Làm sao để khử nhanh mùi cồn sau khi uống rượu bia?

Theo quy định của Luật phòng chống tác hại của rượu, bia có hiệu lực từ 1/1/2020, hành vi điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn bị nghiêm cấm.

Quy định này nhằm tạo sức răn đe đối với tài xế sử dụng rượu bia tham gia giao thông, đồng thời cũng thể hiện sự quyết liệt của các cơ quan chức năng trong việc triển khai giảm thiểu tai nạn giao thông do rượu bia gây ra cũng như đảm bảo an toàn tính mạng cho chủ phương tiện.

Ngay khi luật có hiệu lực, các cơ quan chức năng đã ra quân và xử phạt mạnh tay đối với các tài xế vi phạm. Do đó, điều mà không ít tài xế lúc này lo lắng là làm sao để loại bỏ mùi cồn nhanh nhất để có thể tỉnh táo tham gia giao thông.

khử mùi rượu bia

Điều khiển phương tiện giao thông sau khi uổng rượu bia là vi phạm pháp luật

Hầu hết các đồ uống có cồn đều gây ra mùi cho người uống. Vì vậy, nếu bạn uống bia – bạn chắc chắn thở ra mùi bia, nếu bạn uống rượu – bạn chắc chắn thở ra mùi rượu, và một thực tế “đau lòng” hơn là, sau khi uống bia rượu, nhâm nhí cả tá “mồi”, thì hơi thở sẽ là tổng hòa của mùi cồn và mùi hôi/thối từ dạ dày, những người không quen khó có thể chịu nổi.

Thứ hơi thở có mùi này chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn nhưng như thế cũng đủ để bạn bị cấm điều khiển phương tiện giao thông. Dưới đây là một số lời khuyên để bạn có thể xử lý nhanh mùi hơi thở sau khi nhậu nhẹt.

Cắt giảm việc uống rượu

Lời khuyên đầu tiên này chẳng hề lọt tai chút nào, nhất là đối với những người không thể sống thiếu “cồn”. Tuy nhiên, uống rượu bia chừng mực có thể làm giảm mùi.

Thực tế, uống rượu, bia không chỉ có thể gây ra mùi mạnh mà còn gây ra các vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là khi uống thường xuyên. Cắt giảm việc uống rượu, bia và không uống để say có thể giúp ngăn ngừa hơi thở có cồn và phòng tránh bệnh tật.

uống rượu bia, nồng độ cồn

Bớt uống rượu bia, hơi thở sẽ bớt mùi cồn

Không pha chế nhiều đồ uống khác nhau

Đồ uống khác nhau có mùi khác nhau. Nếu bạn trộn nhiều loại rượu để uống có thể làm cho mùi tổng thể trở nên tồi tệ hơn. Do đó, nếu phải uống, chỉ nên uống một loại rượu cho một “cuộc nhậu” vì điều này có thể làm nồng độ “bốc mùi” trong hơi thở.

Ăn trước hoặc trong khi uống

Ăn trong khi uống giúp giảm hơi thở có cồn, nhưng ở đây chúng tôi không nhắc tới “mồi” – là các món nhậu 5 món, 7 món mà là những thức ăn nhẹ giúp hấp thụ một số chất cồn như đậu phộng, bỏng ngô và các loại kẹo dẻo. Các loại thức ăn này cũng kích thích sản xuất nước bọt, có thể ngăn mùi hôi.

Ăn hành tây và tỏi

Ngoài các thức ăn nhẹ có thể hút cồn, bạn có thể ăn hành tây hoặc tỏi – những gia vị “nặng mùi” để “đánh” bớt mùi bia, rượu. Thực phẩm có mùi thơm cao có thể thay đổi mùi hơi thở của bạn và có thể lưu lại lâu trong miệng.

Dù không nhiều người thích điều này nhưng thực tế là tỏi có thể bao trùm mùi rượu trong hơi thở. Bạn không nhất thiết phải ăn tỏi sống mà có thể đặt mua các món ăn chứa nhiều tỏi khác như khoai tây chiên hoặc bánh mì tỏi.

Làm sạch khoang miệng

Bạn có thể làm sạch khoang miệng sau khi nhậu bằng cách đánh răng hoặc nhai kẹo cao su hoặc dùng nước súc miệng. Dù cách này không xử lý được triệt để vấn đề nhưng cũng hạn chế phần nào mùi hôi.

Kem đánh răng có mùi mạnh (chẳng hạn tinh dầu bạc hà) có thể che dấu hơi thở của bạn. Đánh răng cũng giúp loại bỏ cặn cồn và thức ăn có cồn ra khỏi miệng. Sau khi đánh răng, bạn có thể súc miệng bằng nước súc miệng. Hầu hết các loại nước súc miệng đều có mùi hương bạc hà, có thể bao trùm hơi thở có cồn của bạn.

Nếu bạn nhai kẹo, nướu sẽ có vị chua và bạc hà, giúp bạn che giấu hơi thở và tăng cường tiết nước bọt, rửa sạch axit, vi khuẩn và bất kỳ đặc tính gây mùi nào.

Uống nhiều nước

Ngoài việc ngăn chặn sự tái hấp thu nước, rượu còn ngăn chặn việc sản xuất nước bọt và làm khô miệng (miệng càng khô thì càng có lợi cho vi khuẩn gây mùi phát triển mạnh). Do đó, hãy uống nhiều nước để tránh khô miệng sau khi uống bia, rượu.

Uống cà phê cũng có tác dụng tương tự. Nếu bạn thức dậy sau một đêm say mèm mà vẫn chưa hết mùi, hãy uống nhiều nước và cả cà phê. Cà phê có mùi mạnh, có thể che đi mùi hôi của rượu.

Đi tắm

Mùi của rượu không chỉ tỏa ra từ cổ họng và miệng của bạn, mà còn thông qua các lỗ chân lông trên da. Do đó, hãy tắm nhanh, sau đó thoa bất kỳ loại kem dưỡng da, phấn thơm trẻ em và chất khử mùi cần thiết để tránh đổ mồ hôi.

Hơi thở có mùi rượu không chỉ khiến tài xế bị cấm điều khiển phương tiện giao thông mà hơn hết còn gây khó chịu và lo lắng cho người xung quanh, làm xấu hình ảnh bản thân người uống và mất thiện cảm với người đối diện. Dù người uống còn tỉnh táo, nhưng nếu hơi thở sặc mùi men thì cũng chẳng khác gì những gã say rượu bê tha.

Do đó, những người “mê nhậu” nên vô cùng cân nhắc trước, trong và sau khi uống bia rượu, để tránh trở thành người bê tha, bốc mùi và làm mất hình ảnh bản thân trong mắt người xung quanh. Nếu lỡ uống thì nên bắt xe taxi, xe ôm để về nhà để đảm bảo an toàn cho bản thân và những người lưu thông trên đường.

Năm 2020: “Đã uống rượu, bia – không lái” – Từ ngày 16/12/2018 đến ngày 14/12/2019, toàn quốc xảy ra trên 17.000 vụ tai nạn giao thông, làm chết trên 7.600 người, bị thương trên 13.000 người.

Rượu bia tàn phá sức khỏe như thế nào? – Bác sĩ của bạn 17/12/2019 – Lạm dụng rượu bia gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe, tuy nhiên ngày càng có nhiều người nghiện rượu, bia.