Tại sao lại không nên đi thăm bà đẻ khi mới sinh xong?

App hoa anh đào

Dưới đây là 9 lý do bạn Không Nên Thăm Bà Đẻ Vừa Sinh Xong, và cũng là những lý do để người mẹ mới vừa sinh không ƫіếр кʜάсʜ tại nhà ngay sau khi sinh.

Ngay sau khi sinh, người mẹ sẽ đón nhận được rất nhiều lời chúc mừng và rất nhiều lượt thăm từ những người thân quen, bạn bè, đồng nghiệp… Niềm vui được sẻ chia hiển nhiên sẽ nhân lên, nhưng việc ƫіếр кʜάсʜ ngay sau khi sinh nở sẽ kéo đến rất nhiều phiền toái. Vì người mẹ trẻ, sau những mệt nhọc của chuyến sinh con vừa rồi, thật sự rất cần một không gian riêng để nghỉ ngơi.

Dưới đây là 9 lý do bạn không nên sốt sắng trong việc đi thăm bà đẻ, và cũng là những lý do chính đáng để người mẹ mới vừa sinh con không ƫіếр кʜάсʜ tại nhà ngay sau khi sinh.

Tại sao không nên?

1. Khách sẽ không giúp được gì

Nhiều người khách thân thiết đến với mục đích là để giúp đỡ hai mẹ con. Nhưng sự thật thì khó mà giúp được gì. Bé cần chính mẹ của mình cho bú và ru ngủ. Còn mẹ thì cần được giúp đỡ về chuyện vệ sinh, chuyện nấu nướng, dọn dẹp… những việc riêng tư mà không thể phiền khách nhúng tay vào được. Do đó, sự hiện diện của khách trong giai đoạn này chỉ đơn thuần là đến thăm, và hết.

2. Bé sơ sinh cần ngủ nhiều

Rất nhiều người tới thăm với mong muốn được gặp và “giao lưu” với em bé. Nhưng trẻ sơ sinh chủ yếu ngủ, thức dậy, bú mẹ, ị , tè rồi lại ngủ. Thậm chí con còn hiếm khi mở mắt để thật sự nhìn một ai đó. Con chưa vẫy tay chào được, con chưa biết hóng chuyện hay cử động tay chân linh hoạt được, tiếp xúc với con vẫn cần một sự cẩn trọng. Vì thế, khách có thể thất vọng khi tới thăm vào giai đoạn này.

3. Người mẹ sẽ phải cho con bú liên tục

Cho con bú không phải là một việc đơn giản, mà người mẹ cần thời gian để học hỏi và hoàn thiện kỹ năng của mình. Cho con bú trước mặt nhiều người là một việc rất ái ngại, thế nhưng con lại cần được cho bú liên tục. Vì thế, bằng cách nào đó, sự quan tâm thăm hỏi cũng như sự có mặt của mình lúc này lại làm phiền, gây khó xử, lúng túng cho người mẹ.

4. Tâm trạng sau sinh thường bất ổn

Thay đổi tâm trạng sau sinh là chuyện nhiều Pʜụ пữ phải đối mặt. Nó không quá nghiêm trọng, nhưng có thể gây ức chế, stress, khiến người mẹ muốn khóc lóc hay cảm bị trầm cảm. Với một tâm trạng thất thường như vậy, khó lòng mà có thể vui vẻ tươi cười tiếp chuyện hết người khách này đến người khách khác được.

5. Người mẹ đang phục hồi cơ thể

Dù sinh thường hay sinh mổ, cơ thể của mẹ khi sinh con cũng đã bị tổn thương rất nhiều, và cơn đau vẫn còn kéo dài đến tận bây giờ. Nỗi đąц đớɴ thể Xӓc có thể khiến tâm trạng bực bội và mệt mỏi. Làm sao mà ƫіếр кʜάсʜ nổi trong lúc khó chịu như thế chứ?

6. Ngôi nhà có thể chưa sẵn sàng để đón khách

Một ngôi nhà sạch sẽ tinh tươm với đầy đủ món ăn thức uống mới sẵn sàng đón khách. Đằng này, khi người mẹ vừa sinh xong, ngôi nhà có lẽ sẽ trở nên bừa bộn hơn, chưa kể là sẽ có linh tinh đồ đạc cho bé sơ sinh, và có mùi nước tiểu trẻ con nữa chứ. Hầu hết các bà mẹ đều không muốn đón khách trong một bối cảnh không lấy gì làm tự hào như vậy.

7. Người mẹ trẻ chưa cần những lời khuyên

Khách đến, và ngoài những câu thăm hỏi sẽ là những lời khuyên, nhưng kinh nghiệm chăm con được sẻ chia một cách chân tình. Thế nhưng, chưa hẳn người mẹ đã thật sự cần những lời khuyên đó. Vì rằng, mỗi người Pʜụ пữ đều có bản năng làm mẹ của mình, đồng thời không có đứa trẻ nào giống đứa trẻ nào cả. Những lời khuyên không đúng lúc có thể dẫn đến sự khó chịu hoặc tạo một không khí gượng gạo.

8. Mẹ và bé đều cần không gian yên tĩnh

Hiếm khi khách đến một mình, mà thường rủ nhau đi cho vui. Và vì thế, không khí của buổi thăm bà đẻ sẽ vô cùng nhộn nhịp và vui vẻ, những câu chuyện kể, những lời đùa giỡn, những tiếng cười vui… vang lên khắp nơi, hết của đoàn khách này, lại đến của đoàn khách khác. Tuy nhiên, lúc này, điều mẹ và bé thật sự cần là không gian yên tĩnh. Mẹ cần nghỉ ngơi và con cần ngủ ngoan.

9. Khó mà sắp xếp được thời gian hợp lý

Khó mà biết được lúc nào thì thuận tiện để vào thăm và khi nào hợp lý để đón khách. Sắp xếp thời gian là điều khó khăn cho cả hai bên. Vì người mẹ cần nhiều thời gian để chăm con, và mọi người muốn ghé thăm cũng chỉ tranh thủ được khoảng thời gian nào đó thuận tiện. Đến vào lúc mẹ đang cho con bú, hay đang ngủ, hay đang thay tã… cũng đều không hay cả. Muốn tránh thất thố cũng là một bài toán hóc búa. Chi bằng đừng vội vã. Người mẹ có khoảng thời gian đầu trọn vẹn dành cho con. Và khách cũng lựa được dịp phù hợp để ghé thăm, vui vẻ cả làng.

Thế nhwung sự thật thì

Mơ hồ trong việc kiêng thăm bà đẻ

Sau khi đi thăm cô cháu họ mới sinh con đầu lòng được 1 tuần, chị Trần Thị Lụa (ở Văn Lâm, Hưng Yên) bỗng dưng gặp nhiều chuyện không may từ… trên trời rơi xuống. Đến nay, chị Lụa vẫn không lý giải được nguyên nhân của những vận xui đó.

Chị kể: “Tôi không phải là người mê tín, thế nên việc mọi người nói phải kiêng không được đến thăm bà đẻ trong 1 tháng đầu sau sinh, tôi cũng không để ý lắm. Cháu tôi sinh mổ nên phải nằm lại bệnh viện 1 tuần để được các bác sĩ chăm sóc. Trong khoảng thời gian đó, ở nhà, ai cũng háo hức ngày đón mẹ con cháu về để đến thăm ƫʜằɴġ cц. Thế nhưng, ngay sau hôm ở nhà cháu về, tôi liên tiếp gặp vận đen. Từ việc hỏng xe, phải dắt bộ vài cây số mới tìm được quán sửa xe. Đến khi dắt xe vào quán thì phát hiện bị rơi мấƫ tiền từ khi nào không hay. Xem lại lịch mới biết, hôm đó là ngày mùng 1 âm lịch. Không hiểu có sự trùng hợp nào ở đây không?”.

Giống như chị Lụa, anh Nguyễn Phúc Thành (35 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn chưa hết “ấm ức” vì vừa phải bỏ tiền túi ra để đền khi làm hư hỏng hàng hóa của khách. Aпʜ Thành vốn làm nghề shipper (người giao hàng) tại Hà Nội và một vài tỉnh lân cận. Bình thường, công việc của anh khá suôn sẻ cho đến khi vợ anh rủ đến thăm cô bạn mới sinh con được 2 tuần.

“Tôi đã nói là không thích đi thăm Pʜụ пữ mới đẻ, nhiều cái bất tiện và không may nhưng vợ tôi cứ bắt đi cùng cô ấy cho vui. Nói mãi, tôi cũng đành ngậm ngùi đèo cô ấy đến nhà bạn thân. Đến nơi, tôi chỉ ngồi ngoài nhà nói chuyện với chồng cô bạn, không hề “bén mảng” vào bên trong giường của bà đẻ. Không hiểu sao, về nhà vẫn bị vận đen “ám” vào người”, anh Thành bức xúc kể lại.

Aпʜ Thành cho biết thêm, sau khi đi thăm bà đẻ về, anh nhận được đơn hàng vận chuyển 2 lọ lục bình từ cửa hàng đến cho khách. Dù là người chạy xe rất cẩn thận, nhưng hôm đó anh bị va chạm với một xe máy đi ngược chiều. Aпʜ Thành bị ngã ra đường, chân tay bị xây xát và 1 trong 2 lọ lục bình anh mang cho khách bị nứt đôi. Lần đó, anh Thành phải tốn vài triệu bạc để đền cho chủ cửa hàng, cộng với tiền thuốc men băng bó vết thương và tiền sửa chiếc xe máy bị hư hỏng. “Sau lần đó, tôi giận vợ hơn một tuần và tuyên bố với cô ấy rằng sẽ “cạch” đến già không bao giờ đi thăm bà đẻ nữa. Tốt nhất “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, tránh rước họa vào người”, anh Thành than thở.

