Cầm xe không có giấy tờ có được không? Cầm ở đâu giá cao?

Xe không giấy tờ có cầm đồ được không? Và pháp luật Việt nam quy định vấn đề này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé!

  • Top 5 dịch vụ cầm giấy đăng ký xe máy (cavet xe) uy tín nhất
  • Top 5 đơn vị hỗ trợ cầm xe máy online, giá cao, uy tín nhất

Hiện nay, có rất nhiều trường hợp đơn vị, cá nhân cầm đồ bất chấp pháp luật Việt Nam nhận cầm các loại xe ô tô, xe máy không giấy tờ, không có nguồn gốc không rõ ràng?

Vậy cầm xe không giấy tờ được không? Và pháp luật Việt nam quy định vấn đề này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây nhé!

Thế nào là xe không giấy tờ?

Xe ô tô, xe máy không giấy tờ là những chiếc xe không có bất kỳ giấy tờ nào như giấy đăng ký xe, giấy mua bán cho tặng…

Xe không giấy tờ thường thuộc một trong số các trường hợp sau :

  • Xe chính chủ nhưng bị mất/thất lạc cà vẹt xe (chưa đi làm lại).
  • Xe chính chủ để quên cà vẹt xe ở dưới quê.
  • Xe không chính chủ mua bán giấy tay từ người này qua người khác không có cà vẹt (thường trong giới cầm xe gọi là xe mẹ bồng con).
  • Xe mua bán giấy tay có cà vẹt, giấy mua bán, nhưng chưa đi đăng ký sang tên.
  • Xe gian, xe ăn cắp, xe campuchia (xe miên).
Dịch vụ cầm xe không giấy tờ đang nở rộ hiện nay
Dịch vụ cầm xe không giấy tờ đang nở rộ hiện nay

Cầm xe không giấy tờ được không?

Pháp luật Việt Nam quy định như sau:

Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ”.

Như vậy, bên giao tài sản tức là bên cầm cố phải giao tài sản thuộc sở hữu của mình cho bên nhận cầm cố để bào đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.

Tại điểm D Khoản 2 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau: “Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nhận cầm cố tài sản mà theo quy định tài sản đó phải có giấy tờ sở hữu nhưng không có các loại giấy tờ đó”.

Như vậy, người nhận cầm cố chiếc xe máy, xe ô tô mà không có giấy đăng ký xe là vi phạm quy định pháp luật.

Ngoài ra, Điều 166 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền đòi lại tài sản như sau: “Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật”.

Trường hợp có dấu hiệu của tội làm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, người này còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 175 – BLHS 2015:

Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

Như vậy, người mang tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình đem đi cầm cố có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Có thể thấy, cầm xe không giấy tờ là hành vi Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm, người đi cầm và đơn vị nhận cầm đồ đều có thể bị phạt.

Tuy nhiên, vẫn có một số đơn vị, cá nhân bất chấp quy định Pháp luật và vẫn nhận cầm đồ xe không giấy tờ.

Cầm xe không giấy tờ là hành vi Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm
Cầm xe không giấy tờ là hành vi Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm

Cầm xe không giấy tờ ở đâu giá cao?

Như đã nói, chỉ có các cửa hàng cầm đồ chui, không có giấy phép mới cầm đồ xe máy, xe ô tô không giấy tờ và hình thức cầm đồ này tồn tại khá nhiều rủi ro như lãi suất cao, mất xe,…

Chính vì vậy, tốt nhất bạn không nên lựa chọn hình thức cầm đồ này. Trường hợp xe bị mất giấy tờ bạn nên nhanh chóng đi đăng ký làm lại giấy tờ xe để đảm bảo khi tham gia giao thông không bị phạt cũng như tránh tình trạng trộm cắp xe. Sau khi đã làm lại giấy tờ xe bạn có thể mang xe tới những địa chỉ uy tín để cầm đồ, ví dụ như F88, Vietmoney, Tima…

Như vậy, xe máy hay xe ô tô không giấy tờ khi cầm cố là tài sản không hợp pháp nên không được phép mang đi cầm cố. Nếu cố tình mang đi cầm cố tài sản này thì cả người cầm cố và người nhận cầm cố đều có thể bị phạt tiền và bị truy cứu trách nhiệm hình sự.