Cách tính thu nhập tăng thêm cuối năm mới nhất

Hiện nay, thu nhập tăng thêm cuối năm thường được phát sinh trong đối với cán bộ, viên chức, công chức hoặc người lao động. Đây là một trong những chủ trương để hỗ trợ cho các đối tượng đó làm việc tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập,….

Vậy cách tính thu nhập tăng thêm cuối năm, định nghĩa thu nhập tăng thêm cuối năm là gì?, quy định về thu nhập tăng thêm cuối năm đối với công chức, viên chức. Sau đây, mời quý vị tham khảo nội dung bài viết của Công ty Hoàng Phi để hiểu rõ hơn.

Thu nhập tăng thêm cuối năm là gì?

Thu nhập tăng thêm cuối năm là khoản chi trả cho người lao động, cán bộ, viên chức do lợi nhuận sau thuế và phụ thuộc vào quy chế chi tiêu của nội bộ đơn vị, thu nhập này được trích từ quỹ bổ sung thu nhập để đảm bảo bổ sung cho lao động ở năm tiếp theo khi nguồn thu nhập trong năm đó bị giảm.

Quy định về thu nhập tăng thêm cuối năm đối với công chức, viên chức

Như chúng ta được biết tại điểm b, khoản 8, điều 3 thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV về quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước có quy định rằng:

Đối với việc trả thu nhập tăng thêm

– Dựa vào nguồn kinh phí mà được phép chi, ở cơ quan sẽ tiến hành thực hiện chế độ tự chủ để đưa ra quyết định trong phương án chi trả phần thu nhập tăng thêm cho mỗi cán bộ, viên chức, công chức, người lao động. Đảm bảo nguyên tắc đi đôi với hiệu quả, kết quả trong công việc của mỗi người/bộ phận trực thuộc.

– Theo đó dựa vào việc cá nhân hoặc bộ phận mà có thành tích đóng góp có hiệu suất công tác cao, tiết kiệm khoản chi thì chủ thể đó được trả phần thu nhập tăng thêm cao hơn. Theo đó, mức chi trả chi tiết sẽ do Thủ trưởng tại cơ quan có quyết đinh từ sự thống nhất với các tổ chức tại công đoàn cơ quan.

Lưu ý: Mức thu nhập tăng thêm này không được chia thu nhập tăng thêm cào bằng/ chia theo hệ số lương.

Ngay tại khoản 3, điều 5 của thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV.

Đối với khoản tạm chi thu nhập tăng thêm

– Từ dự toán được giao trong thực hiện về chế độ tự chủ với mục đích chi thu nhập tăng thêm.

– Thủ trưởng tại cơ quan sẽ dựa vào kinh phí tiết kiệm được để có thể đưa ra quyết định tạm chi trước cho cán bộ, lao động,công chức về thu nhập tăng thêm. Trong đó mức chi tại mỗi quý không được vượt quá 60% của quỹ tiền lương ngạch, chức vụ, bậc mà quy định của nhà nước đưa ra tại một quý.

– Khi kinh phí thực về tiết kiệm cao hơn thì tại cơ quan tiến hành tiếp tục chi trả khoản thu nhập tăng thêm khi quyết toán ở cơ quan được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt

Nếu khi quyết toán ở cơ quan được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà kinh phí thực về tiết kiệm thấp hơn. Lúc đó, sẽ dựa vào quyết định tại cơ quan có thẩm quyền và theo đề nghị của cơ quan để thực hiện chế độ tự chủ, đồng thời Kho bạc Nhà nước tiến hành thu hồi ( trừ vào kinh phí tiết kiệm của năm tiếp theo tại cơ quan)

Đối với hạch toán kế toán (quy định tại điểm b khoản 4 điều 5 của thông tư số 71/2014/TTLT-BTC-BNV)

– Khoản mà chi trả thu nhập tăng thêm cho công chức, cán bộ được hạch toán tại mục 6400-các khoản thanh toán khác cho cá nhân.

Đối với quỹ bổ sung thu nhập (được quy định tại điểm b, khoản 3, điều 12 của nghị định số 16/2015/NĐ-CP)

– Việc thực hiện chi bổ sung thu nhập đối với người lao động tại đơn vị sẽ được thực hiện theo nguyên tắc gắn với chất lượng, số lượng, hiệu quả công việc. Hệ số thu nhập tăng thêm đối với chức danh lãnh đạo ở đơn vị sự nghiệp công cao nhất bằng 2 lần hệ số thu nhập tăng thêm của bình quân thực hiện tại đơn vị của chính người lao động.

Cách tính thu nhập tăng thêm cuối năm

Cách tính thu nhập tăng thêm cuối năm được quy định tại điểm a,khoản 8, điều 3 thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV về quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước, cụ thể như sau:

– Cách xác định:

Với phạm vi về nguồn kinh phí được tiết kiệm, tại cơ quan sẽ thực hiện về chế độ tự chủ được tính theo hệ số tăng thêm của quỹ tiền lương cao nhất là 1,0 lần so với số tiền lương ngạch, chức vụ, bậc theo quy định. Từ đó, chi trả phần thu nhập tăng thêm cho người lao động, cán bộ, công chức. Như vậy, tiền lương tính trả thu nhập tăng thêm của một năm tính theo công thức:

QTL = Lmin x K1 x K2 x L x 12 tháng

Cụ thể:

QTL: là quỹ về tiền lương, ngạch, chức vụ, bậc tại cơ quan được phép chi trả tăng thêm cao nhất trong năm.

Lmin: Là mức lương cơ sở theo quy định của nhà nước ( có thay đổi, hiện tại mức lương cơ sở là 1 490 000 đồng)

K1: Là hệ số để điều chỉnh tăng thêm thu nhập (hệ số này tối đa là 1,0 lần)

K2: là hệ số lương ngạch, chức vụ, bậc, bình quân tại cơ quan

L: là số lao động có hợp đồng không xác định thời hạn theo quy định về một số chức danh và biên chế được giao do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến cách tính thu nhập tăng thêm cuối năm, thu nhập tăng thêm cuối năm là gì?, quy định về thu nhập tăng thêm cuối năm đối với công chức, viên chức. Mọi thắc mắc liên quan đến bài viết trên vui lòng liên hệ qua tổng đài 1900 6557 để được tư vấn nhanh nhất.

Trân trọng cảm ơn!