Huấn luyện chó hư nghe lời cực hiệu quả với 5 mẹo đơn giản – Fonti

Với sự gia tăng nhanh chóng của nhu cầu nuôi chó cảnh thì những người nuôi cũng gặp không ít rắc rối cùng những câu hỏi hóc búa trong quá trình nuôi dạy “người bạn nhỏ” của mình. Trong đó, làm thế nào để chú chó luôn nghe lời, làm thế nào để chúng không quậy phá và bướng bỉnh nữa chính là một trong những vấn đề nan giải hàng đầu. Vậy nên, hãy cùng Fonti học ngay cách huấn luyện chó hư nghe lời với vài mẹo nhỏ đơn giản mà cực hiệu quả dưới đây nhé!

Có thể bạn quan tâm:

  • Hướng dẫn chọn đồ chơi cho chó gặm
  • Khay vệ sinh cho chó: nên chọn loại nào cho chó cưng nhà bạn?
  • Sân chơi cho chó cưng tại Sài Gòn – bạn đã biết chưa?

Dấu hiệu nhận biết chó hư

Rất nhiều chú chó hư thể hiện bằng hành động rất rõ rệt, chúng có thể cắn phá đồ đạc trong nhà, chúng sủa ầm ĩ, đi vệ sinh không đúng chỗ, chúng không chịu nghe lời bạn gây ra rất nhiều phiền toái cho cuộc sống của bạn. Tuy nhiên ngoài những biểu hiện trên còn có một số dấu hiệu ngấm ngầm mà rất có thể bạn không nhận ra.

Chó gặm, cắn vào tay chủ: điều này rất dễ trở thành thói quen nhưng dù chỉ là cắn yêu bạn cũng đừng để chúng làm vậy. Bởi nếu diễn ra trong một thời gian dài chúng sẽ ngộ nhận rằng địa vị của chúng cao hơn bạn và sau này sẽ không nghe lời bạn nữa. Ngoài ra hành động cọ sát thân mình vào tay chủ cũng có ý nghĩa tương tự.

Chó không có phản ứng gì khi chủ gọi, “chê” đồ ăn, khách vào nhà vẫn sủa mặc cho chủ nhắc nhở, lúc ra ngoài kéo chủ đi theo hướng mình thích hoặc đứng ì một chỗ,… là những biểu hiện của chú chó thích làm theo ý mình, không tôn trọng mệnh lệnh của chủ. Rất có thể chúng đã bị bạn chiều hư, luôn coi mình là trung tâm và thích chứng tỏ quyền lực.

5 mẹo huấn luyện chó hư nghe lời

1. Đặt tên cho chó

Có thể bạn sẽ nghĩ đặt tên cho chó chẳng liên quan gì tới việc huấn luyện chúng, tuy nhiên tư tưởng này hết sức sai lầm. Tên là một phương thức để xác nhận danh tính, và bạn cần cho chúng ghi nhớ cái tên này để trong lúc huấn luyện các mệnh lệnh chó hiểu được bạn đang giao nhiệm vụ cho chúng, hay đơn giản hơn là tập trung lắng nghe khi được gọi tên. Nói tóm lại, đây là nguyên tắc cơ bản trong quá trình huấn luyện chó.

2. Giao tiếp bằng ánh mắt

Giao tiếp ánh mắt là một hình thức biểu lộ cảm xúc chân thật nhất. Các chú chó chưa trải qua huấn luyện thường không chắc có thể hiểu được mong muốn hay các mệnh lệnh mà bạn đưa ra. Lúc này, hãy sử dụng ánh mắt để biểu lộ suy nghĩ, mệnh lệnh của mình. Đặc biệt, trong lúc huấn luyện cần tỏ ra nghiêm khắc để chó biết được bạn đang nghiêm túc trong việc dạy dỗ chúng.

3. Bắt đầu huấn luyện từ khi chó còn nhỏ

Việc huấn luyện chó con cần được bắt đầu ngay khi bé vừa được vài tháng tuổi, cụ thể là từ 3 – 4 tháng. Trong thời gian này bé đã có thể nhận thức và tiếp thu các bài học, mệnh lệnh một cách hiệu quả. Nếu bạn đợi cho tới khi chó lớn hơn thì rất khó để chúng phục tùng vì lúc này chó đã hình thành những thói quen cơ bản.

4. Sử dụng hình phạt kèm khen thưởng

Với những chú chó hư, nên áp dụng hình phạt khi chúng không nghe lời, chẳng hạn như cất các loại đồ chơi, không cho chúng ăn những đồ ăn mà chúng thích, không chơi đùa cùng hoặc nặng hơn có thể phạt nhốt trong thời gian ngắn. Bên cạnh đó, bạn cũng nên khen thưởng khi chú chó của mình hoàn thành tốt nhiệm vụ để chúng nhận thức được mình làm đúng và cố gắng hơn nữa.

5. Tạo cơ hội để cún thể hiện năng lực của mình

Có một số giống chó rất thích thể hiện cá tính của mình và muốn được chủ của mình công nhận năng lực. Với những chú chó này, thay vì áp đặt chúng phải làm gì thì tốt hơn hết bạn nên khéo léo để chúng thực hiện các nhiệm vụ mà chúng có thể chứng tỏ mình. Điều này không những khiến cún nghe lời một cách tự nguyện mà còn giúp bạn tiết kiệm thời gian trong việc huấn luyện chúng.

Hướng dẫn thực hiện một số bài tập đơn giản khi huấn luyện chó tại nhà

1. Huấn luyện chó đi vệ sinh

Một trong những vấn đề đau đầu nhất của người nuôi thú cưng là làm sao để chú chó của mình đi vệ sinh đúng chỗ. Thực chất điều này không quá khó khăn nếu bạn bắt đầu tập cho chúng từ sớm.

Đầu tiên bạn cần xác định chỗ muốn cho chó đi vệ sinh về sau này, dành thời gian quan sát biểu hiện muốn đi vệ sinh của chó. Và khi chúng có dấu hiệu muốn đi vệ sinh thì nên bắt chúng tới chỗ mình muốn. Có thể ban đầu chúng sẽ không chịu và bạn phải cưỡng chế nhưng chỉ cần chịu khó trong vòng 1 tuần là chó sẽ quen.

Đọc thêm: Khi chó đi vệ sinh bậy trong nhà và những điều cần lưu ý

3. Dạy chó nghe lời khi chủ gọi

Ban đầu, bạn nên thực hiện bằng cách dùng đồ ăn ngon để dụ chó chạy đến mỗi khi bạn gọi tên. Nhưng lưu ý không nên lạm dụng mà chỉ áp dụng cho những lần đầu khi chúng chưa quen.

4. Dạy chó đứng lên ngồi xuống

Chọn câu mệnh lệnh tương ứng với hành động, chẳng hạn như “đứng lên” khi muốn chó đứng và “ngồi xuống” khi muốn chúng ngồi. Sau đó, khi hô khẩu hiệu bạn cần làm kèm hành động, cụ thể khi hô ngồi xuống thì dùng tay ấn đầu chó để chúng ngồi và giữ nguyên tư thế trong khoảng 20 – 30s, lặp lại nhiều lần thì chó sẽ quen và thực hiện đúng ý bạn.

Vừa rồi Fonti đã chia sẻ với bạn một số phương pháp để huấn luyện chó hư nghe lời, hy vọng bạn đã có những thông tin hữu ích trong việc nuôi dạy chú chó của mình. Bên cạnh đó, cần nhớ hãy dành cho chó sự kiên nhẫn và tình yêu thương, nếu vậy chúng sẽ là những người bạn tuyệt vời luôn ở bên bạn.