Hướng dẫn cách lắp công tơ điện 1 pha và 3 pha phụ chuẩn nhất cho phòng trọ

Ở bài viết này, Nhà Xinh Plaza đã tổng hợp danh sách rất hay về Cách lắp đồng hồ điện hay nhất được tổng hợp bởi Nhà Xinh Plaza, đừng quên chia sẻ bài viết thú vị này nhé!

Hướng dẫn cách lắp công tơ điện 1 pha và 3 pha trực tiếp, 3 pha gián tiếp cho phòng trọ, phòng cho thuê – Sơ đồ lắp đặt và cách đọc chỉ số công tơ điện 1 pha, 3 pha – Cách xem đồng 1 pha, 3 pha gia đình đúng nhất.

Chắc có lẻ không bạn nào không biết đến công tơ điện (hay đồng hồ điện) phải không nào? Công tơ điện có 2 loại loại 1 pha và 3 pha.

Công tơ điện hay đồng hồ điện 1 pha được sử dụng rộng rãi ở nhà xưởng cho thuê, nhà trọ, nhà cho thuê…để đảm bảo tính minh bạch và quyền lợi của người thuê nhà trong việc sử dụng điện. Ngược lại, công tơ điện 3 pha thường được sử dụng cho các hoạt động sản xuất cần tiêu thụ nguồn điện lớn, những tải lớn và hoạt động một lúc nhiều thiết bị, để tránh xảy ra sơ xuất, sự cố an toàn điện như chập điện, cháy điện vì quá tải.

Bài này chúng tôi hướng dẫn bạn cách đấu công tơ 1 phacách đấu công tơ điện 3 pha trực tiếp, gián tiếp cũng như những vấn đề liên quan đến công tơ điện pha. Bạn có thể tự mình tính tiền điện công tơ điện 1 pha, 3 pha và đọc các chỉ số trên công tơ điện một cách chính xác nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách lắp đồng hồ điện 1 pha cách lắp đồng hồ điện 3 pha nhé!

cach-lap-dat-cong-to-dien-1-pha-va-3-pha-chuan-nhat
Hướng dẫn lắp đồng hồ điện 1 pha và 3 pha

Công tơ điện là gì?

Hay đồng hồ điện (hay điện năng kế) là thiết bị đo lượng điện năng tiêu thụ của một phụ tải điện. Được hiệu chuẩn trong các đơn vị thanh toán và phổ biến nhất là Kilowatt giờ (kWh), và đọc số vào mỗi kỳ thanh toán. ồng hồ điện dùng để đo số lượng điện tiêu thụ của một thiết bị điện, hệ thống điện…

Công tơ điện 1 pha:

Dùng nguồn điện 1 pha, áp dụng cho nguồn điện sinh hoạt gia đình, phòng trọ…Có 2 loại công tơ điện 1 pha là:

  • Công tơ điện 1 pha điện cơ.
  • Công tơ điện 1 pha điện tử.
Đồng hồ điện 1 pha?

Công tơ điện 3 pha?

Là công tơ điện dùng cho lưới điện 3 pha, thường được sử dụng ở các công trình lớn sử dụng nguồn điện 3 pha. Công tơ điện 3 pha gồm nhiều loại như:

  • Công tơ điện 3 pha trực tiếp.
  • Công tơ điện 3 pha gián tiếp.
  • Công tơ điện 3 pha 1 giá.
  • Công tơ điện 3 pha 3 giá.
  • Công tơ điện 3 pha cơ.
  • Công tơ điện 3 pha cơ điện tử.
  • Công tơ điện 3 pha điện tử…
khai-niem-dong-ho-dien-3-pha
Đồng hồ điện 3 pha?

Khi lựa chọn cách lắp đặt ta nên nhìn aptomat tổng và công suất sử dụng :

  • Lắp công tơ điện 3 pha trực tiếp khi công suất sử dụng và aptomat tổng dưới 100A.
  • Lắp công tơ điện 3 pha gián tiếp khi công suất sử dụng và aptomat tổng trên 100A.

Công tơ điện dùng để làm gì?

