Những phương pháp làm tan vùng bầm tím và lưu ý khi sử dụng mật gấu – Đông y

Trong cuộc sống đời thường, không ít lần do sơ sảy chúng ta bị ngã để lại những vết bầm tím, xây xát trên cơ thể. Không may, nếu vết bầm tím ở trên mặt thì không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ… Tai hại hơn, những vết bầm tím thường xuất hiện rất lâu (từ 1 đến 2 tuần) mới mất đi.

Vậy, có những phương pháp nào làm tan vùng bầm tím hiệu quả nhất? Khi sử dụng mật gấu làm tan vùng bầm tím cần lưu ý điều gì?

Tìm hiểu về mật gấu

Mật gấu là một vị thuốc đứng đầu trong các thuốc hoạt huyết. Vì vậy, từ xa xưa mật gấu đã là một vị thuốc quý chữa rất nhiều bệnh.

mật gấu

Mật gấu điều trị gan nhiễm mỡ, chấn thương, các vết bầm tím…(Ảnh minh họa)

Công dụng của mật gấu

  • Đau mắt đỏ, viêm kết mạc, viêm khớp cấp…
  • Gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm mật, sỏi mật, loãng mật …
  • Cao huyết áp, tai biến mạch máu não, tắc động mạch chi, thiểu năng tuần hoàn não…
  • Đau dạ dày, viêm đại tràng mãn, kiết lỵ lâu ngày không khỏi..
  • Đau dây thần kinh toạ, đau cơ, đau khớp…
  • Chữa các chấn thương, giúp các cơ bị giập nát chóng lành…

Các phương pháp làm tan vết bầm tím

1. Chườm đá

Chườm đá là phương pháp phổ thông điều trị vết bầm tím khá hiệu quả, chườm đá được sử dụng trong các trường hợp:

  • Chấn thương khi chơi thể thao.
  • Ngã xe, tai nạn.
  • Ngã do vô ý…

Phương pháp chườm đá điều trị vết bầm tím khá hiệu quả (Ảnh minh họa)

Tác dụng:

  • Đá lạnh giúp ức chế hoạt động của các tế bào thần kinh và dây thần kinh ở vị trí bầm tím.
  • Đá lạnh làm giảm đau, giảm bớt sự xung huyết tại chỗ bầm tím, làm vị trí đó bớt sưng tím.

Phương pháp:

  • Sử dụng đá viên (được bọc trong khăn vải) chườm lạnh trực tiếp vào vết bầm tím, đau nhức.
  • Xoa đi xoa lại vết bầm tím trong khoảng từ 15-20 phút, vết bầm tím sẽ bớt sưng tụ máu và giảm đau hiệu quả.

Lưu ý: không sử dụng phương pháp chườm đá đối với những người già yếu, người bệnh tật, thân nhiệt bị hạ..

2. Chườm ấm

Chườm ấm được sử dụng khi bị ngã, va đập khiến máu bị tụ lại gây bầm tím, máu khó lưu thông.

Tác dụng:

  • Chườm ấm làm tan vết bầm tím, máu lưu thông dễ dàng.
  • Chườm ấm làm giảm sưng đau.

chờm ấm

Chườm ấm phù hợp với người dễ bị hạ thân nhiệt (Ảnh minh họa)

Phương pháp:

  • Sử dụng một chiếc khăn ấm nhúng vào nước ấm khoảng (60 độ) để lên vết máu bầm.
  • Chườm liên tục khăn ấm lên vết bầm tím.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng để làm máu được lưu thông làm tan vết máu bầm tụ.

Lưu ý: phương pháp chườm nóng phù hợp với trẻ em và người già vì nhóm người này dễ bị hạ thân nhiệt.

3. Lăn trứng gà

Sử dụng trứng gà làm tan vết bầm tím tuy không được biết đến rộng rãi nhưng lại là phương pháp mang lại hiệu quả cao.

Tác dụng:

  • Trứng gà cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Trứng gà có tác dụng làm giảm đau và hết bầm tím.

Lăn trứng gà được sử dụng để giảm bầm tím, sưng đau… (Ảnh minh họa)

Phương pháp:

  • Luộc quả trứng gà sau đó bóc bỏ vỏ.
  • Dùng quả trứng gà (nóng) lăn đi lăn lại trên vết bầm tím.
  • Làm liên tục cho đến khi vết bầm tím giảm dần.

Lưu ý:

  • Dùng trứng gà giảm đau và hết bầm tím được sử dụng cho mọi lứa tuổi, người khỏe mạnh, trẻ em, người đau yếu…
  • Lăn trứng gà thường được dùng cho các vùng chấn thương nhiều góc cạnh, hốc…(như mắt, mũi, tai…)

4. Xoa dầu gió, dầu con hổ

Phương pháp dùng dầu gió, dầu con hổ được các cụ áp dụng từ thời xa xưa khi nhà có trẻ nhỏ hoặc ai đó không may bị ngã.

Tác dụng:

  • Độ nóng trong dầu gió, dầu con hổ làm giảm sưng huyết bầm tím.
  • Dầu gió, dầu con hổ giúp giảm đau hiệu quả.

Không xoa dầu gió, dầu con hổ cho trẻ em nhỏ, các bộ phận gần mắt….(Ảnh minh họa)

Phương pháp:

  • Dùng dầu gió, dầu con hổ xoa bóp lên vết bầm tím.
  • Xoa một ngày 3 lần đến khi vết sưng tím giảm hẳn.

Lưu ý: Không dùng dầu gió, dầu con hổ cho vết thương hở, trẻ em nhỏ, các bộ phần gần mắt…

5. Đắp hỗn hợp nha đam và ngò tây

Nha đam và ngò tây có tác dụng kháng sinh thường được dùng để đắp lên vết sưng đau, bầm tím.

Tác dụng:

  • Vitamin có trong nha đam và ngò tây giúp cho những vết bầm tím mau chóng được cải thiện, giảm bớt sưng viêm.
  • Chất kháng sinh trong nha đam, ngò tây giúp mau liền vết thương.

Nha đam, ngò tây chứa nhiều vitamin có tác dụng giảm bớt sưng, viêm (Ảnh minh họa)

Phương pháp:

  • Xay nhuyễn nha đam và ngò tây.
  • Trộn hỗn hợp nha đam và ngò tây sau đó bôi lên vùng bầm tím.
  • Bôi mỗi ngày 3 lần để giảm đau và nhanh tan máu bầm.
  • Thực hiện từ 2 đến 3 ngày cho đến khi vết bầm tím tan.

6. Xoa mật gấu

Mỗi khi bị ngã chúng ta thường có thói quen bôi mật gấu. Mật gấu có tác dụng xoa bóp điều trị các vết bầm tím rất tốt. Tuy nhiên, nếu sử dụng mật gấu không đúng, lạm dụng mật gấu sẽ dẫn đến những tác hại cho cơ thể.

Tác dụng:

  • Mật gấu có tính nóng, làm tan máu bầm, máu tụ.
  • Mật gấu làm giảm đau, sưng viêm.

Phương pháp:

  • Sử dụng mật gấu để xoa bóp vào vết bầm tím .
  • Xoa từ 2-3 lần mỗi ngày.

Lưu ý:

  • Pha loãng mật gấu trước khi sử dụng vì tính năng của mật gấu rất cao dễ gây khó chịu, kích ứng da.
  • Không sử dụng mật gấu cho trẻ em dưới 1 tuổi, người bị mẫn cảm với mật gấu.
  • Không sử dụng mật gấu để xoa bóp vào những vết thương hở.
  • Khi thấy vết bầm tím đỡ thì giảm số lần bôi xoa, không nên lạm dụng vì mật gấu rất nóng.

Những phương pháp làm tan vùng bầm tím và lưu ý khi sử dụng mật gấu - Đông y

Không lạm dụng mật gấu, bôi mật gấu cho trẻ dưới 1 tuổi, vết thương hở (Ảnh minh họa)

7. Bổ sung Vitamin C

Ngoài các phương pháp trên chúng ta cần bổ sung vitamin C cho cơ thể trong quá trình điều trị chấn thương.

Tác dụng:

  • Vitamin C rất hữu ích trong việc làm tan những vết máu bầm.
  • Vitamin C nâng cao sức đề kháng, phòng chống bệnh tật.

Phương pháp:

  • Bổ sung các loại rau xanh và trái cây như: cam, quýt, bưởi, xúp lơ, cải thảo, cải chíp… vào chế độ ăn uống hàng ngày.

Lời kết

Trong đời thường việc vấp ngã, bị bươu đầu, bầm tím tay chân xảy ra là chuyện thường tình, đặc biệt là trẻ em mới biết đi và những ông bà già thất thập.

Ngoài việc sơ cứu đơn thuần khi bị ngã như: rửa vết thương, bông băng… chúng ta còn có những phương pháp làm giảm đau, sưng, bầm tím rất hiệu quả như chườm đá, xoa dầu, lăn trứng gà, xoa mật gấu,…

Trong các phương pháp trên, sử dụng mật gấu để giảm sưng đau là phương pháp tối ưu được áp dụng từ lâu. Tuy nhiên, đa phần chúng ta thường lạm dụng mật gấu như: lượng mật gấu quá đậm đặc, xoa bôi nhiều lần gây kích ứng da… Ngoài ra cần tránh bôi mật gấu vào vết thương hở, trẻ em dưới 1 tuổi vì nó sẽ gây nguy hiểm cho người dùng.

Benh.vn