Hướng dẫn mẹ đầu tí bị thụt cho con bú hiệu quả 100%

Đầu tí bị thụt: Không hiếm gặp!

Có thể mẹ sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, tình trạng đầu tí bị thụt khá phổ biến. Trên thực tế, núm vú thường có hai dạng: Núm vú lồi và núm vú thụt vào trong. Trường hợp núm ti bị thụt chiếm từ 10 đến 20% ở phụ nữ..

Ở những phụ nữ có đầu ti bị thụt, đầu ngực bị tụt hẳn vào bên trong quầng ngực hoặc chỉ nhú một ít phần đầu ra khỏi quầng ngực. Khi bị kích thích, đầu ngực cũng không nhô ra như phụ nữ bình thường.

Mẹ có thể tự kiểm tra tình trạng đầu tí bị thụt bằng cách ấn nhẹ ngón trỏ và ngón cái vào phần quầng ngực cách núm vú để làm phần này lún xuống. Nếu đầu ti không nhô lên mà lại tụt vào, đây là dấu hiệu rõ ràng nhất để mẹ nhận biết loại núm ti của mình.

đầu tí bị thụt 1
Đầu tí bị thụt sẽ gây cản trở quá trình cho con bú của mẹ sau sinh

3 cấp độ thụt đầu ti

Tình trạng núm vú bị tụt vào trong tùy theo cấp độ mà có những cách khắc phục khác nhau:

  • Cấp độ 1: Đây là tình trạng nhiều chị em gặp phải nhất. Đầu bú tụt ít, có thể kéo ra một cách dễ dàng, có thể duy trì được khả năng nhô ra mà không cần phải kéo thêm. Kiên trì thực hiện các biện pháp tại nhà là ổn mẹ nhé!
  • Cấp độ 2: Ở mức độ này, đầu vú có thể kéo ra được nhưng không duy trì được và rất dễ bị tụt trở lại. Lúc này mẹ cần tới bệnh viện để tiến này các tiểu phẫu để khắc phục sớm.
  • Cấp độ 3: Mức độ nặng nhất bởi tình trạng núm vú bị tụt vào hoàn toàn, cần phẫu thuật càng nhanh càng tốt để đảm bảo việc cho con bú và tính thẩm mỹ sau này.

Nguyên nhân phổ biến

Đầu tí có nhiều dạng khác nhau. Các dạng cơ bản nhất gồm: Đầu ti lồi và đầu ti thụt. Chính vì vậy, đầu ti thụt không phải là bất thường. Đây chỉ là một biến thể của dạng chuẩn và nó khá phổ biến ở nhiều chị em phụ nữ. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể do:

  • Kết cấu cơ thể: Sự ngắn của các ống tuyến sữa, thiểu sản và thiếu hụt các tổ chức liên kết tuyến vú.
  • Do teo, co rút tổ chức liên kết tuyến vú sau sinh.
  • Do viêm nhiễm, khối u tuyến vú gây co kéo làm ngắn các ống tuyến vú.

Đầu ti bị thụt có cho con bú được không?

Đầu ti được biết đến là nơi tập trung của một số đầu tận thần kinh cảm giác và ống tuyến dẫn sữa. Ngoài chức năng thu nhận cảm giác của các dây thần kinh, đầu ti còn là nơi tuyến sữa bài tiết ra ngoài đối với phụ nữ mang thai và cho con bú.

Đó chính là lý do các mẹ có đầu ti bị thụt thường lo lắng về việc họ có thể nuôi con bằng sữa mẹ hay không.

Đầu tí bị thụt
Hình dạng, kích thước núm ti ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình cho con bú

Trong rất nhiều trường hợp, mẹ hoàn toàn có thể nuôi con bằng sữa mẹ dù cho đầu ngực tụt vào trong. Vì đầu ti bị thụt nhưng chức năng của bầu vú vẫn bình thường nên các tuyến sữa không bị ảnh hưởng, hoạt động sản xuất sữa diễn ra bình thường.