Trường hợp 1: Gọng kính bị lỏng và trượt xuống mặt khi bạn cúi xuống.

Cách chỉnh sửa: bạn hãy ngâm phần đuôi càng kính dưới nước đủ nóng (không sử dụng nước sôi) một vài phút để nó mềm ra, sau đó đẩy nhẹ đuôi kính xuống để tăng độ cong cho càng kính.

– Trường hợp 2: Gọng kính bị chật, đuôi càng kính tì sát vào phần da phía sau tai, đeo có cảm giác bị đau tai và vành tai. Cách chỉnh sửa: Bạn hãy ngâm phần đuôi kính dưới nước nóng như cách làm trong trường hợp 1, sau đó đẩy nhẹ đuôi kính lên để giảm độ cong của càng kính. Chú ý: tránh để mắt kính ngâm dưới nước nước có thể gây hỏng kính. Bạn cũng nên cẩn thận, tránh để bị bỏng nước khi uốn kính.

Cách 3: Chỉnh càng kính (áp dụng với gọng kính kim loại)

– Trường hợp 1: Càng kính bị troãi rộng ra 2 bên thái dương.

Cách chỉnh sửa: giữ chặt mắt kính bằng tay không thuận và dùng tay thuận đẩy nhẹ vào phần bản lề của càng kính vào phía trong. Thực hiện chỉnh sửa đối với 2 bên mắt kính sao cho khi đeo kính, bạn có cảm giác thoải mái nhất. – Trường hợp 2: Càng kính bị chật và tì sát vào 2 bên thái dương. Cách chỉnh sửa: giữ chặt mắt kính bằng tay không thuận, dùng tay thuận đẩy nhẹ vào phần bản lề kính theo hướng ra ngoài. Thực hiện các chỉnh sửa với cả 2 bên mắt kính sao cho khi đeo kính, bạn có cảm giác thoải mái nhất. Chú ý:

– Đối với các loại gọng kính khoan hay kính nửa gọng (gọng cước), nếu bạn chỉnh càng kính bằng tay cần hết sức cẩn thận. Tốt nhất, bạn nên mang kính ra các tiệm kính để thợ kính thực hiện các thao tác chỉnh sửa thích hợp.

Bạn có thể kết hợp áp dụng cả 3 cách phía trên áp dụng vào chiếc kính của mình. Chúc bạn thành công.