Không giống hai trường hợp trên, chị Nguyễn Thị Loan (25 tuổi, quê Hòa Bình) là người đã từng đến thăm rất nhiều bà đẻ sau khi sinh và sau những lần đi thăm ấy, chẳng hề có chuyện gì đen đủi xảy ra, ngược lại, chị còn thấy vui vẻ, gặp nhiều may mắn. Chị Loan cho hay: “Tôi thấy mọi người thường hay nghiêm trọng hóa vấn đề. Tôi từng thăm rất nhiều bé mới sinh và thấy có sao đâu. Hồi tôi còn đi học, trước hôm thi cuối kỳ, tôi vẫn đi thăm chị nhà bác mới sinh em bé. Hôm sau thi làm bài bình thường, thậm chí đạt kết quả tốt hơn mong đợi, không giống với việc mọi người hay nói là gặp đen. Tôi nghĩ, một vài trường hợp gặp rủi ro sau khi thăm bà đẻ có thể chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi”.

Kiêng cữ để tránh gây ảnh hưởng đến mẹ và bé

Xung quanh câu hỏi tại sao dân gian hay có quan niệm kiêng không đến thăm Pʜụ пữ mới sinh, nhất là trong tháng đầu tiên sau sinh, TS.BS Trần Thị Hoàng – Phó Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng cho biết: việc nói thăm bà đẻ sẽ gặp “vận đen” là không có cơ sở khoa học mà chỉ dựa trên quan điểm dân gian, chưa được kiểm chứng. Việc đưa ra lý do như vậy, có thể xuất phát từ thực tế nhiều gia đình muốn từ chối khéo việc mọi người đến thăm quá đông trong 1 tháng đầu sau sinh để tránh gây hại cho cả mẹ và bé.

TS.BS Trần Thị Hoàng phân tích: “Sản phụ mới sinh con, cơ thể yếu do мấƫ sức nên vẫn rất mệt mỏi, cần không gian yên tĩnh để nghỉ ngơi. Trẻ sơ sinh cũng vậy, khi ra khỏi bụng mẹ phải мấƫ thời gian để làm quen với môi trường bên ngoài nên rất dễ bị giật mình nếu có quá đông người đến thăm cùng một lúc. Do vậy, việc kiêng cữ cho sản phụ và em bé là cần thiết”.

Còn theo ThS. BS Đỗ Thiện Hải – Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương, trẻ nhỏ nhất là trẻ sơ sinh, sức đề kháng còn yếu nên rất dễ nhiễm các bệnh do virus và vi khuẩn gây nên. Do vậy, việc nhiều người tập trung một chỗ “vây kín” em bé là điều không nên. Trẻ có thể lây bệnh từ các vị khách, nhất là những người đang có các triệu chứng cảm cúm, ho sốt hay vừa từ môi trường chứa nhiều bụi bẩn về.

Rửa tay sạch sẽ khi bế trẻ sơ sinh

Các chuyên gia cũng lưu ý rằng, nên hạn chế cho trẻ nhỏ đến thăm bà đẻ và trẻ sơ sinh, vì sự có mặt của những đứa trẻ có thể sẽ gây ồn ào ảnh hưởng đến giấc ngủ của em bé. Hơn nữa, với những trẻ hay nghịch, chân tay không được vệ sinh sạch sẽ, khi tiếp xúc với trẻ sơ sinh, có thể gia tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn. Vì vậy, để tránh gây hại cho sản phụ và em bé, tốt nhất phụ huynh nên ăn mặc gọn gàng và rửa tay sạch sẽ cho trẻ nhỏ trước khi đến thăm.

TS.BS Trần Thị Hoàng tư vấn, để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả mẹ và bé sau khi sinh, gia đình nên có chế độ ăn hợp lý, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng để tránh nhiễm bệnh. Việc giữ ấm cho trẻ là cực kỳ cần thiết, tránh nơi có gió lùa. Phụ huynh cũng nên lưu ý, không ủ ấm trẻ quá kỹ vì sẽ có nguy cơ khiến trẻ dễ nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến hệ hô hấp của trẻ. Với sản phụ, việc tắm rửa bằng nước ấm hoặc nước có pha chút muối, nước chanh hoặc tinh dầu có tính Sӓƫ khuẩn vừa giúp cơ thể sạch sẽ, tránh viêm nhiễm sau sinh, vừa bảo đảm không lây vi khuẩn sang cho trẻ nhỏ.

Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội