Hướng dẫn cách pha chế Sơn PU cho Đồ Gỗ đẹp & bền màu | CONPA

Từ trước đến nay, sơn PU vẫn luôn là một loại sơn được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực bởi tính ưu việt của nó. Vậy bảng màu của sơn PU có những màu nào? Cách pha sơn PU đúng tiêu chuẩn sẽ gồm những bước nào? Cùng sơn bê tông Conpa tìm hiểu nhé!

Sơn PU là gì?

Sơn PU là dạng sơn thường có 2, 3 hoặc 4 thành phần. Có gốc Polyurethane và có độ bóng. Đây là loại sơn được dùng làm sơn phủ bề ngoài có tính năng vượt trội là tính năng chịu thời tiết. Ngoài ra còn có tác dụng dùng để trang trí và chống thấm đối với nhiều tác nhân ăn mòn. Giúp bảo vệ bề mặt, chịu nước rất tốt, kể cả nước ngọt hay nước mặn.

Sơn PU là gì? Công trình thi công sử dụng sơn PU đẹp
Sơn PU là gì? Bảng màu sơn PU

Tìm hiểu thêm bài viết:

Sơn PU là gì? Tìm hiểu về sơn PU

Hướng dẫn chi tiết cách tẩy sơn PU trên gỗ

Ngoài ra, sơn PU còn có khả năng chống tia UV rất tốt. Độ bền màu của sơn cũng cao nên được lựa chọn dùng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt là ngành công nghiệp tàu và công nghiệp nặng, là những lĩnh vực đòi hỏi chất lượng và độ bền màu tốt.

Sơn PU có 3 thành phần chính:

  • Sơn lót: Giúp cho bề mặt sơn gỗ được bằng phẳng và có khả năng che khuyết điểm để khi sơn về sau sản phẩm sẽ đẹp hơn.
  • Sơn màu: Đa số sơn PU cho gỗ đều có thành phần sơn màu trong đó.
  • Sơn bóng: Đây chính là cách pha chế sơn nhằm tạo độ bóng đẹp cho gỗ trong quá trình sơn PU, không phải là cách mà các thợ đánh bóng từ sơn PU.
Các hãng sơn PU trên thị trường
Các hãng sơn PU trên thị trường

Bảng màu sơn PU cho đồ gỗ nội thất

Trên thực tế, bảng màu sơn PU sẽ có sự khác biệt một chút so với ảnh. Điều này sẽ phụ thuộc vào kỹ thuật sơn màu của các đơn vị thi công. Thông thường thì màu trên thực tế sẽ đậm màu hơn một chút so với bảng màu sơn PU.

Tổng hợp bảng màu sơn PU dùng cho đồ gỗ
Tổng hợp bảng màu sơn PU dùng cho đồ gỗ

Không chỉ phụ thuộc vào kỹ thuật sơn mà còn phụ thuộc vào các loại màu, không gian và ánh sáng. Dưới nhiều tác động của môi trường như nhiệt độ, quá trình oxi hóa,.. mà màu sắc sẽ có sự phai dần theo thời gian. Chất lượng và độ bền màu còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng sản phẩm, điều kiện bề mặt và phương pháp thi công sơn PU.

Chúng tôi sẽ giới thiệu đến mọi người 4 bảng màu sơn PU được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay:

Sơn PU gỗ màu cánh gián

Sơn PU gỗ màu cánh gián là một trong những màu sơn được rất nhiều người yêu thích và sử dụng cho nhiều công trình nội thất hay không gian sống. Bởi lẽ đây là loại sơn có rất nhiều ưu điểm nổi trội như sau:

  • Là màu sắc chân thực, tạo cảm giác hài hòa và bắt mắt. Màu sơn láng mịn và bóng sáng. Làm cho không gian trở nên ấm áp và sang trọng hơn.
  • Là màu sơn dễ phối hợp với nhiều màu sắc khác nhau, tạo nên sự hài hòa và tinh tế.
  • Bảo vệ tốt gỗ của bạn trước nhiều tác động bụi bẩn hay vết xước.
  • Sơn PU gỗ màu cánh gián không bị bạc màu do tác động của thời gian.
  • Có khả năng bám dính tốt nên khó bong tróc trong quá trình sử dụng.

Sơn PU màu gỗ óc chó

Sơn PU gỗ màu óc chó đang ngày càng trở nên phổ biến trong các thiết kế nội thất. Bở lẽ đây là loại sơn có nhiều ưu điểm như là bền và chắc chắn, không bị mọt hay ảnh hưởng của thời tiết,…

Mặt khác, màu gỗ óc chó là một màu sang trọng và có khả năng thu hút người nhìn từ những ánh nhìn đầu tiên.

4 màu sơn Pu thường được sử dụng nhiều nhất: màu óc chó, màu hạt dẻ, màu cánh gián và màu nâu
4 màu sơn Pu thường được sử dụng nhiều nhất

Sơn PU màu hạt dẻ

Sơn PU màu hạt dẻ đang là một màu sơn được nhiều người sử dụng rộng rãi. Bởi vì đây là loại sơn không những có rất nhiều ưu điểm mà còn bởi chính vì màu sắc này mang lại. Màu hạt dẻ là một màu sơn rất dễ kết hợp với các tông màu khác. Mặt khác, lại thể hiện được sự ấm áp bà sang trọng. Đây là một màu sắc phù hợp với những người trầm tính và thích không gian có sự trầm lặng.

Sơn PU màu nâu

Sơn PU màu nâu là một màu chưa bao giờ hết hot trong những năm tháng này. Màu nâu luôn mang tới một màu sắc trầm ấm, lại tôn lên được vẻ đẹp tự nhiên của gỗ. Chính vì vậy đây là màu thường được dùng cho các sản phẩm nội thất bằng gỗ cũng như các khu vực ngoại thất khác.

Thi công sơn PU trên gỗ phải thông qua 6 bước thực hiện
Thi công sơn PU trên gỗ màu nâu

Cách pha màu sơn PU bằng tay theo tỉ lệ tiêu chuẩn

Có nhiều người có suy nghĩ rằng pha màu sơn PU chỉ đơn giản như việc pha các loại sơn nước hay sơn bình thường khác. Song đây là một suy nghĩ cực kỳ sai lầm. Bởi chỉ khi pha màu theo tỉ lệ chính xác thì mới có chất lượng tốt và màu sắc như ý muốn.

Giới thiệu tỷ lệ pha màu sơn PU
Tỷ lệ pha màu sơn PU

Ngược lại, nếu chúng ta pha sai tỉ lệ thì có thể màu sơn sẽ không được như mong muốn. Thậm chí, chất lượng và độ kết dính của sơn cũng sẽ không bền lâu và bị bong tróc, ảnh hưởng đến công trình của các bạn.

Như đã giới thiệu, sơn PU có 3 thành phần chính là Sơn lót, sơn màu và sơn bóng. Mỗi loại sơn sẽ có một tỉ lệ pha sơn PU khác nhau, cụ thể:

  • Pha sơn lót: 2 lót + 1 cứng + 3 xăng
  • Pha sơn màu: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu (có thể tăng giảm màu cho phù hợp)
  • Pha sơn bóng: 2 bóng + 1 cứng + xăng (tăng giảm cho phù hợp)

Sau khi pha sơn PU thì bạn chỉ cần thực hiện quy trình sơn, đúng kỹ thuật để có sản phẩm và chất lượng tốt nhất.

Sử dụng sơn PU màu trắng cho tủ gỗ
Sử dụng sơn PU màu trắng cho tủ gỗ

Hướng dẫn kỹ thuật sơn PU đúng cách cho đồ gỗ nội thất màu tuyệt đẹp

Sơn PU đúng cách cho đồ gỗ nội thất sẽ giúp bạn có sản phẩm chất lượng và màu sắc theo ý muốn của mình. Để có thể sơn đúng kỹ thuật thì phải trải qua 6 bước thực hiện dưới đây:

Quy trình thi công sơn PU trên gỗ
Quy trình thi công sơn PU trên gỗ

Bước 1: Chà nhám và xử lý bề mặt

Sử dụng giấy nhám P240 để chà nhám bề mặt. Sau khi chà nhám xong, tùy vào mẫu màu sơn mà chúng ta quyết định có cần bả bột hay không. Tuy nhiên, phần lớn đối với hệ sơn PU chúng ta đều cần sử dụng mẫu sơn bóng bề mặt.

Chà nhám và xử lý bề mặt trước khi thi công sơn PU
Chà nhám và xử lý bề mặt trước khi thi công sơn PU

Trong lúc thực hiện bả bột, cần đặc biệt chú ý trên mẫu sơn có cần yêu cầu thực hiện các đường vân gỗ hay không. Nếu có yêu cầu đường vân gỗ thì chúng ta phải sử dụng bột bã là bột màu, còn lại thông thường chúng ta sẽ sử dụng bột đen hoặc nâu.

Thực hiện bột bã giúp lấp đầy các tim gỗ cũng như các khuyết điểm khác trên bề mặt. Nếu bỏ qua bước bột bã thì chúng ta sẽ mất rất nhiều công sức và nguyên liệu để trám các khe hở khác sau khi sơn.

Bước 2: Sơn lót lần 1

Sơn lót lần đầu tiên là lót sơn không màu, thường được pha theo tỷ lệ 2 lót : 1 cứng : 1 xăng. Tuy nhiên tỷ lệ này thường có thể tăng giảm hoặc thêm các chất phụ gia khác để điều chỉnh tốc độ bay hơi của sơn.

Thông thường, trong điều kiện thời tiết nóng nực thì việc bốc hơi sẽ diễn ra nhanh hơn, làm cho bề mặt sơn bị nổi tim hoặc nổi bọt khí, mất nhiều thời gian và công sức để sửa chữa. Trong bước này, chúng ta đã có thể lấp đầy các tim gỗ.

Phun sơn lót lần 1 trên gỗ
Phun sơn lót lần 1 trên gỗ

Nếu làm tốt bước này và đối với các loại tim gỗ nhỏ thì chỉ cần sơn lót một lần để giảm chi phí, nguyên liệu và thời gian cho việc sơn PU.

Bước 3: Chà nhám và phun lót lần 2

Sau khi sơn lót xong, chúng ta tiếp tục xả nhám P320. Đây là một bước quan trọng, giúp tăng độ mịn cho bề mặt gỗ. Làm cho màu sơn đẹp và bề mặt được căng mịn hơn.

Phun sơn lót lần 2 sơn PU trên gỗ
Phun sơn lót lần 2 sơn PU trên gỗ

Để có 1 quá trình sơn PU gỗ đẹp thì các bạn không nên bỏ qua bước này. Đừng tiết kiệm chi phí trước mắt mà bỏ qua bước này, nó có thể làm cho sản phẩm của bạn giảm đến vài năm. Sau khi xả nhám thì chúng ta tiếp tục sơn lót lần 2 như bước trên. Để yên trong 25 – 30 phút để lớp sơn có thể khô.

Bước 4: Phun màu

Quá trình phun màu được chia ra làm 2 giai đoạn. Lần đầu tiên chúng ta chỉ sơn khoảng 90% mẫu màu yêu cầu. Đợi 1 lúc rồi tiếp tục tiến hành sơn lần thứ 2 lên bề mặt gỗ, hoàn thiện 100% mẫu màu yêu cầu. Lần sơn thứ 2 sẽ sơn đậm hơn các chỗ còn thiếu màu.

Sơn màu cho sơn PU
Sơn màu cho sơn PU

Ở bước này cần những người thợ có nhiều kinh nghiệm. Bởi bước sơn màu sẽ quyết định đến chất lượng và tính thẩm mỹ của toàn bộ khâu sơn PU. Do đó, cần thực hiện ở trong phòng kín, tránh bụi và luồng gió lưu thông đủ.

Bước 5: Phun bóng bề mặt

Sau khi lớp sơn màu không thì chúng ta sẽ tiếp tục tiến hành sơn bóng bề mặt. Chúng ta không cần sơn thêm 1 lớp sơn lót để bảo vệ bề mặt. Vì trên thực tế, theo như cách pha màu trên thì đã có cho lót vào rồi nên chúng ta có thể chuyển ngay qua công đoạn sơn bóng.

Sơn bóng cho bề mặt đã được sơn PU
Sơn bóng cho bề mặt đã được sơn PU

Có rất nhiều chất liệu bóng mờ khác nhau như mờ 10%, 20%, 50% 70% hay 100%. Lớp sơn này sẽ giúp làm cho căng và bóng bề mặt thành phẩm, làm tăng giá trị sản phẩm đồ gỗ. Chúng ta nên tiến hành phun bóng ở nơi không có bụi bẩn.

Bước 6: Bảo quản

Thông thường, thời gian khô hoàn toàn của cả quá trình sơn PU là vào khoảng từ 12 – 16 tiếng. Khi màng sơn đã có xu hướng khô nhưng chưa khô hoàn toàn thì tổng lượng bay hơi của dung môi chiếm đến 75 – 90%. Nếu làm giảm tốc độ bay hơi ở giai đoạn này thì sẽ làm tăng được khả năng chống biến trắng và tăng độ bóng của bề mặt. Khi màng sơn đã khô hoàn toàn thì % bay hơi chỉ chiếm khoảng 10%.

Công trình sau khi sơn PU
Công trình sau khi sơn PU

Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích về sơn PU!