Công tơ điện dùng để đo số lượng điện tiêu thụ của một thiết bị điện, hệ thống điện…nói chung là đo lượng điện năng tiêu thụ của một phụ tải điện.

Phụ tải điện có thể là một thiết bị dùng điện, lớn hơn như hộ gia đình, văn phòng, nhà máy…Dùng để ghi lại điện năng tiêu thụ và đến một tháng lại tính tiền điện một lần.

Xem thêm:: Những câu hỏi thường gặp về chính sách bán và giao hàng VinFast

Có những loại công tơ điện có chức năng đặc biệt và có khả năng truyền thông, gửi dữ liệu lên trung tâm điều khiển để quản lý, đo lường các chỉ số điện của một hệ máy sản xuất, dây chuyền hay cả phân xưởng sản xuất.

Cách đọc chỉ số công tơ điện tử 1 pha, 3 pha (Cách xem đồng hồ điện gia đình)?

Cách đọc chỉ số công tơ điện 1 pha:

cach-doc-chi-so-cong-to-dien-1-pha
Hướng dẫn cách đọc các chỉ số đồng hồ điện 1 pha

Mặt của công tơ điện 1 pha có rất nhiều thông số tướng ứng với ý nghĩa khác nhau, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé:

  • 220V là điện áp định mức của đồng hồ điện.
  • 10(40)A là dòng điện định mức của công tơ điện tối thiểu là 10A và tối đa là 40A. Nếu sử dụng vượt mức sẽ không đảm bảo độ chính xác và có thể hỏng đồng hồ.
  • 450 vòng/kWh : nghĩa là khi công tơ quay 450 vòng thì được tính là 1kWh. Tương tự 225 vòng cũng như vậy.
  • Cấp 2 là cấp chính xác của công tơ điện với sai số là 2% toàn dải đo. Tương tự với cấp 1 và 0.5. Cấp càng nhỏ thì độ chính xác của công tơ điện càng cao.
  • 50Hz là tần số điện lưới.

Cách đọc chỉ số công tơ điện 3 pha trực tiếp, gián tiếp:

1. Cách đọc các chỉ số công tơ điện 3 pha trực tiếp:

Chỉ số công tơ 3 pha trực tiếp 10(20)A

Chỉ số công tơ 3 pha trực tiếp 10(20) A gồm 5 chữ số màu đen và 1 chữ số màu đỏ như trong hình. Giá trị số màu đỏ là 0.1kWh. Còn các số màu đen ghép lại có giá trị kWh. Ví dụ số đọc được là 123456 thì giá trị cần đọc là 12345.6kWh. Ta lượt bỏ phần thập phân, còn lại là 12345kWh.

Chỉ số công tơ 3 pha trực tiếp 20(40)A, 30(60)A, 50(100)A

Chỉ số công tơ 3 pha loại này gồm 6 chữ số màu đen như trong hình. Các số này ghép lại có giá trị kWh. Ví dụ số đọc được là 123456 thì giá trị cần đọc là 123456kWh.

2. Cách đọc các chỉ số công tơ điện 3 pha gián tiếp:

cach-doc-chi-so-cong-to-dien-3-pha-gian-tiep
Cách xem chỉ số công tơ điện 3 pha gián tiếp

Ta có thể quan sát thấy trên hình (1) là các chỉ số của công tơ điện 3 pha gián tiếp. Dòng điện định mức của công tơ điện thông thường là 5A (vòng bôi màu đỏ) + Ký hiệu gián tiếp (vòng bôi màu xanh).

Căn cứ như trên hình, các chỉ số công tơ 3 pha gián tiếp gồm có 5 số màu đen1 số màu đỏ. Mỗi một số màu đen có giá trị tương ứng là 1 kWh và số màu đỏ là 0.1kWh (Ví dụ, nếu bạn đọc trên đó có 6 chữ số hiện là 11111,5 tức là chỉ cần đọc 11111,5 kWh số điện).

