Chảo chống dính bị tróc thì liệu có nên tiếp tục sử dụng hay không?

Nhiều người dùng khi thấy chiếc chảo chống dính của nhà mình bị tróc thì thường sẽ mặc kệ tình trạng đó để sử dụng chảo tiếp. Vậy việc này có gây ảnh hưởng xấu gì đến sức khỏe của bạn không?

Thông thường, việc trầy xước chảo chống dính khi nấu nướng tại gia là một điều khó mà tránh khỏi, và một số người chọn cách làm ngơ nó đi. Liệu việc tiếp tục sử dụng chiếc chảo này có an toàn cho sức khỏe của bạn không?

Việc sử dụng những chiếc chảo trầy xước có gây hại cho sức khỏe bạn hay không?Việc sử dụng những chiếc chảo trầy xước có gây hại cho sức khỏe bạn hay không?

Liệu có an toàn khi bạn sử dụng chảo chống dính bị tróc không?

Các nhà sản xuất thông thường sẽ phủ một lớp teflon lên bề mặt của chào để giúp nó không dính với thức ăn khi chế biến. Về bản chất, teflon là một hợp chất polyme hữu cơ có khả năng chịu nhiệt tốt. Theo giáo sư Phạm Văn Khôi thuộc Viện Hóa học Việt Nam xác nhận, đây là hợp chất mà cơ thể mình khó hấp thu, thế nên nó sẽ bị thải ra ngoài. Bạn không cần lo lắng về việc ăn phải chúng.

Điều này có nghĩa, nếu như chiếc chảo chống dính nhà bạn bị tróc, việc sử dụng chúng sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ như bạn nghĩ. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng với các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Những chiếc chảo hiện nay sẽ không gây độc hại cho bạn khi sử dụngNhững chiếc chảo hiện nay sẽ không gây độc hại cho bạn khi sử dụng

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý yếu tố này khi sử dụng chảo chống dính. Theo một bài nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí khoa học Comparative Medicine năm 2012, khi ta sử dụng nhiệt trên 300 độ C, lớp teflon này sẽ có khả năng phân rã ra, và khi này nó có thể thải ra các khí độc ra ngoài không khí.

Khi hít thở phải chúng thì chúng ta sẽ có một số biểu hiện như sốt, đau đầu hay đau nhức cơ thể. Tuy nhiên nghiên cứu này được thực hiện trong vòng ít nhất bốn giờ ở nhiệt độ 390 độ C, thế nên việc kiểm soát nhiệt độ và thời gian nấu chảo sẽ giúp bạn hạn chế được tác động này.

Việc nấu ở thời gian lâu ở nhiệt độ cao có thể khiến gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạnViệc nấu ở thời gian lâu ở nhiệt độ cao có thể khiến gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn

Một số lưu ý khi dùng chảo chống dính

Nếu bạn luôn chấp hành theo những khuyến cáo của nhà sản xuất trên giấy hướng dẫn sử dụng thì việc sử dụng chảo chống dính sẽ trở nên vô cùng an toàn, đơn giản và tiện lợi.

Bạn hoàn toàn có thể giảm thiểu các rủi ro khi nấu ăn bằng cách thực hiện những điều sau:

– Việc làm nóng với một chiếc chảo trống bởi nó có thể tạo điều kiện cho chảo đạt được nhiệt độ cao một cách nhanh chóng, và việc này sẽ làm tăng nguy cơ thải ra các khí độc từ teflon. Hãy đảm bảo rằng luôn có thức ăn hoặc chất lỏng gì đó trên chảo.

Hạn chế nấu các món cần các nấu ở nhiệt độ cao như nướng vì nó tạo điều kiện cho teflon có thể phân huỷ.

Sử dụng quạt thông gió hoặc mở cửa sổ ra để có thể thoát tất cả khói khi nấu ăn ra ngoài.

Đừng bao giờ sử dụng các vật dụng nhọn bằng kim loại để tương tác với chảo, thay vào đó dùng các dụng cụ từ gỗ, silicon để chảo có thể sử dụng được lâu hơn

Chỉ nên sử dụng các miếng bọt mềm để tẩy rửa chảo thay vì sử dụng các miếng kim loại để cọ xát chảo.

– Bạn nên thay thế chảo mới nếu như chiếc chảo cũ của nhà bạn đã bị trầy xước quá nhiều bởi nó sẽ làm giảm hiệu quả chống dính cũng như giảm trường hợp các mảnh vỡ nhỏ từ lớp chống dính rơi vào đồ ăn của bạn.

Bạn nên thay chảo nếu như chảo nhà bạn đã bị trầy xước quáBạn nên thay chảo nếu như chảo nhà bạn đã bị trầy xước quá

Đối với những chiếc chảo được sản xuất gần đây, việc sử dụng chúng khi chúng bị xước sẽ không gây hại như bạn nghĩ. Tuy nhiên, nó chỉ không độc cho cơ thể bạn nếu như chúng có nguồn gốc rõ ràng, cũng như là bạn nên thay một chiếc chảo mới khi nó bị trầy xước nặng để đảm bảo tính chống dính nấu nướng.

Đón xem nhiều mẹo hay tại chuyên mục Mẹo vặt cuộc sống.

Xem thêm:

>> Bí quyết bảo quản chảo chống dính hiệu quả

>> Bạn đã biết sử dụng chảo chống dính đúng cách chưa?

>> Chia sẻ một số kinh nghiệm chọn mua chảo chống dính tốt, bền

Chọn mua chảo chống dính tại Bách hoá XANH:

Tham khảo: Mashed, Zing News, Healthline

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH