Tiết Lộ Cách Lắp Máy Ép Chậm Savtm Nhanh Chóng, Đơn Giản, Dễ Làm

Bạn đang gặp khó khăn trong cách lắp máy ép chậm SAVTM và tháo máy để vệ sinh đúng cách. Việc tháo lắp máy ép chậm khá đơn giản tuy nhiên bạn cần nắm rõ các bước một cách chi tiết để tránh sai sót khiến máy không thể vận hành.

Dưới đây là một số thông tin về cách tháo, lắp máy ép SAVTM vô cùng hữu ích dành cho bạn đọc.

Tham khảo thêm:

  • Cách Sử Dụng Máy Ép Chậm Savtm Chi Tiết
  • Nên Mua Máy Ép Chậm Loại Nào Tốt

Cách lắp máy ép chậm SAVTM đúng chuẩn

Hiện nay có khá nhiều loại máy ép trái cây với các thiết kế và cách lắp ráp khác nhau. Máy ép chậm SAVTM có cấu tạo bởi các bộ phận sau:

cách lắp máy ép chậm savtm

Cách lắp các bộ phận máy ép SAVTM

  • Thân máy

  • Miệng cối ép

  • Cối ép bình đựng

  • Lưỡi nghiền

  • Bình chứa bã

  • Bình chứa nước ép

  • Lưới lọc

  • Trục vít

  • Thanh đẩy

  • Bàn chải

Cách lắp máy ép SAVTM chi tiết như sau:

  • Bước 1: Kiểm tra xem nắp cao su dưới cối ép của thiết bị đã được đậy lại hay chưa. Nếu chưa bạn hãy đậy nắp cao su này lại nhé!

  • Bước 2: Lắp lớp vỏ bảo vệ của lưới lọc và lưới lọc với nhau cho kín khít.

  • Bước 3: Bạn thực hiện lắp cối ép vào thân máy, lắp lưới lọc vào trong cối ép theo từng bước cẩn thận. Lưu ý cần vặn thuận theo chiều kim đồng hồ để cho mũi tên ở lưới lọc trùng với mũi tên cối ép.

  • Bước 4: Tiếp theo, bạn lắp trục vít vào bên trong của lưới lọc

  • Bước 5: Lắp miệng cối ép vào cối ép sao cho chốt khởi động trên miệng cối ép khớp với thân máy.

  • Bước 6: Trên miệng của cối ép trang bị nắp bảo vệ và có thể mở hoặc đóng tùy ý.

Cách tháo máy ép chậm SAVTM

Cách tháo lắp máy ép chậm SAVTM vô cùng đơn giản, dễ dàng. Bạn chỉ cần thực hiện các bước ngược lại so với quá trình lắp máy ở trên. Lưu ý bộ phận nào được lắp ở bước cuối cùng thì sẽ được tháo ra đầu tiên và cứ như vậy đến các bộ phận tiếp theo.

cách tháo lắp máy ép chậm savtm

Cách tháo lắp máy ép chậm SAVTM vô cùng đơn giản

Cách sử dụng máy ép chậm SAVTM để mang lại hiệu quả tối ưu

Bên cạnh việc bạn biết cách lắp máy ép SAVTM chính xác thì một số lưu ý dưới đây về cách dùng góp phần giúp máy vận hành êm ái và tăng tuổi thọ.

Khắc phục các lỗi máy ép chậm SAVTM

Máy không hoạt động khi bạn lắp máy không đúng cách hoặc lắp sai khớp. Vì vậy bạn cần kiểm tra và làm theo đúng hướng dẫn lắp đặt để đảm bảo máy hoạt động ổn định.

Máy bị kẹt do các loại quả dai, cứng thì bạn có thể cho máy chạy ngược lại để đẩy bớt hoa quả lên phía trên. Sau đó bạn mở nắp máy ép để loại bỏ bớt phần nguyên liệu ra.

Lưu ý sau khi dùng cần vệ sinh máy các bộ phận một cách cẩn thận. Dùng khăn khô để lau sạch thân máy. Nên vệ sinh máy ngay khi thực hiện ép bởi để lâu khiến bã xác khô lại sẽ rất khó vệ sinh gây hư hỏng các bộ phận.

Lưu ý khi sử dụng máy ép chậm

  • Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi lắp máy ép chậm SAVTM. Không để thiết bị hoạt động khi không có thực phẩm.

  • Lựa chọn nguyên liệu xay thích hợp như các loại trái cây mềm chuối, xoài, đu đủ…

  • Nên cắt nhỏ nguyên liệu trước khi cho vào máy hay loại bỏ hạt của mận, đào, cóc… trước khi xay.

  • Hạn chế nhồi nhét nguyên liệu một lúc gây tắc nghẽn máy.

  • Khi đang sử dụng mà ngăn chứa bã đầy nên tắt máy, rút điện, tháo ngăn chứa bã ra để đổ bã và lắp lại như cũ.

  • Mỗi lần ép không nên để thiết bị hoạt động liên tục quá 30 phút. Cần chia nhỏ làm nhiều đợt ép khác nhau đối với lượng thực phẩm nhiều.

  • Đối với những máy có thêm chức năng nghiền, cần mở nút cao su dưới cối ép ra.

  • Nước ép sau khi thực hiện xong nên sử dụng luôn, hạn chế để lâu gây mất chất.

Kết bài

Trên đây là cách lắp máy ép chậm SAVTM một cách chi tiết nhất. Những thông tin chia sẻ về cách lắp máy ép chính xác và đơn giản này giúp bạn đọc sử dụng và bảo quản thiết bị dễ dàng hơn. Nếu bạn còn thắc mắc cần tư vấn, hãy để lại thông tin dưới bài viết, chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay.

Bài viết liên quan:

  • So Sánh Máy Ép Chậm và Máy Ép Nhanh
  • Cách Xử Lý Máy Ép Chậm Bị Kẹt
  • So Sánh Máy Ép Kuving và Hurom