Phân biệt cãi cùn và cãi lý

Tham khảo:

>>> 90% sinh viên Luật bị nhầm lẫn các thuật ngữ này;

>>> 5 nhầm lẫn cần biết trước khi quyết định chọn nghề Luật sư;

Trong các cuộc tranh luận thì đều có giá trị của nó, để giúp mỗi thành viên trong nhóm tìm ra cách giải quyết vấn đề tốt nhất. Thế nhưng, bên cạnh những cuộc tranh luận văn minh thì luôn có những đối tượng thích “Cãi cùn” hay còn gọi là cãi không có lý mà vẫn cãi để phòng vệ cho bản thân một cách thái quá. Vậy như thế nào là cãi cùn? Và như thế nào là cãi lý?

Mời các bạn cùng tham khảo bài so sánh dưới đây, mong rằng những bạn nào thấy mình có nét tương đồng thì hãy tập cách “cãi lý” chứ đừng có “cãi cùn” nữa nhé! nếu mình còn bỏ sót tiêu chí nào các bạn cùng cho mình thêm ý kiến, mình sẽ bổ sung thêm.

Tiêu chí

Cãi cùn

Cãi lý

Khái niệm

“Cãi cùn” hay còn gọi là cãi không có lý mà vẫn cãi để phòng vệ cho bản thân một cách thái quá.

Cãi lý là việc sử dụng lập luận để biện minh cho niềm tin và đưa ra kết luận với mục đích ảnh hưởng đến suy nghĩ và/hoặc hành động của người khác

Mục đích

Miễn là mình thắng, luôn bác bỏ các ý kiến từ đối phương

Tìm kiếm win win, hai bên cùng có lợi

Động cơ

Bảo vệ quan điểm của mình, mà thường không quan tâm đến quan điểm của người khác

Để mọi người lắng nghe và công nhận quan điểm của mình là đúng

Thái độ

Thường sẽ nôn nóng, nghe chưa kịp hiểu đã phản biện lại ngay

Có thái độ điềm tĩnh, lắng nghe ý kiến từ người khác và có ngay lập luận để phản biện trên sự tôn trọng lẫn nhau.

Sự chuẩn bị

Thích thì nói, thường không có sự chuẩn bị

Có sự chuẩn bị kĩ càng các luận điểm, luận cứ và phản biện một cách thuyết phục

Hậu quả

Tạo cảm giác khó chịu cho người nghe, khi thấy đối phương cãi cùn mà có góp ý đối phương cũng không hiểu.

Tạo cho người nghe có cảm giác hài lòng và thuyết phục.

Kết quả

Quan điểm đưa ra không được số đông tán thành và thường bị tự ái cao.

Quan điểm đưa ra được số đông tán thành và làm theo. Thường sẽ hài lòng với kết quả của mình.