Cách vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh đúng cách – HUGGIES® Việt Nam

Nhà Xinh Plaza mời các bạn xem ngay kiến thức rất hay về Cách vỗ rung đờm cho bé sơ sinh hot nhất hiện nay được quan tâm nhiều nhất, đừng quên chia sẻ kiến thức rất hay qua bài viết này nhé!

Vỗ long đờm hay vỗ rung long đờm là phương pháp thông đờm và thông khí thường được áp dụng cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, có những nguyên tắc và kỹ thuật mà bố mẹ cần đặc biệt lưu ý khi thực hiệu vỗ long đờm cho bé sơ sinh. Cùng Huggies và chuyên gia Nguyễn Phước Mỹ Linh tìm hiểu chi tiết nguyên tắc và cách vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh trong bài viết dưới đây bố mẹ nhé!

Tham khảo: Dấu hiệu sốt xuất huyết ở trẻ em ba mẹ cần lưu ý

Vỗ rung long đờm là gì, khi nào cần áp dụng?

Vỗ rung long đờm là phương pháp vật lý trị liệu hô hấp, ứng dụng trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp do ứ đọng đàm nhớt.

Các mẹ chú ý rằng vật lý trị liệu hô hấp chỉ là phương pháp điều trị hỗ trợ và cần sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ điều trị và điều dưỡng nhé. Bác sĩ sẽ thăm khám trẻ trước để chẩn đoán bệnh và cho chỉ định vật lý trị liệu hô hấp. Chuyên viên vật lý trị liệu lượng giá trẻ trước khi thực hiện thủ thuật, xác định tình trạng tắc nghẽn đàm nhớt do ứ đọng đàm nhớt và đánh giá tình trạng chung của bé để có quyết định và chọn lựa kỹ thuật điều trị. Điều dưỡng sẽ phối hợp hút đàm nhớt với kỹ thuật viên trong quá trình tập.

Tham khảo: Bổ sung DHA cho bà bầu thế nào cho đúng?

Cách vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh tuỳ theo bệnh

Xem thêm:: 8 Cách chế biến ốc móng tay ngon, hấp dẫn

Nguyên tắc của phương pháp vỗ rung long đờm là thông đờm và thông khí. Thông đờm là làm sạch đàm nhớt trong đường thở của trẻ, thông khí là làm cho sự hô hấp hít vào thở ra hiệu quả. Tùy theo từng thể bệnh mà chia làm các bước sau:

1. Cách vỗ long đờm cho trẻ bị viêm hô hấp trên

Đàm nhớt tắc nghẽn vùng mũi họng là chính nên chỉ cần làm 2 bước sau:

  • Kỹ thuật thông mũi họng với nước muối sinh lý
  • Sau đó kích thích ho, khạc đàm để tống hết đàm nhớt ra ngoài.

2. Cách vỗ long đờm cho trẻ bị viêm hô hấp dưới

Viêm hô hấp dưới bao gồm các bệnh viêm phế quản, viêm phổi, viêm tiểu phế quản… Đàm nhớt tắc nghẽn sâu trong phế quản phổi nên cần kỹ thuật chuyên sâu hơn mới tống xuất đàm nhớt ra ngoài. Kỹ thuật viên sẽ thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bao gồm:

  • Thông mũi họng như trên
  • Kỹ thuật giảm thể tích tốc độ chậm
  • Kỹ thuật tăng luồng khí thở ra (chú ý trường hợp viêm tiểu phế quản có ứ khí không làm kỹ thuật này cho trẻ)
  • Kích thích ho, khạc đàm hoặc hút đàm bằng máy hút đàm với sự trợ giúp của điều dưỡng.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh đầy bụng phải làm sao?

Chú ý cần dự phòng oxy, máy hút đàm nhớt để hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân trong lúc làm vật lý trị liệu hô hấp.

3. Cách vỗ long đờm cho trẻ bị xẹp phổi

Xem thêm:: 10 cách chữa lỗi sim không có dịch vụ trên iPhone giỏi như thợ | websosanh.vn

Bệnh nhi bị xẹp phổi cần kỹ thuật phức tạp hơn để làm bung nở phổi bị xẹp ra. Kỹ thuật viên sẽ thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bao gồm các bước:

Thông mũi họng Tư thế thông đàm đặt từ 5-10 phút trước khi thực hiện các kỹ thuật tiếp theo Kỹ thuật giảm thể tích Kỹ thuật tăng luồng khí thở ra Kích thích ho, khạc đàm hoặc hút đàm Chọn lựa cách tập thở tùy theo tình trạng bệnh nhân có hợp tác hay không Tư thế thông khí duy trì 5-10 phút khi kết thúc buổi tập

Chú ý theo dõi sát trẻ không để kỹ thuật này làm xấu đi tình trạng bệnh nhân đang bị xẹp phổi.

Tham khảo: Lấy ráy tai cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Cách vỗ long đờm cho trẻ

Cần lưu ý gì khi vỗ rung long đờm cho trẻ sơ sinh?

  • Thực hiện tốt nhất sau bữa ăn 1-2 giờ. Thực hiện 1-2 lần/ ngày tùy theo tình trạng trẻ ứ đọng đàm nhớt nhiều hay ít.
  • Đối với các trường hợp trẻ yếu, khó có thể chịu đựng toàn bộ buổi tập cùng 1 lúc cũng như trẻ sơ sinh non tháng, nên chia ra nhiều lần tập ngắn trong ngày.
  • Thận trọng đối với trẻ mất phản xạ ho hay phản xạ ho yếu vì nguy cơ nghẹt đàm, nên phối hợp với điều dưỡng hút đàm đồng thời trong quá trình tập.
  • Thận trọng trong trường hợp trẻ có trào ngược dạ dày thực quản, nên tránh thao tác gây tăng áp lực ổ bụng, làm trào ngược vào phổi.
  • Nếu trẻ đang thở oxy, nên tăng lưu lượng oxy trong khi tập và trả lại mức cũ khi bệnh nhân trở về tình trạng ổn định như trước đó.
  • Nếu trẻ thở máy qua nội khí quản, nên phối hợp điều đưỡng bóp bóng khi thực hiện vật lý trị liệu hô hấp.
  • Không dùng thuốc long đàm, loãng đàm trong thời gian áp dụng phương pháp vật lý trị liệu hô hấp này.
  • Trẻ được điều trị vật lý trị liệu liên tục mỗi ngày cho đến khi hết tình trạng tắc nghẽn đàm nhớt. Trẻ hết nghẹt mũi, ho đàm, khò khè, đàm nhớt giảm dần, ăn ngủ dễ hơn.
  • Theo dõi dầu hiệu khó thở trong quá trình thực hiện thủ thuật. Nếu trẻ có khó thở tăng, tím tái cần báo ngay bác sĩ và ngừng vật lý trị liệu kịp thời.
  • Không phải tất cả trẻ mắc bệnh hô hấp đều cần phải tập vật lý trị liệu hô hấp, ngay cả trong nhiều trường hợp trẻ thật sự có đờm. Ví dụ: trẻ hen suyễn, không phải lúc nào cũng nên tập vật lý trị liệu dù cũng là ho có đờm. Đặc biệt cần lưu ý là khi trẻ đang lên cơn suyễn (thường có biểu hiện ho, nặng ngực, khò khè, khó thở) thì không nên tập vật lý trị liệu vì không hiệu quả và có khi lại làm nặng hơn tình trạng khó thở của trẻ. Trẻ viêm thanh khí phế quản khi tập có thể kích thích trẻ khóc nhiều hơn, co thắt thanh môn làm nặng thêm tình trạng suy hô hấp của trẻ.

Tham khảo: Chảy máu cam ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Khi nào không nên vỗ long đờm cho trẻ sơ sinh?

Một số tình huống không được vỗ rung long đờm cho trẻ mà các mẹ cần nhớ:

  • Sốt cao ≥ 39 độ, nên hạ sốt tích cực trước, tránh nguy cơ co giật do sốt cao.
  • Ho ra máu, tràn khí màng phổi chưa dẫn lưu, lao phổi tiến triển vì sẽ làm nặng thêm tình trạng bệnh như chảy máu phổi nhiều hơn, tràn khí nhiều hơn gây suy hô hấp nặng cho trẻ.
  • Trẻ ở giai đoạn đầu phù não, xuất huyết não, có dị dạng mạch máu não vì tăng nguy cơ tổn thương não.
  • Trẻ bị rối loạn đông cầm máu, thiếu máu, tím…

Xem thêm:: Không thể bỏ qua 10+ ảnh đại diện đẹp nhất facebook hay nhất

Tham khảo: Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Bố mẹ có nên tự thực hiện vỗ rung long đờm tại nhà?

Cha mẹ hoàn toàn không nên tự thực hiện kỹ thuật vỗ rung long đờm tại nhà. Phương pháp này chỉ nên thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ và do các kỹ thuật viên được đào tạo chuyên môn sâu.

Tham khảo: Trẻ mấy tháng ăn được sữa chua?

Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu nghẹt đàm ở mũi, ba mẹ có thể làm một số việc để giúp bé mau khỏi bệnh:

  • Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý cho trẻ 4-5 lần/ngày, đặc biệt trước khi cho trẻ ăn hoặc ngủ để trẻ ngủ ngon hơn và ăn dễ hơn. Trước khi nhỏ mũi cho trẻ, cha mẹ nên rửa tay sạch sẽ. Sau khi nhỏ mũi, ba mẹ sẽ dùng dụng cụ hút mũi 2 nòng, 1 nòng ngậm vào miệng ba/ mẹ để hút, nòng con lại đưa vào mũi trẻ để hút sạch đàm nhớt trong mũi ra ngoài. Sau khi dùng, ba mẹ sẽ rửa sạch, luộc sôi dụng cụ hút mũi để diệt khuẩn.
  • Hạn chế việc mẹ dùng miệng hút mũi cho trẻ vì trong khoang miệng của mẹ có nhiều vi khuẩn gây bệnh, chỉ nên dùng trong trường hợp cấp cứu.
  • Chỉ nên dùng khăn giấy sạch sử dụng một lần để hỉ, lau mũi cho trẻ; tránh dùng khăn sữa nhiều lần vì có nhiều nguy cơ lây nhiễm nặng hơn.
  • Cho trẻ uống nhiều nước để đờm loãng ra.
  • Chia nhỏ các bữa ăn để trẻ dễ tiêu và không biếng ăn.
  • Khi ngủ, cho trẻ nằm nghiêng, kê gối cao hơn thông thường, chú ý kê cả đầu và vai lên gối để tránh gập cổ.
  • Khi bị viêm hô hấp, trẻ thường ho hoặc ói, đây là phản xạ tự nhiên để tống xuất các chất lạ ra khỏi đường thở. Khi đó, cha mẹ nên hỗ trợ trẻ xuất đờm bằng cách vỗ lưng trẻ nhẹ nhàng.
  • Tuyệt đối không cho trẻ uống các loại thuốc ức chế cơn ho mà không có chỉ định của bác sĩ vì sẽ khiến đờm đặc quánh lại, độ dính cao và khó tống xuất ra ngoài làm nặng thêm tình trạng tắc đàm.

Tham khảo: Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh

Ngoài ra, nếu mẹ muốn tìm kiếm những thông tin khác thì hãy xem qua chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

Mẹ cũng đừng quên trang bị cho bé Tã sơ sinh Huggies® với thiết kế Bọc Kén Con Tằm độc đáo, cùng chất liệu mềm mại giúp nâng niu bảo vệ da bé từ ngày đầu chào đời.