Cách xem chỉ số công tơ điện 3 pha gián tiếp và trực tiếp chỉ khác nhau ở điểm là gián tiếp bạn cần nhân thêm hệ số biến dòng điện và biến áp đo lường. Thông thường mạng hạ thế không dùng biến dòng điện mà sẽ dùng những dòng biến đo lường:

  • Như trên hình ta có thể nhìn thấy ở (hình 2) chỉ số biến dòng điện là 100/5A = 20 lần.
  • Vì thế, chỉ số điện năng thực tế bạn đã dùng của công tơ 3 pha gián tiếp là 11111,5×20 = 222230.

Tương tự như vậy, cách tính tiền điện công tơ 3 pha trực tiếp chỉ cần lấy chỉ số trên đồng hồ điện mà không cần nhân cho bất kì chỉ số nào.

Cách tính tiền điện đồng hồ 1 pha:

– Cách tính tiền điện theo kw trong 1 tháng theo đồng hồ của khách hàng dùng điện sinh hoạt sẽ được tính theo các mức bậc thang theo công thức bài toán tính tiền điện dưới đây :

Mti = Mqi/T x N (kWh)

– Trong đó:

  • Mti: Mức bậc thang thứ i để tính tiền điện (kWh).
  • Mqi: Mức bậc thang thứ i quy định trong biểu giá (kWh).
  • N: Số ngày tính tiền (ngày).
  • T: Số ngày (theo lịch) của tháng trước liền kề (ngày).
  • (Kết quả tính toán được làm tròn đến hàng đơn vị)
Cách tính tiền điện công tơ điện 1 pha

Xem thêm:: Ếch rang muối giòn ngon hấp dẫn

– Ta có ví dụ cho bạn dễ hiểu hơn:

  • Hóa đơn tiền điện tháng 2 từ ngày 11/1 đến ngày 10/2/2020 (chỉ số công tơ tháng 3 là 9.998).
  • Ngày 26/1/2020, Công ty Điện lực tiến hành thay công tơ định kỳ, chỉ số ghi trên công tơ cũ vào thời điểm tháo công tơ là 10.142, chỉ số ghi được trên công tơ mới vào thời điểm treo công tơ là 0.
  • Ngày 10/2/2020, Công ty ghi chỉ số công tơ tháng 2, chỉ số công tơ tháng 2 là 275.
  • Như vậy, Sc = 10.142 – 9.998 = 144 kWh, Sm = 275 – 0 = 275 kWh.
  • Lượng điện năng tiêu thụ trong tháng có thay công tơ điện (S) = 419 kWh.

Xem thêm bảng giá tiền điện 2021 mới nhất.

Cách lắp công tơ điện 1 pha (cách đấu đồng hồ điện 1 pha):

Trước khi tìm hiểu vể cách lắp đồng hồ điện 1 pha thì bạn nên biết cấu tạo công tơ điện 1 pha 2 dây bao gồm những gì? Và nguyên lý hoạt động của công tơ điện 1 pha như thế nào?

Từ đó mới có thể dễ dàng trong việc lắp đặt đúng cách, đúng tiêu chuẩn mà không xảy ra sai sót nhé!

Cấu tạo đồng hồ điện 1 pha:

Công tơ/đồng hồ điện 1 pha có cấu tạo đơn giản, gồm:

  1. Cuộn dây điện áp: Được lắp đặt song song với phụ tải và cuộn dây có số lượng vòng dây nhiều. Tiết diện sợi dây của công tơ điện 1 pha nhỏ hơn so với các loại công tơ điện khác.
  2. Cuộn dây dòng điện: Được lắp trực tiếp với phụ này, có số vòng dây ít hơn so với cuộn dây điện áp, nhưng tiết diện của cuộn dây dòng điện lớn hơn tiết diện sợi dây của cuộn dây điện áp.
  3. Đĩa nhôm: Bộ phận này được lắp phía trên trục, tì vào trụ để quay tự do giữa hai cuộn dây điện áp (1 và 2). Đĩa nhôm nằm ở giữa khe hở 2 cục nam châm vĩnh cửu, bạn có thể quan sát thấy bằng mắt thường.
  4. Nam châm vĩnh cửu: Có chức năng tạo ra momen khi bộ phận đai nhôm quay quanh trong từ trường của nó.
  5. Hộp số cơ khí: Có chức năng hiển thị số vòng quay của đĩa nhôm khi mà nó được nối với trục của đĩa nhôm.
cau-tao-va-nguyen-ly-lam-viec-dong-ho-dien-1-pha
Cấu tạo và nguyên lý làm việc của đồng hồ điện 1 pha

Nguyên lý hoạt động đồng hồ điện 1 pha là gì?

Nguyên lý làm việc công tơ điện 1 pha là khi dòng điện chạy qua phụ tải (thiết bị sử dụng điện: bóng đèn, quạt…) thì khi đó công tơ điện 1 pha sẽ bắt đầu hoạt động ngay tại cuộn vòng mà dòng điện đi qua, từ đó sẽ tạo ra một luồng điện từ bên dưới đĩa nhôm có gắn trục rơ le kết nối với dãy số hiển thị cơ khí.

Ngay thời điểm đó, dòng điện cùng lúc tạo ra 2 luồng thông từ trên cuộn áp, 1 luồng tác dụng trực tiếp lên trên đĩa nhôm, khi 2 luồng tác động sẽ tạo ra momen khiến cho đĩa nhôm quay trong cục nam châm vĩnh cửu, từ đó cũng tạo ra một luồng momen cản để cân bằng vòng quay và cho ra chỉ số điện năng tiêu thụ căn cứ vào số vòng quay của đĩa nhôm.

Giải thích về việc đĩa nhôm quay cũng tức là nó sẽ làm cho trục số nhỏ và hiển thị lên màn hình đồng hồ.

Các bước lắp công tơ điện 1 pha:

Chúng tôi hướng dẫn cách đấu dây đồng hồ điện 1 pha tại nhà theo sơ đồ dưới đây:

cach-dau-dong-ho-dien-1-pha
Sơ đồ lắp đồng hồ điện 1 pha

– Ký hiệu:

  • Dây số 1: Dây pha nóng vào.
  • Dây số 2: Dây pha nóng ra.
  • Dây số 3: Dây trung hòa vào.
  • Dây số 4: Dây trung hòa ra.

– Giải thích sơ đồ:

  • Sơ đồ trên là cách đấu dây đồng hồ điện 1 pha 2 dây gián tiếp.
  • Như hình dây số 3 và số 4 được đấu với nhau.
  • Trên mỗi công tơ điện người ta sẽ có một bản hướng dẫn đấu và nối sao cho phù hợp và đạt hiệu quả cao.
  • Xác định pha nóng bằng cách dùng bút thử điện, dây đó là pha nóng nếu làm bút thử điện đỏ lên.

Hướng dẫn cách lắp công tơ điện 3 pha trực tiếp, gián tiếp:

Xem thêm:: Khám phá 10+ cách tháo túp năng quạt hay nhất bạn nên biết

Cũng tương tự trước khi lắp đồng hồ điện 3 pha chúng ta cũng nên tìm hiểu về cấu tạo cũng như nguyên lý làm việc của công tơ điện 3 pha để có được quy trình lắp đặt đúng cách, tránh xảy ra sai sót nếu không hiểu rõ về nó.

Cấu tạo đồng hồ điện 3 pha:

Cấu tạo của công tơ điện 3 pha gồm 4 bộ phận chính:

  1. Cuộn dây điện áp: Cũng giống như đồng hồ điện 1 pha, cuộn dây điện áp của đồng hồ điện 3 pha cũng được đặt ở vị trí song song với phụ tải cuộn dây. Nhưng cuộn dây có số lượng vòng dây tương đối lớn.
  2. Đĩa nhôm hành trình: là bộ phận được liên kết với trục, đồng thời nó cũng tùy thuộc vào trụ để đĩa nhôm có thể quay tự do trong từ trường của nó.
  3. Hộp số cơ khí: Có chức năng hiển thị số vòng quay của đĩa nhôm, được liên kết với đĩa nhôm qua trục.
  4. Nam châm vĩnh cửu: Có tác dụng tạo momen làm cho trục quay.
Cấu tạo và nguyên lý làm việc của công tơ điện 3 pha

Nguyên lý hoạt động của đồng hồ điện 3 pha là gì?

Nguyên lý làm việc của công tơ điện 3 pha? Đồng hồ 3 pha hoạt động nhờ vào 2 bộ phân, bên trong công tơ có 2 đĩa nhôm được gắn kết với trục, trong đó mỗi đĩa nhôm sẽ được gắn trong từ trường của pha tương ứng. Ở các phụ tải (thiết bị dùng điện) thì được bố trí song song với các cuộn áp.

Khi dòng điện chạy qua cuộn dây, năng lượng đo sẽ khiến trục quay được dẫn đến đĩa nhôm quay, khi đĩa nhôm quay thì hộp số cơ khí sẽ nhảy số. Số hiển thị trên hộp số cơ khí là điện năng tiêu thụ đo được khi người dùng sử dụng điện.

cach-lap-dat-cong-to-dien-3-pha
Hướng dẫn lắp đặt công tơ điện 3 pha

1. Cách lắp công tơ điện 3 pha gián tiếp:

Các bước lắp đồng hồ điện 3 pha gián tiếp:

Bước 1

  • Đấu nối dây cáp nguồn 3 pha vào tủ điện với aptomat 3 pha, chia pha hợp lý.
  • Kiểm tra các aptomat từ aptomat 3 pha có bị xông pha với nhau, một khi xông pha sẽ gây cháy nổ. Kiểm tra bằng cách dùng đồng hồ vạn năng.

Bước 2

  • Lắp đặt công tơ 3 pha vào vị trí cần lắp và dùng dao tước vỏ ngoài của cáp 3 pha. Lưu ý không nên cắt vào cáp ngoài làm chập điện gây nguy hiểm.
  • Dùng kìm code để kẹp đầu dây, giữ chặt đầu dây và công tơ điện nhằm giữ chắc vị trí tiếp xúc giữa đồng hồ và đầu dây cáp điện.

Bước 3

  • Mở nắp công tơ điện để xem sơ đồ đấu nối sau khi treo xong đồng hồ.
  • Công tơ điện 3 pha gián tiếp có 11 đầu dây ra, ký hiệu từ 1 – 11 từ trái qua phải (hình bên dưới).
Sơ đồ đấu nối công tơ điện 3 pha gián tiếp

Trên công tơ có 11 điểm đấu nối thứ tự từ 1 đến 11 ta tiến hành chia làm 4 nhóm:

  1. Nhóm pha A: gồm tín hiệu điện áp pha A ( đầu số 2) và tín hiệu dòng pha A ( đầu số 1 và đầu số 3).
  2. Nhóm pha B: gồm tín hiệu điện áp pha B ( đầu số 5) và tín hiệu dòng pha B ( đầu số 4 và đầu số 6).
  3. Nhóm pha C: gồm tín hiệu điện áp pha C ( đầu số 8) và tín hiệu dòng pha B ( đầu số 7 và đầu số 9 ).
  4. Nhóm trung tính N: gồm đầu dây số 10 và số 11 ta đấu với nhau.

Sơ đồ đấu nối điện áp 3 pha với công tơ điện 3 pha gián tiếp:

cach-lap-dat-cong-to-dien-3-pha-gian-tiep
Sơ đồ đấu điện áp 3 pha với công tơ điện 3 pha gián tiếp

Lưu ý khi lắp đồng hồ điện 3 pha gián tiếp:

  • Ngõ ra thứ cấp biến dòng đo lường pha A phải nối vào tín hiệu dòng pha A, ký hiệu đầu (k) và cuối I (l), không được nối nhầm.
  • Khi luồn dây qua lỗ biến dòng cần phải đúng chiều K qua L, Không được lẫn lộn với nhau.
  • Tín hiệu nối phải đảm bảo bền vững không được có xung điện xảy ra.
  • Nếu có sai sót 1 trong 4 chú ý trên sẽ dẫn đến sai số của phép đo rất lớn.

2. Cách lắp công tơ điện 3 pha trực tiếp:

Các bước đấu công tơ điện 3 pha trực tiếp:

Bước 1

  • Phải ngắt aptomat sau khi đấu nối các thiết bị, ổ cắm tới tủ điện là các aptomat.

Bước 2

  • Lắp công tơ vào vị trí đã định, dùng dao gọt bỏ vỏ ngoài của dây cáp 3 pha. Cũng tránh gọt trúng lớp bảo vệ bên trong.
  • Dùng kìm code để kẹp đầu dây, giữ chặt đầu dây và công tơ điện nhằm giữ chắc vị trí tiếp xúc giữa đồng hồ và đầu dây cáp điện.

Bước 3

  • Đấu nối công tơ điện theo sơ đồ bên trong đồng hồ. Tương tự như lắp công tơ điện 3 pha gián tiếp.
Cach-lap-dat-cong-to-dien-3-pha-truc-tiep
Sơ đồ đấu dây công tơ điện 3 pha trực tiếp

Theo hình công tơ điện 3 pha trực tiếp có 8 điểm có số thứ tự từ 1 – 8, ta tiến hành chia thành 4 nhóm:

  • Nhóm A ( 1 là vào – 2 là ra).
  • Nhóm B ( 3 là vào – 4 là ra ).
  • Nhóm C ( 5 là vào – 6 là ra).
  • Nhóm D ( 7 là vào – 8 là ra ) Nhóm D là nhóm dây trung tính.

Sơ đồ cách lắp đặt công tơ điện 3 pha trực tiếp:

Sơ đồ cách lắp đặt đồng hồ 3 pha trực tiếp

Có nên đấu hai công tơ điện song song không?

Việc đấu 2 công tơ điện/đồng hồ điện song song có an toàn hay không? Câu trả lời là không, vì:

  1. Nếu chỉ lắp 1 công tơ điện phụ thì khi thợ điện ngắt điện ngoài trụ thì toàn bộ điện sau CB nhà bạn sẽ bị ngắt. Nếu lắp 2 công tơ điện song song, thì khi ngắt CB thì sau CB vẫn còn điện vì được chia sẻ từ đồng hồ điện bên cạnh, khi đó việc ngắt CB không có tác dụng. Điều này ngoài việc có thể xảy ra tai nạn khi sửa chữa mà còn có thể dính đến pháp luật.
  2. Không nên lắp 2 đồng hồ điện cùng lúc vì nó cũng không thể làm việc chia đôi được dòng điện.
  3. Nếu bạn muốn sử dụng đồng thời 2 nguồn điện cùng một lúc thì có thể nghĩ đến điện năng lượng mặt trời hòa lưới. Khi đó, 2 dòng điện có thể cùng hoạt động song song.
Tại sao không nên lắp 2 công tơ điện song song?

Lắp công tơ điện hết bao nhiêu tiền?

Chắc hẳn đa số khách hàng đều muốn biết chi phí lắp đặt công tơ điện hết bao nhiêu ? Chi phí lắp đặt công tơ điện phụ thuộc vào vị trí lắp đặt đồng hồ so với nguồn điện, đã có sẵn đường dây điện chừa sẵn để lắp đặt hay chưa? Chúng tôi còn cung cấp đồng hồ điện 1 pha giá cả phụ thuộc vào đồng hồ kiểm định hay không và chất lượng công tơ điện. giá đồng hồ điện 1 pha giao động từ 150.000 – 350.000đ.

Bạn muốn lắp đặt đồng hồ điện 1 pha 3 pha hãy gọi cho thợ lắp đồng hồ điện Gọi Thợ 24/7 nhé! Tư vấn, khảo sát và báo giá hoàn toàn miễn phí.

Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết cách lắp công tơ điện 1 pha, 3 pha phải không nào. Nếu bạn có nhu cầu lắp đặt hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 0906.765.021 – 0911.048.049. Xem thêm báo giá lắp đồng hồ điện 3 pha tại Gọi thợ 24/7 nào!