Tính năng mới

Nhiều người nghĩ rằng trẻ nhỏ bị nổi mụn nhọt là do nóng trong người nhưng thực tế, thủ phạm lại chính là vi khuẩn. Nếu chủ quan không điều trị, tình trạng này có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm màng não, viêm phổi, điếc và thậm chí là tử vong.

Làm thế nào để điều trị mụn nhọt cho bé yêu nhằm hạn chế các biến chứng kể trên? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này, những chia sẻ sau của Hello Bacsi chắc chắn sẽ cực kỳ hữu ích cho bạn trong việc tìm ra cách chữa mụn nhọt ở trẻ em hiệu quả.

“Sự thật” về mụn nhọt ở trẻ em

Mụn nhọt ở trẻ em là tình trạng nhiễm trùng ở các nang lông do vi khuẩn gây ra. Ban đầu, nhọt chỉ là một nốt nhỏ trên da nhưng dần dần nó sẽ lớn lên, sưng đỏ và lan rộng, thậm chí có thể sưng tấy sau vài ngày, gây đau đớn, khó chịu. Do phần lớn da được bao bọc bởi các nang lông nên bé có thể bị nổi nhọt ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.

Tuy nhiên, thông thường, mụn nhọt thường thích “cư ngụ” ở những nơi có nhiều lông tóc, mồ hôi hoặc những nơi thường xuyên bị ma sát như trẻ bị mụn nhọt trên đầu, trẻ bị mụn nhọt ở nách, mặt, cổ, vai và thậm chí là bé bị mụn nhọt ở mông.

Khi bé bị mụn nhọt thì vùng da bị nhiễm trùng sẽ sưng đỏ với kích cỡ bằng hạt đậu, gây đau nhức. Vài ngày sau, mụn nhọt sẽ sưng to, xuất hiện mủ màu vàng trắng và đi kèm với các triệu chứng như:

  • Đau khắp cơ thể
  • Mệt mỏi
  • Sốt
  • Da đóng vảy hoặc chảy nước.
Cách chữa mụn nhọt ở trẻ em

Tại sao trẻ bị mụn nhọt?

Trước khi đi vào giải đáp cách chữa mụn nhọt ở trẻ em, các mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân khiến bé bị nổi mụn nhọt. Nếu trẻ có sức đề kháng tốt, vi khuẩn chỉ khu trú trong mụn nhọt. Tuy nhiên, nếu sức đề kháng của trẻ yếu hoặc bị ảnh hưởng do các tác nhân bên ngoài, vi khuẩn sẽ đi vào máu, gây nhiễm trùng huyết. Lúc này, trẻ có thể bị sốt cao trên 39°C. Nếu không được điều trị kịp thời, vi khuẩn có thể đi vào màng não và gây ra các biến chứng như như điếc, viêm màng não, viêm phổi, áp xe phổi…

Làn da là cơ quan lớn nhất của cơ thể với diện tích khoảng 1,8m². Do có bề mặt rộng lớn và là nơi tiếp xúc đầu tiên với môi trường bên ngoài nên da trở thành “địa bàn” lý tưởng để các loại vi khuẩn cư ngụ.

Theo nghiên cứu, trên mỗi centimet da có đến khoảng 1 triệu vi khuẩn sinh sống. Những con vi khuẩn này tập trung chủ yếu ở lớp thượng bì và sống nhờ vào nguồn dinh dưỡng đến từ mồ hôi, bã nhờn và các tế bào da. Khi da bị trầy xước, tổn thương hoặc không được vệ sinh đúng cách, một số loại vi khuẩn gây bệnh sẽ xâm nhập và tạo nên mụn nhọt.

>>> Bạn có thể tham khảo: Trẻ hay lắc đầu liệu có được coi là bình thường không?

Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ cao bị mụn nhọt nếu:

  • Mắc bệnh đái tháo đường
  • Mắc bệnh chàm
  • Suy giảm miễn dịch
  • Thiếu máu hoặc thiếu sắt
  • Bé bị suy dinh dưỡng

Trong trường hợp không có vấn đề gì về sức khỏe kể trên nhưng trẻ vẫn hay bị mụn nhọt, nhiều khả năng là do vấn đề vệ sinh da hàng ngày. Trẻ nhỏ thường rất lười tắm hay trốn tắm, tắm qua loa. Nếu bạn không chú ý thì việc trẻ chạy chơi nhiều, tiết mồ hôi nhiều, lại chưa biết cách giữ vệ sinh, hay nổi rôm sảy, sau đó chà, gãi ngứa bằng móng tay bẩn… đều sẽ là nguyên nhân dễ gây nhiễm trùng, khiến trẻ bị mụn nhọt. Vậy cách chữa mụn nhọt ở trẻ em như thế nào?