Phương pháp nhân giống hồng

Hồng (Diospiros Kaki L.) dễ trồng, không kén đất, khả năng thích ứng rộng, năng suất vừa cao vừa ổn định. Khi chín quả có mầu đỏ đẹp, vị ngọt, không chua, rất hợp với khẩu vị người Việt Nam. Theo đông y, hồng là một loại quả lành vì: độ đường cao, độ chua không đáng kể, người ốm, người già, trẻ em, người đau dạ dày đều có thể ăn được. Quả hồng ngâm rượu là một vị thuốc bổ để chữa suy nhược, tai hồng phơi hoặc sấy khô để chữa ho, nấc, đầy bụng, đái dầm, nước ép quả hồng để chữa bệnh huyết áp cao, giảm đau.

Hồng chủ yếu được trồng ở các tỉnh phía bắc (từ vĩ tuyến 18 trở ra), ở Đà Lạt và các vùng lân cận.

Những giống hồng ngon có tiếng là: hồng Hạc (Việt Trì), hồng không hạt Lạng Sơn (có dạng quả to và quả nhỏ), hồng Thạch Thất (Hà Nội), hồng Tiến, Nghi Xuân, hồng vuông Thạch Hà (Nghệ Tĩnh), hồng Nhân Hậu, hồng Văn Lý, hồng dòn Hải Thịnh, Hải Hậu, Nam Định (Hà Nam Ninh), hồng dẻo, hồng ăn liền ở Đà Lạt v.v…

cay hong

Phương pháp nhân giống hồng chủ yếu hiện nay là giâm rễ và ghép.

Phương pháp gieo hạt ít được áp dụng vì:

Tỷ lệ nảy mầm của hạt rất thấp (sau khi thu quả phải qua một thời gian cất giữ hạt mới nảy mầm).

Cây hồng mọc từ hạt thường ra quả rất muộn (9 – 10 năm sau, có thể đến 15 năm). Khi có quả cây ít giữ nguyên được các đặc tính tốt của cây mẹ.

GIÂM RỄ

Chọn cây hồng có năng suất cao, không có hiện tượng cách năm, quả có phẩm chất tốt, đào lấy những khúc rễ có đường kính từ 1 – 2 cm trở lên, cắt thành từng đoạn dài 20 – 25 cm, bôi vôi vào mặt cắt rồi đem giâm vào vườn ươm. Thời vụ chặt rễ là tháng 12, tháng 1, khi cây đã rụng hết lá, chất dinh dưỡng đang tập trung ở rễ. Sau khi giâm tưới nước giữ ẩm cho rễ. Đến vụ xuân (tháng 2 – 3) trên hom giâm bật mầm và mọc rễ mới. Chú ý bón phân chăm sóc để chồi mầm mọc khỏe sớm đủ tiêu chuẩn cây con đem trồng.

Phương pháp giâm rễ tuy cây giống giữ được những đặc tính tốt của cây mẹ song hệ số nhân thấp.

Nông dân vùng Lý Nhân (Hà Nam Ninh) có cách nhân rễ hồng rất độc đáo: Trên cây hồng tuổi lớn, đào lấy một khúc rễ khá to đem về giâm trong vườn ươm. Tưới nước, chăm sóc cẩn thận, các mầm ngủ trên khúc rễ này bật mầm thành nhiều cây hồng con. Tiếp tục bón phân để những cây này mọc khỏe, đến mùa đông khi cây này ngừng sinh trưởng, moi gốc những thân hồng non, dùng chép xén từng cây con một (để cây nào cũng có mang theo một phần rễ của mình) đem trồng vào vườn ươm, tiếp tục chăm sóc cho đến độ lớn có thể đem trồng vào vườn sản xuất.

Ở khúc rễ cũ sau khi moi đất lấy cây con đi, tiếp tục bón phân chuồng, cho thêm ít đạm để đến mùa xuân năm sau lại mọc lên một số thân mới. Như vậy một đoạn rễ trong vài năm có thể cho vài chục cây hồng giống.

GHÉP

Là phương pháp phổ biến của những nước trổng hổng có truyền thống. Trong kỹ thuật nhân giống bằng phương pháp ghép khâu quan trọng nhất là phái tìm được giống gốc ghép có sức hợp tốt với mắt ghép, có tỷ lệ nảy mầm của hạt cao.

Gốc ghép: Gốc ghép thường dùng ở các nước là Diospiros lotus L. Cây cao có thể đạt 10 m, cành mầu tro có lông, lá nhỏ hơn lá hổng nhà, hình trứng, có lông mịn khi mới ra, lá trưởng thành không có. Trên cây hoa đực và hoa cái cùng tổn tại, hoặc ở khác cây, quá tròn hoặc tròn dài, nhỏ. Khi chín vỏ vàng hay xanh đen, sau khi khử chát có thể ăn được.

Ngoài ra còn dùng các giống hồng rừng, hoặc giống của nó làm gốc ghép cho nó.

Ở nước ta các nhà khoa học đã chọn các dạng quá khác nhau: Quả thuôn, tròn, dài, và vuông của nhóm hổng rấm để làm gốc ghép cho hổng Thạch Thất và hồng Hạc Trì.

Hạt giống gốc ghép được bảo quán và xử lý như sau:

Hạt hồng được xử lý lạnh (cho vào nhiệt độ thấp 0 – 5 0C trong 2 tuần) có tỷ lệ nảy mầm cao hơn đáng kể (hạt mọc 90 – 100%) so với hạt không được xử lý. Thu hoạch quá xong lấy hạt đem gieo ngay thì không mọc, cần được báo quán trong cát ẩm 1 – 2 tháng rồi mới xử lý và gieo.

Thời vụ và phương pháp ghép: Ở miền bắc thời vụ ghép tốt vào tháng 7 và tháng 8. Ở vùng hồng Lý Nhân (Hà Nam Ninh) có thể ghép vào vụ xuân từ cuối tháng 2 đến đầu tháng 3 và vụ thu từ 5/10 đến hết tháng 11.

Dùng phương pháp ghép mắt có gỗ và phương pháp ghép vát cành bên cho kết quá tốt nhất.

Phòng trừ bệnh thối gốc: Trong vườn ươm cây ghép thấy xuất hiện bệnh thối gốc do nấm Fusarium sp. và Rhizoctoni sp. gây ra. Khi cây mới mọc lên khỏi mặt đất trong tháng 1 và tháng 2 có những vết đen tròn hoặc hơi dài trên cổ rễ. Về sau vỏ cổ rễ bị đen và phần gỗ phía trong cũng bị thâm đen. Bệnh phát triển mạnh vào tháng 3 – 4 gây chết hàng loạt trong tháng 5 khi có nắng gắt và độ ẩm không khí thấp.

Cách phòng trừ: Dùng Falizan xử lý hạt (5 kg cho một tấn hạt), kết hợp xử lý đất (15 kg cho một ha) trước khi gieo. Phun định kỳ 10 ngày 1 lần Falizan 0,2 % hay Zinep 1 – 2/1.000 cho cây sau khi ra ngôi từ tháng 3 đến tháng 5 có thể hạn chế tác hại của bệnh.

Có thể tóm tắt quy trình ghép hồng như sau: Gieo hạt hồng rấm dạng quá tròn và quá vuông vào tháng 12, sau khi đã xử lý lạnh. Ra ngôi cây con vào cuối tháng 2 đầu tháng 3. Chăm sóc cây con đảm bảo đường kính thân ở vị trí cách mặt đất 10 cm là 0,8 – 1,0 cm là có thể ghép được.

Cành ghép và mắt ghép lấy từ cây giống tốt. Lấy cành 1 tuổi mọc ra từ mùa xuân. Chọn những cành mọc xiên, cành và mắt đều mập, trên cành chọn những mắt ở đoạn giữa. Dùng phương pháp ghép mắt có gỗ hoặc ghép cành theo kiểu chẻ bên. Dùng dao ghép bằng thép không gỉ, động tác phái nhanh, vì hổng có nhiều tanin để lâu dễ bị oxy hóa, ngăn cán sự tiếp hợp của gốc ghép và cành ghép.

Sau khi ghép 2,5 – 3 tháng, cây con cao khoáng 30 cm là có thể đem đi trồng được. Đánh cây, rễ trần bó trong vái ẩm đem đi trổng khi cây đã rụng hết lá một thời gian (tháng 1 – 2).

Không nên trồng cây con khi đang phát lộc, tỷ lệ sống sẽ rất thấp.