Uống máu kinh nguyệt có sao không? | TCI Hospital

Uống máu kinh nguyệt có sao không? Một thắc mắc nghe rất lạ lùng nhưng lại được nhiều người tìm kiếm, đặc biệt là những người “yêu” bằng miệng khi bạn gái đang trong kỳ đèn đỏ. Uống máu kinh nguyệt có sao không?

Máu kinh nguyệt là gì?

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ máu kinh nguyệt là gì. Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu âm đạo ở phụ nữ tuổi trưởng thành, thường xảy ra mỗi tháng một lần.

Ở độ tuổi sinh sản, mỗi tháng, buồng trứng của chị em sẽ phóng thích 1 (hoặc vài) trứng để được thụ tinh. Trong thời kỳ trứng rụng, niêm mạc tử cung sẽ dày lên để chuẩn bị cho trứng đã thụ tinh làm tổ. Nhưng nếu trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc này sẽ bong ra và bị đào thải ra ngoài. Khi đó, chị em sẽ trải qua giai đoạn hành kinh.

Máu kinh nguyệt là chất dịch màu đỏ chứa máu và niêm mạc tử cung bị bong ra. Ngoài ra còn có các tế bào cổ tử cung và âm đạo. Về bản chất thì máu kinh nguyệt không giống với máu bình thường trong cơ thể.

Uống máu kinh nguyệt có sao không?

Theo các chuyên gia, việc uống máu kinh nguyệt có thể gây ra một số rủi ro về sức khỏe bởi bạn không chỉ tiếp xúc với một dạng chất lỏng mà đó còn có cả máu của người khác. Máu kinh nguyệt khác biệt với bất cứ thứ dịch nào tiết ra từ âm đạo. Nó không chỉ chứa máu mà còn chứa dịch tiết, chất nhầy cổ tử cung và mô tử cung. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và các bệnh sinh ra từ máu như HIV. Chỉ cần bạn tình không bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục thì việc nuốt phải máu kinh nguyệt khá an toàn.

Rủi ro sức khỏe khi nuốt phải máu kinh nguyệt do quan hệ tình dục bằng miệng mà không được bảo vệ là rất cao. Bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như: Chlamydia, virus Cytomegalovirus (CMV), bệnh lậu, viêm gan, bị herpes ở miệng, HIV, giang mai.

Quan hệ bằng miệng mà không được bảo vệ với bạn tình là nữ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục thấp hơn so với bạn tình là nam. Nhưng một khi bạn vô tình nuốt phải máu kinh nguyệt của cô ấy, bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, đặc biệt là viêm gan C, D. Trong thực tế, bất cứ ai trong chúng ta cũng có nguy cơ mắc viêm gan C hoặc D khi nuốt phải máu của người bệnh. Nuốt máu khiến một người có nguy cơ nhiễm bệnh và khó chữa khỏi cao hơn. Vì vậy, bạn cần cân nhắc khi muốn “yêu” bằng miệng trong kỳ đèn đỏ của bạn tình. Nguyên nhân chậm kinh 1 tháng

Việc quan hệ bằng miệng và chẳng may nuốt phải một chút kinh nguyệt sẽ không gây hại. Nhưng nếu như bạn thực sự “uống” một cốc máu kinh nguyệt thì bạn có thể bị bệnh nặng bởi trong đó có rất nhiều sắt, cơ thể người sẽ gặp khó khăn khi đào thải sắt dư thừa.

Tại một số quốc gia, người ta quan niệm rằng máu kinh nguyệt và máu cuống rốn có chứa tế bào gốc có tác dụng ngăn ngừa ung thư và chống lão hóa. Tuy nhiên, trước nguy cơ nhiễm bệnh cao như đã nói ở trên, các bạn cũng không nên cố gắng thử “tác dụng” của máu kinh nguyệt bởi điều này không được khoa học khuyến khích.

Trên đây là một số thông tin về máu kinh nguyệt và đáp án cho câu hỏi uống máu kinh nguyệt có sao không. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc nào về vấn đề thai sản, sức khỏe sinh sản, xin vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900 55 88 96 của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được tư vấn.

Tin liên quan

  • Cách làm chậm kinh nguyệt 1 tuần
  • Chậm kinh nguyệt 15 ngày có phải đã mang thai
  • Nguyên nhân bị rối loạn kinh nguyệt là do đâu

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc